Ở bên ngoài đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản trong một thời gian nhất định, sản xuất ra một loại hàng hoá hay hoàn thành một số công việc thì được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền lương. Nhưng vấn đề đặt ra là: “Giả sử nhà tư bản thuê công nhân ,trả đủ giá trị sức lao động thì công nhân có bị bóc lột hay không?”. Đây thực sự là một vấn đề lớn mà chắc nhiều người công nhân chưa hiểu rõ về nó.
I. Những cơ sở lý luận cơ bản về tiền lương:
Trong xã hội tư bản ,người công nhân làm thuê cho chủ tư bản và được chủ tư bản trả cho một số tiền. Hiện tượng đó làm cho người ta nhầm tưởng đó là giá cả của lao động. Sự thật thì tiền công không phải là giá cả của lao động vì lao động không phải là hàng hoá. Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước phải được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để lao động vật hoá được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất ra chứ không bán lao động.
Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới mâu thuẫn: nếu lao động là hàng hoá thì theo quy luật giá trị hàng hoá được trao đổi ngang giá nếu như vậy thì nhà tư bản sẽ không thu được giá trị thặng dư. Điều này phủ nhận quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Bởi tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Theo C.Mác “lao động là nguồn gốc của mọi giá trị” và “tư bản là một lượng lao động được dự trữ”. Còn nếu “hàng hoá lao động” được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho người tư bản thì lại phủ nhận quy luật giá trị. Và nếu lao động là hàng hoá thì lao động cũng phải có giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị. Vì thế lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho tư bản chính là sức lao động. Do đó tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả sức lao động nhưng lại được biểu hiện bên ngoài thành giá trị hay giá cả của lao độn .
Vậy thì tại sao ta lại khẳng định “dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động thì người công nhân vẫn bị bóc lột”? Như chúng ta đã biết người công nhân vì không có tài sản nên chỉ có một thứ hàng hoá để bán để duy trì cuộc sống đó là sức lao động của chính mình. Chủ tư bản đã tìm thấy hàng hoá này trên thị trường và mua nó với giá rẻ mạt. Vì vậy giá trị thực của sức lao động không đúng theo số tiền lương mà nhà tư bản đã trả cho công nhân. Đây mới chỉ là nguyên nhân bên ngoài, để hiểu rõ hơn về thực chất của vấn đề chúng ta đi tìm hiểu từng chi tiết, từng ngóc nghách của vấn đề bởi nó là nguồn gốc, là nền tảng cho cơ sở lí luận.
1. Hàng hoá sức lao động:
Chúng ta đều biết trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hoá nó chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện nhất định. Thứ nhất người lao động phải được tự do về thân thể. Thứ hai người lao động phải là người không có tư liệu sản xuất, chỉ trong điều kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình vì họ không còn cách nào khác để sinh sống. Chính vì điều này mà nhà tư bản đã dựa vào đó để mua hàng hoá sức lao động với giá rẻ mạt không xứng đáng với những gì mà người lao động đã bỏ ra. Người công nhân được trả 4 xu do làm việc 6 giờ, nhưng đã bị bắt buộc lao động trong 10 giờ, số 4 giờ dư bị nhà tư bản ăn chặn. Sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản.
Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng nó khác với các loại hàng hoá khác ở chỗ:
Giá trị sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Giá trị hàng hoá bao gồm những yếu tố sau hợp thành. Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống công nhân mà theo C.Mác “ẩn nấp dưới sự phát triển của ý thức đó là các con người trước tiên cần tới đồ ăn và nước uống, quần áo và nơi trú ẩn trước khi quan tâm tới chính trị, khoa học, nghệ thuật tôn giáo”. Hai là, chi phí đào tạo công nhân. Ba là, những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái họ.
Giá trị sử dụng là quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn chính là giá trị thặng dư bị nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây là chìa khoá để giải thích công thức chung của chủ nghĩa tư bản:
T – H – T’ trong đó T’ = rT + T = T + m
m: là giá trị thặng dư bị nhà tư bản chiếm không
rT :là số tiền dôi ra
2. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản:
Mục đích của sản xuất tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất ra giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản sẽ mua nên người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của chủ nghĩa tư bản và sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của công nhân. Bản chất bóc lột của công nhân được vạch ra rõ ràng.
Ngày nay, cùng với việc phát triển của khoa học kỉ thuật, nền kinh tế tri thức đóng vai trò chủ đạo. Chủ tư bản tuy có điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi, mà ngày càng phát triển ở trình độ cao hơn, tinh vi hơn. Với sự phát triển của công ty cổ phần mà trong đó người công nhân vẫn có cổ phiếu và trở thành cổ đông, đã xuất hiện quan điểm cho rằng, không còn tồn tại giá trị thặng dư, chủ tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất. Song trên thực tế công nhân chỉ có một số cổ phiếu không đáng kể do đó họ chỉ là người sở hữu danh nghĩa, không có vai trò chi phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập chủ yếu của công nhân vẫn là tiền lương. Chúng ta sẽ quay lại tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề tiền lương, để làm rõ hơn sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
3. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:
a) Tiền lương danh nghĩa:
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền lương danh nghĩa ứng với giá cả sức lao động của người công nhân mà nhà tư bản mua và sử dụng trong quá trình sản xuất nên tiền lương danh nghĩa rất dễ dao động theo mức cung- cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường.
Nếu các nhà tư bản- giai cấp duy nhất có khả năng mua hàng hoá trên quy mô lớn – không mua nữa, tức là lúc này cung về hàng hoá sức lao động lớn hơn cầu, thì giai cấp công nhân phải lâm vào cảnh thất nghiệp, điều này sẽ dẫn đến mức lương giảm trên phạm vi rộng. Một người công nhân chỉ sở hữu năng lực làm việc của mình do đó họ không có sự xa xỉ như ông chủ tư bản, người có thể có số hàng hoá hoặc tài sản khác nhiều hơn của tất cả số công nhân “bằng xương bằng thịt” mà chủ tư bản đang sở hữu.
b) Tiền lương thực tế:
Tiền lương thực tế là tiền lương được biểu hiện bằng lượng hàng hoá tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. Trong một thời gian nào đó nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng tăng lên hoặc giảm xuống thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống hoặc tăng lên.
c) Nhân tố quyết định sự biến đổi tiền lương:
Tiền lương là giá cả sức lao động nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của sức lao động. Lượng giá trị của sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều nhau. Nhân tố làm tăng giá trị sức lao động như nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên của nhu cầu với sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, dưới sự tác động của khoa học kĩ thuật, sự khác biệt của công nhân trình độ lành nghề, sự phức tạp về lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc của họ tăng lên. Điều này ảnh hưởng đến giá trị sức lao động. Nhân tố làm giảm giá trị sức lao động đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi, lương công nhân sẽ bị giảm xuống.
Theo C.Mác nhận định “trong quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng của giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp”. Việc có số lớn người thất nghiệp có nghĩa là các nhà tư bản tự do mua sức lao động, do đó dẫn tới viêc hạ thấp chất lượng sống của người công nhân lao động nói chung. Tại Mỹ hiện có khoảng 9 triệu người thất nghiệp, khoảng 2 triệu người trong số đó không có khả năng kiếm được việc làm trong vòng 27 tháng tới (theo thông tin những vấn đề lý luận ,của học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 15, tháng 8/2004). Thất nghiệp là đặc trưng có hệ thống của chủ nghĩa tư bản, việc tiếp tục thu lợi nhuận và hiệu quả sản xuất là trung tâm của tổ chức tư bản chủ nghĩa, bất chấp hậu quả xảy ra cho hàng triệu công nhân có năng lực.
Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền, giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ tăng cao, là nhân tố làm giảm tiền lương thực tế trong điều kiện hiện nay. Vì vậy việc tăng tiền lương danh nghĩa hoàn toàn có thể phù hợp với việc giảm tiền lương thực tế, nếu tốc độ lạm phát vượt quá tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa.
Cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng tiền lương, đòi cải thiện đời sống và việc làm tăng thêm làm cho giá trị sức lao động tăng lên.
4. Hai hình thức của tiền lương:
a) Tiền lương tính theo thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của nó ít hay nhiều tuỳ thuộc vào thời gian lao động của người công nhân dài hay ngắn. Theo đó tiền lương tỷ lệ thuận với thời gian làm việc của người công nhân. Tiền công ngày và tiền công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó cao hay thấp vì nó còn tuỳ theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó muốn tính chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá cả của một ngày lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian. Khi trả lương theo thời gian nhà tư bản có thể kéo dài ngày lao động, đồng thời tăng cường độ bóc lột người công nhân. Nhà tư bản có thể linh hoạt áp dụng lương giờ khi có ít việc làm, lương ngày, lương tuần khi có nhiều việc làm.
b) Tiền lương tính theo sản phẩm:
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra .Mỗi sản phẩm được trả công theo một thời gian nhất định. Vì vậy tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của hình thức tiền lương tính theo thời gian.
Với việc thực hiện tiền lương theo sản phẩm một mặt giúp nhà tư bản quản lý giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn, mặt khác kích thích công nhân lao động tích cực hơn, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận tiền công cao hơn. Thế nhưng có một nghịch lý là công nhân làm việc càng nhiều, tuy rằng tiền lương cao hơn nhưng nhưng họ lại bị bóc lột nhiều hơn. Bởi càng làm nhiều, số lượng sản phẩm của họ sản xuất ra nhiều thì lợi nhuận mà nhà tư bản thu được càng tăng dẫn đến công nhân bị bóc lột nhiều hơn.
Như vậy qua việc nghiên cứu về tiền lương trong chủ nghĩa tư bản, có thể thấy rằng cho dù nhà tư bản có trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân làm thuê thì vẫn còn một phần giá trị dôi ra (giá trị thặng dư) bị nhà tư bản chiếm không làm lợi riêng. Chủ tư bản chiếm lấy giá trị thặng dư từ lao động của người công nhân bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể hơn là hình thức tiền công và việc trả lương cho công nhân. Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
II.Liên hệ thực tế ở Việt Nam:
Ở Việt Nam một số doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài thường trả lương cho công nhân cao hơn doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng ta vẫn khẳng định rằng họ vẫn bị bóc lột. Ta giải thích điều này thế nào?
Người công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài, họ được trả lương cao nhưng đổi lại họ lại phải làm việc trong một chế độ hà khắc, luôn ở trong tình trạng căng thẳng mệt mỏi, họ phải làm việc hầu hết thời gian của mình, dường như chẳng có thời gian nghĩ ngơi. Mặt khác chủ xí nghiệp đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại cố làm tăng số lượng sản phẩm và quỹ lương của công nhân, nhưng tiền lương trên một đơn vị sản phẩm lại giảm đi, tiền lương của họ cao là do thời gian làm thêm giờ chứ không phải là thực chất của họ được hưởng. Vì vậy dù chủ xí nghiệp có trả lương cao cho công nhân thì họ vẫn bị bóc lột. Còn trong doanh nghiệp nhà nước người công nhân được làm viêc trong một chế độ và thời gian nghĩ ngơi hợp lý, có mức lương ổn định làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không ở trong tình trạng căng thẳng.
Hiện nay cùng với cơ chế mở cửa, bên cạnh xuất khẩu lương thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu…. chúng ta còn xuất khẩu một loại hàng hoá đặc biệt nữa là hàng hoá sức lao động. Những người lao động của chúng ta với cầu mong cuộc sống tốt hơn, với mức lương cao hơn, nên họ chấp nhận ra nước ngoài làm việc qua các môi giới, hay các trung tâm dịch vụ việc làm. Ở đây không xét đến những trường hợp bị lừa mà chỉ xem xét một khía cạnh nhỏ là “liệu người lao động làm việc ở nước ngoài họ có bị ăn chặn tiền lương hay không”?. Phải thừa nhận rằng những người lao động sao khi đi xuất khẩu lao động về họ có đời sống khá hơn, họ có đủ vốn để làm ăn. Thế nhưng ẩn chứa sau đó là cả một vấn đề, họ phải làm việc trong một chế độ vô cùng hà khắc, trong khi đó lương mà họ được hưởng thường thấp hơn những người lao động bản địa, và những gì mà họ đựơc hưởng không đúng với thực chất những gì họ đã bỏ ra, chưa kể giá tư liệu tiêu dùng cao, tiền phí cho các nhà môi giới. Để chứng minh cho lập luận của này, chúng ta có thể xem trường hợp về những thuyền viên Việt Nam làm trên các tàu nước ngoài.
Đi “đánh thuê” (xuất khẩu lao động) trên các tàu nước ngoài luôn là mong ước của không ít thuyền viên Việt Nam, bởi lương trả thường cao hơn các công ty vận tải trong nước mặc dù phải lao động vất vả nặng nhọc và nguy hiểm hơn trên những con tàu lớn, đi biển xa dài ngày…. Thế nhưng có phải lúc nào và ở đâu mức lương cao đó thuyền viên đó cũng được hưởng. Hợp đồng lao động với thuyền viên được tách ra 2 khoản thu, khoản tiền thu trả cho đại lý cung cấp thuyền viên, đáng chú ý là thuế thu nhập phải nộp rất cao, từ khoảng 40%- 80% tổng lương kí nhận, khiến đồng lương của người lao động thực nhận rất thấp so với mức lương kí, chủ tàu trả lương 740 USD/tháng, người lao động chỉ được nhận 426 USD thu nhập còn lại chủ yếu phải vắt sức lao động làm thêm giờ.
Ngày nay trong các doanh ngiệp nước ngoài còn có hiện tượng công nhân bị kéo dài thời gian lao động, giãn ca tăng ca mà không được tăng lương, làm ngoài giờ hành chính mà không được trả lương thoả đáng, công nhân không được ký hợp đồng lao động, bị đánh đập, hành hạ thân thể, bị phạt nặng vào tiền lương nếu phạm lỗi hay đình công phản đối cách quản lý của chủ và nhiều tai nạn lao động đã xảy ra do công nhân không được đảm bảo cân đối giữa lao động và nghỉ ngơi.
Kết luận
Qua việc nghiên cứu về đề tài này ta có thể thấy, vấn đề ăn chặn tiền lương công nhân của các nhà tư bản đã trở thành vấn đề của xã hội. Vấn đề này không thể được giả quyết dựa trên cơ sở cá nhân, mà các cấp, các nghành, các tổ chức kinh tế và cả người lao động phải cố gắng không ngừng để cải thiện những khó khăn gặp phải trong công cuộc công nghiệp, hoá hiện đại hoá nói chung. “Thay vì đặt gánh nặng lên những người công nhân, con người sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện tất cả công việc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thay vào việc giảm các yếu tố cấu thành sản xuất được mua và bán trên thị trường cùng với tất cả các hàng hoá khác, loài người sẽ bắt đầu vào một quá trình kiểm soát sản xuất, phân phối và trao đổi một cách dân chủ và có ý thức. Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội dựa trên nhu cầu của con người hơn là dựa trên sự thèm khát lợi nhuận và sự nghèo đói” – trích từ thông tin lý luận của Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 15, tháng 8/2004 .
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin
- Báo tiền phong , số 75 , thứ 6 ngày 15/4/2005
- Google.com.vn
⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎⚍⚎
Nguồn: Đây là một bài tiểu luận của 1 sinh viên / học viên nào đó được đăng trên các trang web lưu trữ tài liệu như Doc.edu.vn, Zun.vn,… Tôi đã “hiệu đính” và chỉnh sửa lại 1 chút cho rõ nghĩa và “hợp khẩu vị” với bạn đọc. Bản gốc thì các bạn có thể tham khảo bên dưới đây.
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍
Bạn tìm ra đáp án chưa
Mình đang gặp câu hỏi giống bạn
Giúp mình đc ko
Ngày nay, thu nhập của người công nhân lao động ở các nước phát triển có xu hướng tăng lên, điều này chứng tỏ mức độ bóc lột đối với họ có xu hướng giảm xuống".
Từ việc bình luận ý kiến trên, bạn cho biết trong trường hợp nhà tư bản trả đúng giá trị sức lao động cho người công nhân lao động thì họ có còn bóc lột giá trị thặng dư nữa hay không? Tại sao?……….Ai giúp em câu này với ạ???
Công nhân hay không phải công nhân không phải là vấn đề, quan trọng là ở chỗ người lao động có bị bốc lột hay không. Tác giả chẳng hiểu vấn đề của bạn kia đưa ra, hay chỉ đang cố lãng tránh.
Câu hỏi đặt ra là mô hình nào co thể phân phối công bằng một cách tương đối mà ko triệt tiêu động lực của sự phát triển bền vững. Hình như vẫn đang loay hoay vấn đề này!
Mình ngày xưa cũng học về những cái này, nhưng học cũng lớt phớt, và thầy giảng cũng lớt phớt như cho xong việc.
Bây giờ đọc các bạn, thấy sướng.
Cảm ơn các bạn Thanh Tùng, Thanh Lê và LiJK nhiều.
Tôi có chỉnh lại 1 số câu chữ của nhận xétt trên do lúc đầu viết nhanh nên lủng củng. Cám ơn bạn đã quan tâm.
Bạn nói hay lắm (h)
Có điều cách nói của bạn là 1 trò ngụy biện, dẫn dắt lòng vòng, râu ông nọ cắm cằm bà kia,..
Tôi ko nói buôn bán ko phải là lao động nhưng nói "những người bán vé số là công nhân của các cty XSKT" là sai bét. Thế nào là công nhân của 1 công ty? Điều tối cơ bản là người đó phải có 1 hợp đồng lao động (hay thỏa thuận), có tên tuổi trong danh sách quản lý,.. Nói như bạn thì một bà bán cá ở chợ sẽ là công nhân của vựa cá, vựa cá lại là công nhân của trại nuôi cá? Bạn có thể khiên cưỡng mà nói những người bán vé số là công nhân của đại lý (ít ra nghe còn đỡ chối hơn), nhưng điều đó cũng chẳng đúng vì họ chẳng có ràng buộc gì về quan hệ lao động (giờ làm, năng suất, lương bổng,…) mà thực chất quan hệ đó là thỏa thuận hợp tác kinh doanh: đại lý phân phối vé cho những người bán lẻ với thỏa thuận về mức chiết khấu cụ thể. Người bán vé số thích làm gì với mớ vé số đó thì làm, giữ lại cũng được miễn trả tiền đầy đủ…. Nói tóm lại, người bán vé số ở đây là 1 mắt xích trong dây chuyền phân phối sản phẩm (vé số) từ tay nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Họ có tiền mua (tạm) vé số, mang đi phân phối để kiếm chiết khấu (kiếm lời). Điều đó hoàn toàn khác với định nghĩa "công nhân" trong bài viết này.
Xin cám ơn anh!
4. “…Chính vì điều này mà nhà tư bản đã dựa vào đó để mua hàng hoá sức lao động với giá rẻ mạt không xứng đáng với những gì mà người lao động đã bỏ ra. Người công nhân được trả 4 xu do làm việc 6 giờ, nhưng đã bị bắt buộc lao động trong 10 giờ, số 4 giờ dư bị nhà tư bản ăn chặn. Sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản.”
” Mục đích của sản xuất tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất ra giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản sẽ mua nên người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của chủ nghĩa tư bản và sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của công nhân. Bản chất bóc lột của công nhân được vạch ra rõ ràng.”
”Theo C.Mác nhận định “trong quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng của giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp”. Việc có số lớn người thất nghiệp có nghĩa là các nhà tư bản tự do mua sức lao động, do đó dẫn tới viêc hạ thấp chất lượng sống của người công nhân lao động nói chung”
Với mức chi hoa hồng đại lý cho mỗi đại lý của từng loại hình xổ số tại từng thời điểm không được vượt quá 15% doanh thu bán vé thì tính ra với mỗi tờ vé số giá trị 10.000đ thì hoa hồng không quá 1.500đ( Xem: Thông tư số 112/2007/TT-BTC ngày 19/9/2007 của Bộ Tài Chính, hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Công ty xổ số kiến thiết). Vậy từ đại lý cấp cao xuống đại lý cấp thấp, thấp nữa rồi đến người bán dạo thì người bán dạo sẻ hưởng được bao nhiêu trong số 1.500đ đó? Trong khi đó họ không được hưởng bất cứ một chế độ lao động nào hết.
Với số tiền lời nhỏ nhoi đó họ sống như thế nào khi mà vật giá gia tăng, đồng tiền mất giá (giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ). Tình trạng thất nghiệp tràn lan đẫn đến việc đi bán vé số càng nhiều, mà càng nhiều người bán thì số vé bán được trên mỗi người càng giảm lại từ đó càng khó khăn thêm. Đúng là một cái vòng lẫn quẩn.
Như vậy, những người bán vé số hội tụ đầy đủ các điều kiện là một công nhân đang bị bốc lột sức lao động nhưng theo như đã nói ở trên, thật ra điều kiện họ còn tệ hơn nhiều vì họ còn không được làm một người công nhân chính thức. Vậy tại sao hàng ngày có hàng chục ngàn người phải mưu sinh bằng nghề bán vé số mà đáng lẽ ra công việc đó là của các đại lý được hưởng chế độ và một mức hoa hồng nhất định (Đó là chưa kể trong hàng chục ngàn người đó đa phần là trẻ em và người già), mà không một cơ quan nhà nước nào can thiệp? Không can thiệp có nghĩa là chúng ta chấp nhận việc bốc lột này sao?
Nói nhà tư bản bóc lột công nhân vậy còn chúng ta? Chúng ta đang bóc lột cái còn tệ hơn một thằng công nhân nữa. Việc này chẳng khác nào nhà nghèo chẳng có cái ăn mà bài đặt ngồi chê cái tủ lạnh của thằng hàng xóm!
Nói những người bán vé số ko phải là công nhân của các cty XSKT chỉ là một hình thức ngụy biện.
Xin cảm ơn Anh. Anh nói đúng, Những đứa trẻ này khong phải là công nhân của các ct SXKT, vì thật ra chúng còn tệ hơn những công nhân nhiều. Những công nhân hay nhân viên thì cho dù bị bốc lột họ vẫn còn được hưởng một số chế độ nhất định còn những người bán vé số họ hầu như không có bất kỳ một chế độ nào hết.
1. Như Anh đã nói: “Chúng ta đều biết trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hoá nó chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện nhất định. Thứ nhất người lao động phải được tự do về thân thể. Thứ hai người lao động phải là người không có tư liệu sản xuất, chỉ trong điều kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình vì họ không còn cách nào khác để sinh sống.”
Thì ở đây Người bán vé số họ có tự do về thân thể và họ cũng không có tư liệu sản xuất “Nhà nghèo không đủ sống thì phải lao động thêm để phụ giúp gia đình chẳng hạn….” thì trong điều kiện ấy người bán vé số mới bán sức lao động vì không còn cách nào để sinh sống. Họ không còn gì để sống vì thật ra họ không nhận được bất cứ sự hổ trợ nào của nhà nước.
2. “ Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra. Mỗi sản phẩm được trả công theo một thời gian nhất định. Vì vậy tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của hình thức tiền lương tính theo thời gian.”
Ở đây, những người bán vé số hưởng “tiền lương” tức là tiền lời của việc họ bán vé số. Xin nói thêm một chút là đi bán hàng cũng là một hình thức lao động chứ không phải chỉ có làm ra sản phẩm mới là lao động. Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội. (xem: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng, http://vi.wikipedia.org/wiki/Lao_%C4%91%E1%BB%99ng_c%E1%BB%A5_th%E1%BB%83_v%C3%A0_lao_%C4%91%E1%BB%99ng_tr%E1%BB%ABu_t%C6%B0%E1%BB%A3ng.).
3. “Với việc thực hiện tiền lương theo sản phẩm một mặt giúp nhà tư bản quản lý giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn, mặt khác kích thích công nhân lao động tích cực hơn, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận tiền công cao hơn. Thế nhưng có một nghịch lý là công nhân làm việc càng nhiều, tuy rằng tiền lương cao hơn nhưng nhưng họ lại bị bóc lột nhiều hơn. Bởi càng làm nhiều, số lượng sản phẩm của họ sản xuất ra nhiều thì lợi nhuận mà nhà tư bản thu được càng tăng dẫn đến công nhân bị bóc lột nhiều hơn.”
Ở đây những người bán vé số họ cũng phải tích cực bán nhiều hơn, khẩn trương hơn để có nhiều đồng lời hơn. Thế nhưng càng bán nhiều hơn thì họ càng làm giàu thêm cho các đại lý và các cty SXKT trong khi đồng lời họ thu chẳng được bao nhiêu. Xin hỏi có ai thấy mấy thằng đi bán vé số dạo mà giàu không? Và có ai thấy đại lý vé số nào mà nghèo không?(tất nhiên là loại trừ các yếu tố khách quan. Ví dụ như bán vé số ế rồi trúng số, mấy thằng đại ý chơi chứng khoán bị thua lỗ…v.v.)
Tôi nói trên kia rồi: Những đứa trẻ này có phải là công nhân của các cty XSKT ko?
Nhưng bạn ko hiểu được điều đó nên cứ cố hỏi lại.
Những người bán vé số ko phải là công nhân của các cty XSKT nên bạn đưa câu hỏi này vào bài này là lạc đề. Họ là những lao động tự do, bán vé cho các đại lý sổ xố như là 1 kênh phân phối nhỏ lẻ chứ họ ko phải là công nhân làm thuê. Họ ko làm ra sản phẩm nên ko có cái "giá trị thặng dư" của họ trong sản phẩm. Trái lại, họ chính là 1 phần chi phí của sản phẩm (kênh phân phối).
Còn chuyện bạn muốn biết ai là người bóc lột sức lao động của những đứa trẻ đó thì hỏi gia đình nó xem. Nhà nghèo không đủ sống thì phải lao động thêm để phụ giúp gia đình chẳng hạn….
Em là thằng khốn nạn, thằng thất học, thằng ngu..vv.. mấy anh muốn chửi em sao cũng được điều đó không quan trọng. Khỏi cần phải kể chuyện nói xiên nói xỏ chi cho nó dài dòng mất công. Vấn đề chính ở đây là cái chủ đề này đang nói bóc lột sức lao động vậy em hỏi “Ai đang bốc lột sức lao động của những người bán vé số?” có gì sai à? Không đúng chủ đề hay sao? Không thực tế sao?. LÝ LUẬN KHOA HOC để làm gì, không phải là để áp dụng vào thực tế xã hội hay sao!
Lý với luận thì hay lắm, hoành tráng lắm vậy mà có một câu hỏi lại không trả lời được, toàn là đánh trống lãng qua vấn đề khác. Đã vậy còn kêu “Câu hỏi của bạn,bạn tự trả lời,sau khi đọc 1 cách nghiêm túc…"một ít chữ" sau nhé!” Vậy chẳng khác nào hô hào “chúng ta hãy cùng tiến lên xây dựng XHCN nhưng mà tiến như thế nào thì tụi mày tự về mà học đi.”
Lý thuyết thì thằng nào chả nói được, đi copy chổ này một chút, copy chỗ kia một chút về dán vô là có một bài bình luận hoành tráng. Quan trọng là áp dụng nó vô thực tế thế nào kìa. Không ai trả lời được thì mấy người có học tài năng như mấy Anh có hơn gì một thằng thất học như em. Toàn là nói lý thuyết xuông.
P/s: Ai đang bốc lột sức lao động của hàng chục ngàn trẻ em chưa tới tuổi vị thành niên, người già không còn sức lao động đang bán vé số? Họ là công cụ kiếm tiền của ai? (xin mấy anh trả lời đúng chủ đề chứ đừng có nói vòng vo tam quốc, lý với chả thuyết. Còn không trả lời được thì xin làm ơn im dùm cái, đừng có tỏ ra mình là người giỏi lý luận!)
Câu chuyện từng nghe:
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
– Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!
Thầy sờ tai bảo:
– Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!
Thầy sờ chân cãi lại:
– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!
Thầy sờ đuôi lại nói:
– Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùng.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toạt máu đầu, chảy máu.
=>Các cụ ấy có tìm hiểu,nhưng chả tới nơi tới chốn,chả ra ngọn ra ngành rồi mà đã vội phán "như thánh"!
Lại mới nghe:
Có lão thầy bói mù nọ,đi ngang qua công trường xây dựng,thấy các công nhân đang bàn cách mần việc,liền thò đầu vào hỏi đang làm gì.
Có người đáp:Chúng tôi đang bàn chuyện đổ móng nhà!
Lại hỏi:"Các anh xây…tầng 2 thế nào?"
Anh công nhân đáp:"Đầu tiên chúng tôi đào móng,đổ móng,đổ trụ,đổ dầm…"
Lão cắt ngang:"Thôi thôi,đừng bàn lý thuyết,đừng nói lảng sang tầng khác,nhé!"
Anh công nhân:"Thực tế hẳn hoi chứ có lý thuyết đâu,giải thích phải có ngọn ngành chứ?"
Đáp:"Anh Mù-Câm-Điếc à? hỏi tầng 2 thì cứ nói tầng 2 tôi nhờ,à mà nhớ đừng đem LÝ THUYẾT ra nhé,tôi ngu,không hiểu!"
Dứt lời chẳng còn ai đứng nghe cả!
Đôi lời:
Bạn ạ! Không có cái lý thuyết nào Phi Thực Tế cả,Lý thuyết là những Biện giải Khoa học thông qua thực tế khách quan! Chứ không phải là văn học viễn tưởng đâu nhé!
Bài viết trên,là để cung cấp những biện giải về xã hội loài người,thông qua những LÝ LUẬN KHOA HỌC.Bạn phủ nhận nó,nhưng lại muốn "phân tích" về xã hội!
Thế có khác nào "đo trời bằng gang tay,lấy bát ăn cơm để đong nước biển",có đi ngược lại qui luật phát triển,có nực cười?
Câu hỏi của bạn,bạn tự trả lời,sau khi đọc 1 cách nghiêm túc…"một ít chữ" sau nhé!
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tinh-tat-yeu-khach-quan-thuc-chat-va-dac-diem-cua-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-35555/
Ừ thì em KHỐN NẠN thật, vì từ nhỏ đã không được đi học nên không đủ tư duy đọc hiểu được học mấy cái lý thuyết đó. Nhưng theo anh LiJK uneti nói thì học lý thuyết để áp dụng vào thực tế ("Chính vì nhận thức thực tế,nên mới phải tìm hiểu,trau dồi LÝ LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI,tìm hiểu về đường lối của Đảng,về CN M-L!") vậy thì đưa câu hỏi của em vào thực tế đi? "ai đang bốc lột sức lao động của những người bán vé số?"
Mấy anh ngồi đây nói chuyện trên trời dưới đất trong khi đó sao không dùng cái tài đó nói mấy cái chuyện thực tế đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống ở cái nước Việt Nam này.
Bởi vậy em nói Mù, Đui, Câm, Điếc là sai à!
Xin lỗi bạn @Thanh Le,bạn dùng câu "Em đã nói chuyện rất tôn trọng với anh" trong khi đó bạn nhảy vào nhà người ta chửi "anh bị Mù,Câm,Điếc" bạn có thấy mình KHỐN NẠN không?
Muốn được tôn trọng thì phải thể hiện sự tôn trọng.Bạn không tôn trọng người ta,thì người ta cũng không tôn trọng bạn.Thế nên,bạn KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH để đánh giá "bản chất" người khác đâu nhé! :-b
Chính vì nhận thức thực tế,nên mới phải tìm hiểu,trau dồi LÝ LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI,tìm hiểu về đường lối của Đảng,về CN M-L!
Bạn nhảy vào đây còm linh tinh theo kiểu "anh đừng viết tiểu thuyết nữa,viết chính luận đi" thì nói thật,bạn không đủ tư duy để đọc hiểu thì đừng đòi "nói chuyện thực tế",nhé! Nói như bác Đông La thì là "đo trời bằng gang tay,lấy bát ăn cơm để đong nước biển". (gu)
ĐỌC HIỂU đi đã nhé!
Anh đừng có chửi đổng và nói chung chung. Anh đâu có trả lời được câu hỏi "ai đang bốc lột sức lao động của những người bán vé số?"
"Thực trạng XH bây giờ thì sao? Không lẽ chúng tôi cũng phải đi sủa thuê khóc mướn cho ngoại bang như mấy thằng rận chủ các bạn à? (te)" Đâu có liên quan gì mấy thằng ngoại bang ở đây mà anh lôi vào, em là công dân Việt nam và đang nõi chuyện ở Việt Nam mà. Anh không nói chuyện thực tế mà lại đánh trống lãng qua việc khác là sao? Thực trạng xã hội đày rẫy ra đó mà ngồi nói chuyện ở đâu không. Anh chỉ có nhiêu đó thôi sao.
Cám ơn anh. Em đã nói chuyện rất tôn trọng với anh mà anh có vẻ không tôn trọng em lắm( "Mấy thằng rận chủ các bạn"). Anh trả lời như vậy em cũng đã biết bản chất và con người anh như thế nào rồi.
Này Thanh Lê, bạn có từng đi học chưa vậy? Chắc là có rồi nên mới biết viết đúng ko? Thế lúc bạn đi học thì bạn học lý thuyết trước hay thực hành trước? Bạn đi làm thì người ta chỉ dẫn bằng lý thuyết trước hay thực hành trước? Đến con trâu đi cày cũng cần phải "học lý thuyết" trước đó nhé!
Những đứa trẻ bán vé số là công nhân của các công ty xổ số kiến thiết à? (lol)
Ở đây chẳng ai rỗi hơi đi đào mả cái chế độ bán nước của nửa thế kỷ trước nhé. Nhưng không may là có những kẻ tán tận lương tâm đào cái xác thối đó lên, mang đi diễu võ dương oai, làm trò hề cho thiên hạ nên làm bọn tôi ngứa mắt. Hiểu chửa?
Thực trạng XH bây giờ thì sao? Không lẽ chúng tôi cũng phải đi sủa thuê khóc mướn cho ngoại bang như mấy thằng rận chủ các bạn à? (te)
Qua việc nghiên cứu về đề tài này ta có thể thấy, vấn đề ăn chặn tiền lương công nhân của các nhà tư bản đã trở thành vấn đề của xã hội. “Thay vì đặt gánh nặng lên những người công nhân, con người sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện tất cả công việc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thay vào việc giảm các yếu tố cấu thành sản xuất được mua và bán trên thị trường cùng với tất cả các hàng hoá khác, loài người sẽ bắt đầu vào một quá trình kiểm soát sản xuất, phân phối và trao đổi một cách dân chủ và có ý thức. Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội dựa trên nhu cầu của con người hơn là dựa trên sự thèm khát lợi nhuận và sự nghèo đói”
Anh Thanh Tung Nguyen, anh nói lý thuyết thì hay quá vậy em xin hỏi anh các công ty xổ số ở Việt Nam có phải là các nhà tư bản không? Nếu không thì ai đang bóc lột sức lao động của hàng chục ngàn trẻ em chưa tới tuổi vị thành niên, người già không còn sức lao động với không có 1 chế độ lao động nào cả. Họ không có lựa chọn nào khác vì nếu họ không bán vé số, họ cũng không biết làm việc gì để sống vì nguy cơ thất nghiệp và nghèo đói của họ rất cao, không có chính sách khả dĩ nào của nhà nước dành để cứu họ cả! Vậy xin hỏi ai đang bốc lột họ?
Nếu anh thật sự có tài, có khả năng xin anh đừng có tối ngày đi bới móc mấy chuyện của mấy thằng VNCH đã chết từ mấy chục năm trước! Sao không dùng cái tài đó đi phản biện những vấn đề thối nát của xã hội hiện tại? tham nhũng, nghèo đói, lạc hậu, cơ sở hạ tầng xuống cấp, đạo đức băng hoại, Đại biểu Quốc hội lo bàn chuyện xử lý mua bán dâm thay vì chất vấn các tập đoàn lỗ hàng tỷ USD và chính sách sai khiến doanh nghiệp phá sản hàng loạt, Giáo dục và y tế đều chứa chất các bệnh kinh niên không lối ra….
Tối ngày chỉ biết ba cái lý thuyết tào lao mà không nói đến thực trạng xã hội bây giờ. hay là anh bị Mù, Đui, Câm, Điếc rồi nên không nghe, không thấy!
Xàm!
Cám ơn LiJK nhé! (o)
cảm ơn bạn LiJK uneti nhá :))
nói nốt về vấn đề cổ phần!
Sở dĩ không thể coi việc người lao động có cổ phần tức là CNTB đã biến chất là vì Tổng số đơn vị cổ phần sở hữu bởi người lao động (cứ cho là) rất lớn,nhưng mỗi cá nhân chỉ (có khả năng) sở hữu một lượng rất nhỏ,không đủ tác động đến cả 1 bộ máy lớn,cổ tức họ thu được cũng ko đủ giúp họ thoát khỏi "giai cấp" của mình.Và cho dù họ (hi hữu) thoát khỏi "giai cấp",thì họ chỉ có lựa chọn là "hóa thân" thành KẺ BÓC LỘT trong một xã hội tuân theo qui luật "Bóc lột hoặc bị bóc lột".
Như vậy,CNTB vẫn chẳng hề suy suyển!
Còn làm sao để thay đổi,làm sao để tiến hóa lên CNXH thì bạn có thể tìm kiếm,có rất nhiều bài nói về vấn đề này (hoặc chờ anh ý viết thêm :-t ) !
Anh 2cu nhắc đến khái niệm lý thuyết,nên hơi trừu tượng!Mình xin góp ý 1 các dân dã như này:
Trước hết cần phải hiểu sức lao động không phải là hàng hóa.Vì khái niệm chung hàng hóa là SẢN PHẨM CỦA LAO ĐỘNG tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh sống của con người,thông qua quá trình trao đổi,mua bán(nói nôm na vậy-bạn có thể tìm định nghĩa trên GG).Do đó,sức lao động không phải là hàng hóa!Người ta thưởng thức tiếng đàn thông qua người nghệ sĩ,chứ không đến rạp hát để ngồi ngắm cái ông đánh đàn.Ví dụ đó muốn nói,"tiếng đàn"(tức âm nhạc) mới là hàng hóa,chứ không phải sức người nghệ sỹ bỏ ra để đánh đàn.
CNTB làm cho người lao động ngộ nhận rằng "tiền lương" trả cho sức lao động của họ thì SLĐ đó chính là hàng hóa,và phải kiếm tiền bằng cách "bán sức"!!
Tại sao CNTB lại có thể làm giàu nên từ đó?
Cần phải biết răng hàng hóa có 2 thuộc tính,giá trị và giá trị sử dụng(tìm hiểu trên mạng)!
_Giá trị sử dụng:nôm na cái kéo để cắt,bàn chải để cọ,khăn để lau.Đó là giá trị sử dụng.
_Giá trị:là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa,Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng.
Như vậy,khi ta mua hàng,ta phải trả tiền cả giá trị sử dụng và giá trị thành quả của nó.
Nhưng khi TB kiểm soát SLĐ của công nhân(và khi công nhân "mặc định" là mình phải "bán sức" lấy tiền) thì thuộc tính GIÁ TRỊ kia rơi vào tay nhà TB!
Lấy ví dụ bạn bán cho tôi con bò sữa,tôi trả bạn 1 khoản,nhưng tôi làm lợi lâu dài từ sữa của nó và bạn chả được gì từ chỗ "thặng dư" ấy! Chuyện ra sao nếu bạn bán bò cho tôi ngày này qua ngày khác? Tôi cứ ngồi chơi ăn "sữa" còn bạn cứ nai lưng ra kiếm bò….(con bò sữa ở đây chính là ẩn dụ của SLĐ)
Bóc lột là như vậy đó!
Vậy TB lấy gì để "nắm đằng chuôi"? Bởi vì họ nắm trong tay toàn bộ Tư liệu sản xuất-cái chuôi của sự bóc lột,cũng là thành quả từ bóc lột !
TLSX bao gồm tư liệu lao động(công cụ) và đối tượng lao động(nguyên liệu).
Bất cứ quá trình sản xuất nào(để tạo ra hàng hóa-nói thẳng là tiền) đều cần 3 yếu tố:SLĐ,công cụ,nguyên liệu.Khi người LĐ chỉ sở hữu SLĐ của mình,họ phải "bán" nó thôi!
(nói tiếp đến đêm,vậy xin tạm kết)
ad có thể nói rõ hơn phần I mục 2 về bản chất bóc lột, và tại sao cổ phần chỉ là hình thức. Phần II ad chỉ nói đến dn tư nhân, vậy dn nhà nước thì thế nào?
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.