Nhắc tới “sâu bít” (showbiz), người ta liên tưởng ngay đến một thế giới nhốn nháo, quay cuồng, nơi mọi giá trị thực, ảo đều bị đảo lộn trong guồng quay thị phi để cho ra đời những sản phẩm chẳng giống ai. Bởi lẽ chỉ giống một tí xíu như mặc trùng một kiểu váy áo, thì “ta đã chẳng phải là ta nữa rồi”. Trong cái guồng quay đó, người ta tìm đủ cách, đủ trò chỉ để chứng tỏ rằng ta là duy nhất, là của hiếm, của độc, là khác biệt, thậm chí dị biệt so với tất cả những người còn lại. Không có giới hạn đúng sai, phải trái mà chỉ có trước – sau, khác – giống. Đó là “nguyên lý sống còn” trong thế giới “sâu bít”. Đa số dân Việt chúng ta chỉ biết đến “sâu bít” và những trò lố của nó trong những năm gần đây, khi môi trường văn hóa nghệ thuật trong nước đã thực sự bị “xâm thực” nặng bởi các trào lưu thế giới. Do đó ít người để ý rằng, tinh thần “sâu bít” đã có từ rất sớm ở nước ta, ngay sau thời kỳ đổi mới. Như lẽ thường, tiên phong luôn là những người trong giới nhà văn – nhà báo. Đó là những Nguyễn Huy Thiệp – “Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” (theo Trần Đăng Khoa. Văn nghệ quân đội số 596 tháng 4/2004), là Dương Thu Hương “khóc như cha chết vì nhận ra rằng kẻ thắng trận man rợ hơn người thua”, là Bảo Ninh với “nỗi buồn chiến tranh” mô tả về “người lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính của mình sau mười năm tham chiến”, là “miếng giẻ chùi máu” Bùi Tín – kẻ khơi mào cho trào lưu tráo trở – trở cờ của giới phóng viên – nhà báo,.. và đặc biệt là nhà văn Nguyên Ngọc, thủ lĩnh của trào lưu “đổi mới văn chương” mà theo nhà văn Đông Là, phải gọi là “đổi chác”. Tôi tự hỏi phải chăng câu cửa miệng dân gian “nhà văn nói láo, nhà báo ăn tiền” có phải xuất phát từ sự nghiệp “đổi chác” này mà ra không? Như cỏ dại, phong trào được gieo giống từ ông Nguyên Ngọc và Bùi Tín đã không ngừng phát triển, lan rộng trong thời đại thông tin, cho “ra ràng” các thế hệ thứ 2, thứ 3 ngày càng ngạo ngược với Phạm Viết Đào, Trần Mạnh Hảo, Thái Bá Tân, Nguyễn Quang Lập, Huy Đức Osin, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy,…


Lạ hơn nữa, tinh thần “sâu bít” cũng đã bám rễ rất sớm vào giới sử học với những ý tưởng giật gân như: “Lịch sử Việt Nam trong vòng 150 năm trở lại đây cần phải viết lại”, “rửa mặt” cho Nguyễn Ánh và nhà Nguyễn, vinh danh Alexandard de Rhodes, Lê Văn Tám là không có thật,…

Như một con virus cực mạnh, “sâu bít” gần đây đã lây lan sang cả lĩnh vực chính trị, vốn được mọi người cho rằng khô khan. Tất nhiên, trong thời điểm mới phơi nhiễm hiện nay, các chính khách của chúng ta không thể có được cái “bản lĩnh” như chủ tịch đảng đối lập của Campuchia là Sam Rainsy dám nhổ cột mốc biên giới Việt – Cam (rồi tót ra nước ngoài) hay sẵn sàng “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” ngay tại nghị trường như các ông bà nghị Đài Loan, Hàn Quốc, Uckraina,… được (vị ĐBQH khả kính Nguyễn Lân Dũng còn tin rằng họ diễn kịch cơ đấy!). Các ông bà nghị theo trào lưu này cũng không thể dùng chiêu “lộ hàng, rò clip” như các trai xinh gái đẹp được. Các vị ấy có chiêu riêng, không mới mà cũng chẳng lạ, đó là sử dụng đúng thứ sở trường của họ: mồm mép. Nếu như Ngọc Trinh trong bộ bikini có câu xì-lâu-gân (slogan) “không tiền cạp đất mà ăn à?” (thật ra câu này quá thường nếu người nghe chỉ nhắm mắt chứ không nhìn chằm chằm vào 3 vòng em í, nên sửa thành “không cởi cạp đất mà ăn à?”) thì các ông bà nghị phải kiếm những câu nói, vấn đề trí tuệ hơn, nóng bỏng hơn cho phù hợp với vị trí của mình. Chiêu thức đó là sự kết hợp giữa “ngoa ngôn xảo ngữ” và kỹ xảo giật “tít” câu “vìu” (view) của truyền thông hiện đại hay còn gọi là “sốc ngôn”.
Đặc điểm nhận dạng của các vị này là thường tích cực xuất hiện ở những “điểm nóng” trên diễn đàn, hoặc chính họ tạo ra điểm nóng đó bằng những ý kiến thật mới lạ, thật “cấp tiến”, bằng những lời lẽ thật mượt mà đầy vẻ thuyết phục, bằng sự tận tâm chảy tràn lan trên các mặt báo, trang mạng,.. Nói tóm lại, họ mang một phong thái “người công chúng” như những ngôi sao “sâu bít”. Nhưng không giống như các ngôi sao văn nghệ, nghe qua một bài hát, ngó qua một điệu nhảy là người ta đã biết ngay “nội lực” của họ, những ông bà nghị “sâu bít” có cách ẩn mình kín đáo hơn rất nhiều, dù rằng họ dùng “giọng mộc”. Bởi lẽ họ ngụy trang bằng những vấn đề to tát, quốc gia đại sự, bởi cái ghế uy quyền họ ngồi nơi nghị trường, và quan trọng nhất, bởi “tấm áo vô hình: nhân dân”. Và ngôi sao “sâu bít” số một của sân khấu Quốc hội hiện nay, xin giới thiệu với các bạn: ngài Dương Trung Quốc (DTQ)!

Bạch mao sử gia, đệ nhất tinh tú

Có thể nói, ngài Dương Trung Quốc sở hữu quá nhiều yếu tố để có thể trở thành một “ngôi sao sâu bít”. Về ngoại hình, ngài có một vóc dáng thời trang (1m73), “phối” với trọn bộ “bạch mi mao”, nhất là lại kết hợp cùng danh xưng “nhà sử học”, tạo nên một hình mẫu tuyệt vời, vừa hiện đại và cổ kính, vừa túc trí vừa trẻ trung. Về hậu phương, ngài lại được sự hậu thuẫn rầm rộ của “quyền lực thứ tư”, tức hệ thống truyền thông, nhất là báo chí mạng (còn có hậu phương nào hỗ trợ để ngài nhận được sự hậu thuẫn đó hay không thì tạm thời tôi chưa rõ!). Cứ nhìn những sự cố về “ngu” có liên quan đến “nhà sử học” này thì biết: các loại báo chí tổng lực “đánh” ông nghị Hoàng Hữu Phước tối mặt tối mũi vì dám nói ngài DTQ có “tứ đại ngu” (tức 4 điều sai lớn (Hán – Việt) như giải thích của ông HHP: “những điều sai năm cũ”) trong khi lại rất “tình cảm” khi “nạn nhân” hôm nào lại trở thành “thủ phạm” vì sảy miệng gọi người khác là “người ngu”, thậm chí còn ca ngợi khi ngài DTQ đưa ra lời xin lỗi là “cư xử văn hóa”. Chưa hết, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và gã láng giềng xấu tính hiện nay, đến cái tên cúng cơm của ông nghị này cũng vô tình trở nên rất “nhạy cảm”! Thật đúng là “thiên lộc bất tận”! Cũng như mọi ngôi sao “sâu bít” khác, ngài phó chủ tịch hội sử học có rất nhiều fan (người hâm mộ), và đương nhiên cũng nhiều kẻ đố kỵ. Các fan của ngài chủ yếu mộ điệu ngài vì những phát biểu “hoành tráng” chốn nghị trường, trên mặt báo, dù việc họ có hiểu những vấn đề đó hay không lại là chuyện khác. Cũng giống như mấy em xì tin mê mẩn các ộp pa, dù rằng chẳng hiểu các ộp pa gào thét gì trên sân khấu, nhưng sẵn sàng “hôn chỗ ghế vừa ngồi” của các ộp pa để thể hiện “tình yêu” (không biết có fan nào muốn làm điều tương tự với ngài bạch mao sử gia chưa nhỉ?). Ở chiều ngược lại, những kẻ đố kỵ vốn tài mỏng đức hèn nên chẳng biết làm gì ngoài chuyện âm thầm thành lập một bộ Hồ sơ Dương Trung Quốc, tập hợp những tài liệu phản bác lại ngài. Buồn cười nhất là chưa kịp làm gì ngài thì họ lại chợt nhận ra giữa ngài và họ có nhiều quan điểm tương đồng nên giờ há miệng mắc quai!

Dương Trung Quốc - ngôi sao "sâu bít": vừa cổ kính vừa hiện đại
Ngôi sao “sâu bít”: vừa cổ kính vừa hiện đại

Về “nội lực”, cái chuyên môn lịch sử của ngài phó chủ tịch hiệp hội sử tự bản thân nó đã tạo ra một sức hút đáng kể đối với người Việt Nam, một dân tộc vốn rất xem trọng truyền thống, nhất là trong bối cảnh truyền thống ngàn năm đang bị kèn cựa khốc liệt bởi văn hóa phương tây và sự xuống dốc không phanh của việc học và dạy sự. Vai trò của ông nghị DTQ trong việc thổi luồng gió “cấp tiến” vào giới sử học nước nhà cũng không hề nhỏ, nếu không muốn nói rằng ông cũng chính là một “ngôi sao sâu bít” trong lĩnh vực này. Câu nói “bất hủ” “lịch sử Việt Nam trong vòng 150 năm trở lại đây cần phải viết lại” mà tôi đã đề cập ở trên cũng do ngài là “chính chủ”. Tất nhiên, chuyên môn lịch sử là của các ngài ấy, nên việc “viết lại” những điều chưa chính xác là nghĩa vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của họ. Có điều, tôi đã cố tìm hiểu xem có những luận cứ nào thuyết phục để “nhà sử học” DTQ và các “đồng chí” của mình có thể “viết lại lịch sử” thì chỉ thấy nổi bật 2 vấn đề sau: Đánh giá lại “Nguyễn Ánh: công và tội”“vinh danh Alexandar de Rhodes”. Không rõ là ngài DTQ và các “đồng chí” của mình (từ đây gọi tắt là “phe DTQ”) có được ai đó “đặt hàng” hay đơn thuần chỉ là theo trào lưu “đổi mới ngược” giống như các vị “cấp tiến” bên văn hóa nghệ thuật? Còn nếu các vị ấy chỉ làm điều đó theo đúng nhận thức của mình thì tôi cũng rất quan ngại cho nền lịch sử nước nhà! Tôi mở ngoặc ở đây để bàn về chuyện ngoài lề này một tí.

Sử cũng “cấp tiến”

[Mở ngoặc…
Về Nguyễn Ánh và nhà Nguyễn, để phản ứng với nhận định của Viện sử học và quan điểm lịch sử của Nhà nước cho rằng “nhà Nguyễn là một chế độ phản động”, phe DTQ (thuộc Hội sử học – một hội nghề nghiệp) viện dẫn ra đủ loại sự kiện lặt vặt và mớ lý luận kiểu như: Nguyễn Ánh mới thực chất là người thống nhất đất nước (sau khi đánh bại nhà Tây Sơn), dù Nguyễn Ánh có “cõng rắn” Pháp nhưng “con rắn” này chưa “cắn được gà nhà”, có nhờ ngoại bang nhưng khi thống nhất phần lớn là do nội lực, “Kết cục của triều Nguyễn có thể gọi là sự đầu hàng để mất nước. Nhưng đừng quá lời coi đó là sự bán nước vì không thể không nói đến gần 20 năm phản kháng chống xâm lược không chỉ của dân chúng mà cả triều đình”, “cải tạo xã hội chủ nghĩa đã kéo dài sự đánh giá một sắc màu tiêu cực về nhà Nguyễn…”. Đó là sự “ngoa ngôn xảo ngữ” chứ chẳng phải đánh giá lịch sử gì cả! Đánh giá tổng quát thì phải dùng những yếu tố tổng quát, có giá trị quyết định chứ chẳng ai lại đi lấy cái hiện tượng chi li để biện hộ cho cái bản chất cả. Lý luận của mấy “nhà sử học” này làm tôi nhớ lại việc một “con rận” trên Facebook, để bào chữa cho tội ác của lính Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam đã đăng cái ảnh 1 anh chàng lính Mỹ bế mấy đứa trẻ Việt Nam ngồi trên trực thăng tươi cười và “khoe” rằng “lính Mỹ tốt với trẻ em lắm, tới nhà nào cũng cho con nít mấy cái kẹo”!!! Nhà Nguyễn khởi đầu bằng một ông vua năm lần bảy lượt cầu cạnh ngoại bang giúp mình giành lại quyền lực (cùng với đó là “thành tích” tàn hại bách tính của “viện binh” mà cả trăm năm sau nhân dân vẫn còn ớn lạnh mỗi khi nhớ về) và kết thúc bằng một vị vua (Bảo Đại) cũng chẳng ít lần thỏa hiệp, bắt tay với giặc (dù đã có cơ hội về với nhân dân). Giữa 2 khoảng thời gian đó, các vua nhà Nguyễn dẫu đã biết đến sự thay đổi lớn lao của thế giới bên ngoài nhưng thay vì mở cửa đón nhận, cách tân như Minh Trị bên Nhật để xây dựng một quốc gia hùng cường thì lại chọn cách “bế quan tỏa cảng”; khi quân Pháp tấn công Việt Nam (1858), triều đình Nguyễn đã nhanh chóng đầu hàng, dâng vùng đất Nam Bộ cho Pháp (1862). Tất cả những hành động đó nhằm mục đích gì nếu không phải là để duy trì sự thống trị của gia tộc nhà Nguyễn trên mảnh đất Việt này (thà là “thằng chột làm vua xứ mù”!)? Vậy thì đánh giá đó là một triều đại phản động thì có gì là sai? Ông nghị DTQ rất thích viện dẫn lời Bác Hồ để làm minh chứng cho lập luận của mình, nhưng xem ra ngài ấy lại “lờ tịt” tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử. Về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói về nhà Nguyễn” của tác giả Nguyễn Phước Hữu, đăng trên Tạp chí Hồn Việt số 21, tháng 3-2009, phản bác lại phe DTQ.

Về Alexandre de Rhodes, có nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng ông này không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà chỉ là một trong những người có đóng góp công sức cho việc này. Cách đây hơn 10 năm, một học giả người Pháp, tên Roland Jackques cũng cho ra tác phẩm “L’oeuvre de quelques pionniers portugais dans le domaine de la linguistique vietnamienne jusqu’en 1650” (Công trình của mấy nhà tiên phong Bồ Đào Nha trong lĩnh vực ngôn ngữ Việt Nam cho đến năm 1650) để chứng minh sự thật lịch sử trên. Thậm chí, chính Alexandre de Rhodes trong lời dẫn của Từ điển Việt – Bồ – La cũng nói rõ: “… công việc này ngoài những điều tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ-đào-nha…, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ-đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh các Hồng y, vì ngoài những tiện lợi khác, nó còn giúp ích cho chính người bản xứ học tiếng La-tinh…”. Ấy vậy mà phe DTQ “nhắm mắt nhắm mũi” làm ngơ để đòi vinh danh bằng được người đã “nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ” (trong cuốn Divers voyages et missions, Paris, 1653 – Các cuộc hành trình và truyền giáo) và “…ta làm cho Thích Ca là thằng hay dối người ta, ngã xuống…” (Phép giảng tám ngày – Ngày thứ bốn: những đạo vạy)! Thực tế thì họ cũng đã phần nào thành công khi (với sự bảo trợ của một vị cố lãnh đạo nhà nước) đã đặt lại tên đường theo tên ông này tại TPHCM và dựng một bia vinh danh ở Hà Nội. Chưa dừng ở đó, trong đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (2010), “nhà sử học” Dương Trung Quốc và nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng còn vận động thành phố Hà Nội cho đặt “bức tượng tri ân bằng đá hoa cương, cao 3m, rộng 2m nặng 43 tấn” bên bờ Hồ. May mà với sự phản ứng của nhiều tầng lớp nhân dân, Hà Nội đã không ngó ngàng tới “tấm lòng tri ân” của “nhà sử học”!

Lòng tri ân 43 tấn!

Về sự kiện này, bạn đọc Phạm Nhật Thăng (Hàng Gai – Hoàm Kiếm – Hà Nội) của trang web Sách hiếm đã bình luận như sau:
“Gia đình nhà tôi ở đầu phố Hàng Gai, tới thế hệ tôi (năm nay 32 tuổi) đã được 7 đời. Ông tôi năm nay đã 86 tuổi, vẫn mạnh khoẻ, minh mẫn, những hôm trời đẹp vẫn thường đi bách bộ quanh hồ Gươm. Khi nghe chúng tôi nói về việc Hà Nội sắp cho dựng lại tượng đài ông Alexandro de Rhodes để ghi công “người khai sinh ra chữ quốc ngữ”(!), ông tôi bảo: Không biết các nhà sử học đương đại như ông nghị Dương Trung Quốc có biết, hay cố tình lờ tảng sự kiện sau ngày Nhật đảo chính Pháp (3/1945), chính quyền thân Nhật tại Hà Nội đã làm được 1 việc rất có ý nghĩa, đó là đã để cho nhân dân Hà Nội (chủ yếu là học sinh, sinh viên ở các trường do Pháp bảo hộ – ông tôi ở trong số đó) hò reo đi kéo đổ và đem vứt xuống hồ Gươm các tượng đài Alexandro de Rhodes (ở gần đền bà Kiệu bây giờ), tượng bà Đầm Xoè, tượng Du Me…, chỉ để lại tượng đài ông Pát-Xtơ (nhà vi trùng học)ở trước viện Vệ sinh dịch tễ bây giờ. Sau đó sợ việc để tượng de Rhodes dưới bùn hồ Gươm sẽ làm ô nhiễm nơi linh thiêng và sợ Lão Tây gian đó tiếp tục gây hại nên lại cho vớt lên và đên đi vứt bỏ ở đâu đó.
Điều đó nói lên rằng, dân Hà Nội căm ghét và khinh bỉ Lão Tây gian đó đến mức nào!!!”.

“Nhà sử học” nổi tiếng của chúng ta trong buổi trả lời phỏng vấn Bolsa TV năm 2012, khi được hỏi về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa cũng đã hùng hồn thế này:
“Thực ra tôi muốn nói 1 cách chính xác hơn là Hoàng sa ở thời điểm 74 hoặc ở thời điểm xa hơn nữa nó là của VN. Còn nó là của VNCH hay CHXHCNVN thì nó là vấn đề của lịch sử cơ, của mỗi thời kỳ cơ . dù có của 2 chế độ, thậm chí 2 chế độ chống nhau nhưng nó vẫn là 1 quốc gia thống nhất. Tôi nghĩ rằng là chắc là cũng không, cả những người cộng sản phía bắc mà kể cả những người quốc gia phía nam chưa ai nghĩ chuyện là đất nước mình phải chia cắt cả. Mà có lẽ miền Bắc thì muốn nam tiến còn miền nam thì muốn bắc tiến. Đó là cái xung đột của cái thời kỳ, thời kỳ ta tạm gọi là thời kỳ chiến tranh lạnh, mà nó cũng làm cho cái không khí thời tiết chính trị của chúng ta cũng bị cuốn hút vào đấy thôi. Cho nên cần phải khẳng định rõ đấy là của VN. Chứ còn trong bối cảnh đó một cơ sở pháp lý để chúng ta có thể giải quyết một số khúc mắc trong lịch sử về cái quyền quản lý vào thời điểm đó thì chúng ta phải khẳng định cái chế độ VNCH. Và điều này nó phù hợp với luật pháp quốc tế, bởi vì nó là kết quả, cái quy định của cái hiệp định geneve, một cam kết quốc tế mà ai cũng biết cả“.

Nghe qua thì rất hợp lý, rất mạch lạc. Nhưng một “nhà sử học”, chuyên nghiên cứu sử cận đại, mà lại không hiểu rõ bản chất “chống đế quốc Mỹ xâm lược” của cuộc chiến 1954-1975, mà vuốt nó theo cái hướng “xung đột giữa 2 chế độ”, “chiến tranh ý thức hệ” như thế thì hoặc là 1) ngài ấy chẳng hiểu gì về sự thật lịch sử, hoặc là 2) chỉ dùng sử như một công cụ dọn đường cho những ý đồ cá nhân của mình. “Nhà sử học” còn mập mờ nói về “một cam kết quốc tế mà ai cũng biết cả” là hiệp định Geneve để “khẳng định cái chế độ VNCH” trong khi thực tế, cái hiệp định đó chẳng đề cập gì tới việc chia miền Bắc và miền Nam ra thành 2 quốc gia khác nhau cả (VNCH còn đang trong bụng bu Mỹ!). Nếu thực sự mà ngài ấy hiểu rõ bản chất các sự kiện lịch sử này nhưng lại ăn nói ba phải cốt để hài lòng khán thính giả hải ngoại thì “nhà sử học” này lại không có được cái đức tính quan trọng nhất của người làm khoa học: sự trung thực.

Guồng quay “sâu bít” đảo lộn trắng đen – chính tà trong giới sử học cũng có thể thấy qua sự tư duy của ông phó chủ tịch hội sử học, thế này: “Chiến tranh thật khốc liệt với nhiều tội ác và thương tích nhưng đó là một thế kỷ đủ giúp Việt Nam bứt ra khỏi cái thế giới Trung Hoa truyền thống không chỉ về chính trị mà quan trọng hơn là sự tiếp nhận những giá trị văn của văn hoá phương Tây, trở thành một phần di sản và bản sắc của văn hoá Việt Nam hiện đại”. Nhà sử học đi bào chữa cho tội ác chiến tranh của đế quốc như vậy đó! Lý lẽ này có khác gì người ta an ủi 1 cô gái bị cướp – hiếp – đánh đập tàn tệ rằng: dẫu gì thì thằng đó nó cũng đẹp trai! Các “nhà sử học” kiểu này của chúng ta có dám mang cái “thuyết” đó của mình sang Iraq, Afghanistan, Libia,… mà bảo với dân chúng ở đó rằng “chiến tranh thật khốc liệt với nhiều tội ác và thương tích nhưng đó là cơ hội để các bạn được tiếp xúc với nền dân chủ – nhân quyền của thế giới văn minh Hoa Kỳ” không?
….. đóng ngoặc]

Tân cổ giao duyên biện luận pháp

Sở dĩ tôi phải “đóng mở ngoặc” dài dòng về chuyên môn của ngài đại biểu quốc hội nổi tiếng như vậy vì tôi không có thói quen chộp vài lời nói, hành động vô ý của người khác để phê phán. Muốn đánh giá một con người thì ít ra cũng phải dõi theo trong một quá trình đủ dài để thấy rõ hơn bản chất của họ chứ không thể lấy vài hiện tượng ngẫu nhiên để quy kết được. Không như ngài DTQ lấy vài “hiện tượng tốt” của Nguyễn Ánh và triều đại nhà Nguyễn để khuếch đại thành bản chất, đặng từ đó “vinh danh”, “lấy lại công bằng” cho họ!

Ngoài ra, ai theo dõi những phát biểu của ông nghị DTQ sẽ thấy rằng ngài ấy có thể viện dẫn lịch sử vào bất kỳ ý kiến nào của mình, có thể do thói quen nghề nghiệp mà cũng có thể để tăng sức thuyết phục cho lý lẽ của mình (tôi nghiêng về vế sau). Có điều, với cách nhìn lịch sử của “nhà sử học” như tôi đã “kể lể” ở trên, thật khó mà không tin được rằng ngài nghị sĩ DTQ khi trích dẫn các sự kiện lịch sử (hiện tượng) để phục vụ cho mục đích của mình mà không lờ tịt đi nguồn gốc (bản chất) của các sự kiện đó. Một yếu tố nữa không thể thiếu trong lý luận của ngài DTQ là “ở các nước tiên tiến”, “các nước văn minh”,… nhưng cũng như đối với lịch sử, ngài chẳng cần quan tâm đến bản chất của những hiện tượng mà ngài viện dẫn. Ngài luôn biết cách phối hợp cái cổ xưa của lịch sử với cái hiện đại của “thế giới văn minh” trong tư tưởng như một phương pháp luận “tân cổ giao duyên”, hệt như phong cách ngoại hình của ngài. Từ trong ra ngoài, ngài toát lên một “khí chất” không thể che đậy của một ngôi sao “sâu bít” đích thực trên cả hai sân khấu: sử học và nghị trường.
Và vì là sao “sâu bít” nên các phát biểu của ngài ấy chỉ mang tính giật gân (nhắm vào các vấn đề “nhạy cảm”), trọng sự hào nhoáng bề ngoài chứ chẳng có chút thực chất gì cả (như một bài hát POP có giai điệu hay hay, ca từ trơn tru, rộ lên 1 tí rồi trôi tuồn tuột vào quên lãng). Thậm chí, những ý kiến của ngài hầu hết là đi ngược lại lợi ích của xã hội (ngược ngạo để tạo sự khác biệt là “bài tủ” của giới “sâu bít” nhưng được nhiều người hàm hồ đóng cho cái nhãn “cấp tiến”) nên chẳng làm nên trò trống gì cả ngoài việc được đám báo chí lá cải lăng xê cho tăng độ giật để câu khách. Có thể kể ra đây vài “sáng kiến” vô bổ (thậm chí độc hại) được sự nhiệt tình cổ vũ của ngài nghị “sâu bít” này: đường sắt cao tốc bắc nam, luật biểu tình, “văn hóa từ chức”, hợp pháp hóa mại dâm, đổi tên nước và mới đây nhất là đốt pháo vào dịp tết,…

Thò hiện tượng, giấu bản chất

Tôi không hề có ý coi thường cái gọi là “văn hóa từ chức”, thậm chí rất hoan nghênh nếu điều đó có thể trở thành sự thực. Có điều tôi cho rằng người ta đã lạm dụng 2 từ “văn hóa” trong trường hợp này. Văn hóa là sự kết tinh của kinh nghiệm, thói quen trong cuộc sống về mọi lĩnh vực tinh thần, vật chất để tạo nên một nếp sinh hoạt phù hợp với các thành viên trong cộng đồng, xã hội. Do đó, người ta không thể chỉ khơi khơi đưa ra 1 lời kêu gọi (cho dù hợp lý) mà hình thành được “văn hóa” như đề nghị của ngài DTQ với ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. “Văn hóa từ chức”, nếu có, thì phải hình thành từ “văn hóa cách chức”, tức luật pháp nghiêm minh, có quy định rõ ràng về trách nhiệm công vụ của từng chức vụ cụ thể, để cho người vi phạm ý thức rõ được hậu quả mình sẽ nhận mà “tự xử” trước. Trong khi đó, ngài DTQ đưa ra một câu “chất vấn” mang tính “sốc ngôn” để lấy điểm (trong mắt ai đó) và khi thấy không làm khó thủ tướng được thì giả lả “chất vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp thì nhân dân yên tâm, tức là an dân”. Đó không phải là cách làm việc xứng tầm Quốc hội, nói cho có, nói mà chẳng để làm gì, chẳng hiểu vấn đề. Đặt ra “văn hóa từ chức” kiểu đó, như tôi thì tôi cũng hỏi lại: thế các vị đại biểu QH đã ai có “văn hóa từ nhiệm” khi không hoàn thành trách nhiệm cử tri giao chưa? Đúng ra, trong vai trò một ĐBQH thì ngài DTQ có thể đề nghị lên Quốc hội xem xét việc đánh giá trách nhiệm của thủ tướng, đề nghị bỏ phiếu để bãi nhiệm thủ tướng nếu cảm thấy thủ tướng không xứng đáng giữ chức vụ này nữa.

Cũng qua “chất vấn” này của ngài nghị sĩ, có thể thấy xuất hiện cả 2 yếu tố sở trường của ngài: yếu tố lịch sử (trường hợp TBT Trường Chinh) và “điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm”. “Nhà sử học” đưa ra hiện tượng TBT Trường Chinh từ chức nhưng lờ tịt đi bản chất rằng đó là kết quả của Hội nghị BCH TW 10 khóa II (09/1956), tức là quyết định của tập thể lãnh đạo Đảng. Trong khi đó, tại Hội nghị BCH TW 6 khóa XI (10/2012), “Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”. Đó cũng là một quyết định của tập thể lãnh đạo. Ngài nghị sĩ viện dẫn hiện tượng một số quan chức từ chức ở “các quốc gia tiên tiến” mà lờ tịt bản chất chế độ chính trị và các vấn đề đằng sau hiện tượng đó. Lấy ví dụ là việc các thủ tướng Nhật Bản đua nhau từ chức, nhiều đến mức mà công chúng còn chưa kịp quen mặt thuộc tên ông này đã thấy ông khác lên thay: 17 thủ tướng trong vòng 24 năm qua, trừ trường hợp “của hiếm” Koizumi được hơn 5 năm tại vị, các ông khác đều ngồi chưa ấm chỗ (hơn 1 năm). Nếu gọi đó là “văn hóa” thì nó phải là thứ “văn hóa độc hại” đối với một quốc gia bởi nền chính trị của nó đã bị lũng đoạn. Ngay cả trong một công ty người ta cũng vô cùng cân nhắc khi phải thay đổi một vị trí lãnh đạo vì điều đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác về phương hướng phát triển, văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc,…

CTQH Nguyễn Sinh Hùng trao đổi với ĐB Hà Sỹ Đồng và ĐB Dương Trung Quốc tại kỳ họp 5, QH khóa XIII

Nhưng vấn đề lớn trong bài chất vấn thủ tưởng này không nằm ở cụm từ nóng bỏng “văn hóa từ chức” dẫu rằng dư luận phần đông bị cuốn theo đề tài ngọt ngào này, mà là: “Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?”. Đây là một chiêu tung hỏa mù để biến 2 thực thể vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau như hình với bóng thành 2 sự lựa chọn riêng biệt, nói ngắn gọn là chia rẽ. Có thể tin một vị ĐBQH đã trải qua 3 khóa, hơn 10 năm hoạt động chính trị ở cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước mà không hiểu về thể chế chính trị Việt Nam, vai trò Đảng cộng sản trong thể chế này? Mỗi Đảng phái chính trị đều đại diện cho lợi ích của một bộ phận người dân trong xã hội. Hiến pháp, điều lệ Đảng CSVN đều ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”. Như vậy, Đảng CSVN là đại diện cho lợi ích của đại đa số nhân dân trong cả nước, trừ phi ngài DTQ chứng minh được rằng số “nhân dân không lao động” trong nước ta nhiều hơn số “nhân dân lao động”. Tất nhiên, trong thực tế có những Đảng viên đã không tuân thủ điều lệ Đảng, đã lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái lại lợi ích chung, thu vén lợi ích riêng,.. nhưng điều đó không có nghĩa rằng Đảng CSVN, tức là 1 tập thể hơn 4 triệu người “đồng lòng nhất trí” đứng về phía ngược với lợi ích nhân dân. Chừng nào điều lệ Đảng, cương lĩnh chính trị Đảng còn khẳng định “đại diện cho nhân dân lao động” thì chừng đó Đảng CSVN và nhân dân Việt Nam còn là 1 thực thể khắng khít, cùng chung chí hướng, lợi ích,; chừng đó những kẻ làm trái ý chí của Đảng còn là những “con sâu” ẩn núp trong “cây đại thụ” này để kiếm ăn. Sâu là sâu mà cây là cây. Người dân muốn cây tiếp tục tỏa bóng mát, che nắng che mưa, ra hoa ra trái thì phải giúp cây bắt sâu. Cây muốn tiếp tục sống lâu, khỏe mạnh thì cũng phải tự tiết ra kháng thể để chống lại lũ sâu đang đục khoét thân mình. Thủ tướng là một Đảng viên, được bầu ra để giữ trọng trách thực hiện công tác điều hành chính phủ, tức cũng là thực thi nhiệm vụ của Đảng đối với nhân dân. Thủ tướng mà “nặng trách nhiệm với Đảng” thì cũng tức là “nặng trách nhiệm với nhân dân” chứ làm sao có chuyện “nhất bên trọng nhất bên khinh” như ngài ĐBQH 3 nhiệm kỳ liên tiếp nói được? Trừ phi, “nhân dân” mà ngài đại diện khác với “nhân dân” mà Đảng CSVN đại diện. Trừ phi ngài DTQ phát hiện ra rằng bản chất Đảng CSVN là đi ngược lại với lợi ích của đại đa số người dân. Xem ra, chỉ một câu nói ỡm ờ của ngài mà hội đủ cả trí lẫn trá!

Một trong những dẫn chứng lịch sử mà “nhà sử học” DTQ “khoái khẩu” là các câu nói, hành động của Bác Hồ, bởi ngài ấy biết ảnh hưởng lớn lao của hình ảnh Người trong lòng người dân Việt. Khi cổ vũ cho việc đổi tên nước, ngài cũng chẳng có được lý lẽ gì ra hồn ngoài việc cho rằng đó là tên do Bác Hồ đặt. Mới đây, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ (mấy ngài “cấp tiến” như DTQ rất thích được “hợp tác” với mấy cái loa chống cộng này), “nhà sử học” nói rằng:
“Tại sao cụ Hồ Chí Minh, là một chiến sĩ cộng sản, đã từng hoạt động rất lâu năm ở nước Nga Xô Viết, là một chiến sĩ quốc tế cộng sản, vậy mà khi dành được độc lập cụ lại không áp đặt chế độ Xô Viết năm 1945?
….
Chúng ta biết năm 1976, tức là chỉ một thời gian rất ngắn sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa đã bị sụp đổ, thì việc thống nhất lãnh thổ, thống nhất hành chính, trong đó có thống nhất quốc danh, gần như là một nhu cầu hết sức bức xúc…. Vì thế hình như lúc đó phải chăng người ta muốn chọn một cái tên gì đó để không tạo ra mội cái hình thức là miền Bắc thôn tính miền Nam, thế nhưng lại có một lý do nữa là tại sao không chọn một cái tên nào khác?”
Nếu những câu nói này là của một người dân bình thường thì tôi cũng có thể hiểu được nhưng nó lại được thoát ra từ chỗ nhai cơm của một “nhà sử học”. Vấn đề về đổi tên nước tôi đã phân tích khá kỹ trong bài “Đòi đổi tên nước, các nhà “lật pháp” “tung chiêu” vào chế độ?” nên không nói ở đây nữa. Một người nghiên cứu sử thì không chỉ đi góp nhặt những chi tiết rồi đóng thành sách là xong, mà còn phải biết liên hệ giữa các sự kiện, bối cảnh lịch sử (hiện tượng) để tìm ra bản chất của chúng. Nếu  “nhà sử học” nổi tiếng này thực sự chỉ nghĩ được như những lời ngài ấy trả lời phỏng vấn thì có lẽ người ta đã tôn sùng một “bộ óc vẹt”! Nhưng e rằng không phải là thế, chẳng qua là ngài ấy diếm đi những thứ không phù hợp với ý đồ của mình, ví dụ như việc Bác đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt Nam, trong đó có: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Thật ra, những gì ngài nghị sĩ “cấp tiến” đang thể hiện đã được dân chúng “ở các nước tiên tiến” thấu hiểu từ lâu và họ xếp những vị chính khách sa-lông, làm luật theo đơn đặt hàng như vậy cùng với đám luật sư “hút máu” vào nhóm những kẻ đáng khinh nhất xã hội, những kẻ kiếm sống bằng “mồm loe mép giải”, hay nói một cách dân giã là “đĩ miệng”.

Ai đạo đức giả?

Nhắc đến “đĩ”, tôi lại nhớ đến việc nhà sử học kiêm nghị sỹ của chúng ta chê bai “thói đạo đức giả” của người dân Việt Nam khi không dám hợp pháp hóa mại dâm. Ngài nói:

“Cần bắt đầu bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, dù vẫn phải giữ gìn truyền thống. Cần bớt đi thói đạo đức giả. Bởi không thể nói bản chất xã hội chúng ta là hoàn toàn không có chuyện đó. Các quốc gia khác, ở những trình độ phát triển khác nhau, nền tảng văn hóa khác nhau, cũng có những cách xử lý khác nhau, cái gì hợp nhất với mình thì làm theo. Đừng nói mình là biệt lập, là đặc thù. Tôi cho rằng nên coi đó là một hiện thực. Và vì thế cần có 1 bộ luật để công nhận và quản lý mại dâm.

Chúng ta nhìn cởi mở hơn, gần gũi với thực tiễn hơn, trên nền tảng quyền sống của người phụ nữ, để trên cơ sở đó, giải quyết vấn đề. Chứ thực tế càng thắt, càng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Xây dựng luật là xây dựng một hành lang pháp lý để các hiện tượng được phát triển một cách lành mạnh, chứ không phải để đối phó với cái chúng ta gọi là tệ nạn”

Nói thực, tôi thấy thật tội nghiệp cho ông nghị Hoàng Hữu Phước khi bị đám truyền thông kền kền dập tơi tả vì cái tội nói ông Dương Trung Quốc có “tứ đại ngu” trong đó có cái “ngu” hiển nhiên như câu phát biểu trên đây. Chỉ một câu nói ngắn nhưng có đầy đủ mùi vị của món … cháo lươn lẹo. Miệng thì leo lẻo “vẫn phải giữ gìn truyền thống” (không xem mại dâm là một nghề, thậm chí vô cùng khinh ghét) nhưng liền ngay sau đó lại “cần bớt đi thói đạo đức giả”. Ôi, cái truyền thống bảo vệ phẩm giá của người phụ nữ của cha ông ta đối với nhà sử học chỉ là “thói đạo đức giả”! Như thường lệ, nhà sử học lại “biến hình” thành nhà chính trị với lý lẽ về “quyền sống của người phụ nữ”, “mình là biệt lập, là đặc thù”. Nhân danh nhân quyền là chiêu thức quen thuộc của các vị “cấp tiến” hiện nay. Có điều, ông nghị của chúng ta không chịu hiểu rằng bảo vệ phẩm giá người phụ nữ mới chính là bảo vệ quyền làm người của họ chứ không phải cổ vũ cho việc biến họ thành một món hàng. Thử ngó ra thế giới xem có tổ chức phụ nữ nào cổ vũ cho cái “quyền” đó của họ không hay hàng trăm tổ chức như vậy đang vận động ráo riết kêu gọi cấm tuyệt mại dâm dưới mọi hình thức trên cả châu Âu. Chẳng lẽ ngài nghị sỹ khả kính của chúng ta lại thấu hiểu quyền phụ nữ hơn chính bản thân họ?

Một thiên thần nằm ở trên giường – Bé gái mới 10 tuổi, rất đáng yêu và xinh đẹp – Một người đàn ông béo phì cúi xuống hôn – Đạo diễn hô “Cắt”.

Đó là một bộ phim nói về nhà thổ ở Đức. Nhưng nó không phải là một nhà thổ bình thường, mà dành cho những người thích mại dâm trẻ em.

Nhiều người thắc mắc “Liệu việc đó thực sự có ở Đức hay chăng?”.

Đạo diễn bộ phim trả lời thẳng “Đây không phải là hư cấu mà dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật!”

Năm 2011 có khoảng 640 trường hơp bị ép làm mãi dâm ở Đức bị phát hiện và cứ 6 trường hợp thì có 1 trường hợp dưới 18 tuổi! Tình trạng báo động ở Đức vì con số ấy đã gấo 2 lần so với năm 1999. Đáng nói hơn cả là số lượng các vụ bị phát hiện ra quá nhỏ so với thực tế, các chuyên gia an ninh cho biết chỉ có 3 trong 100 trường hợp bị phát hiện.

Rất nhiều nạn nhân là các cháu bé từ các nước đông Âu, nơi mà người ta nói có cả những vụ bán đấu giá phụ nữ xảy ra hàng ngày. Giá cho một cháu gái thông lệ ở khoảng 4-5 con số, tức là khoảng vài ngàn Euro cho tới vài chục ngàn Euro.
Một số trường hợp lạm dụng trẻ em từ người Đức:
– Năm 2010 sau vụ thiên tai ở Haiti, một số người Đức núp danh từ thiện sang hãm hiếp, quay phim các cháu nhỏ. Sau đó họ làm giả giấy tờ, đưa một số cháu sang Đức và bán. Tháng 4 năm 2011 đã bị bóc gỡ.
– Vụ cháu Pascal: Mùa thu năm 2001 cháu Pascal 6 tuổi, bị mất tích cho tới nay. Trước vành móng ngựa là 4 người phụ nữ và 8 người đàn ông bị cáo buộc vào năm 2007 lạm dụng tình dục cháu bé và thủ tiêu . Về sau họ được tuyên trắng án vì không tìm ra chứng cớ.
– Cuối tháng 1 năm 1999, cảnh sát đột nhập vào nhà chứa ở Leipzig. Trong suốt hai năm liền, nhiều cháu gái tủôi từ 13-19 bị giam giữ và ép phải tiếp khách mua dâm.

Có nhiều nghi vấn sau khi bộ phim phát sóng trên đài ARD vào tối nay 16.01.2013 có những khuôn mặt là luật sư, chính trị gia, quan tòa,…. cũng là những nhân vật mua dâm các cháu vị thành niên, cũng chính là lấy từ vụ án ở Leipzig.
Và như thế, có rất nhiều chính trị gia, những người nổi tiếng hoặc giàu có đều là khách hàng quen thuộc của các cháu bé, nhưng tại sao họ không mở rộng điều tra?

Nữ Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Liên minh phòng chống buôn bán phụ nữ quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế thu thập tại các nước đã hợp pháp hóa mại dâm (Đức, Hà Lan, Úc) đã liệt kê những thất bại và tác hại của biện pháp hợp thức hóa mại dâm:

  1. Tạo cơ hội cho bọn ma cô buôn người, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục. Ví dụ Đức, Thái Lan, Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ (đều là những nước có mại dâm công khai) là các điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn người.
  2. Hợp pháp hóa không thể giúp kiểm soát được mại dâm mà chỉ khiến nó lan tràn thêm. Tiền thuế mà nhà nước thu được rất ít, mà phần lớn chui vào túi bọn chủ chứa, mafia trong khi chi phí bỏ ra để duy trì hệ thống “phố đèn đỏ” và y tế cho gái bán dâm, cũng như truy quét các loại tội phạm “ăn theo mại dâm” (như ma túy, trộm cướp…) lại rất lớn. Nhà nước thu được 1 đồng thuế thì lại phải chi ra vài đồng vì những tác hại gây ra.
  3. Làm gia tăng “mại dâm chui, gái đứng đường” không giấy phép (do gái bán dâm không muốn phải nộp thuế và bị quản lý), kéo theo đó là bạo lực đường phố và làm giả giấy phép. Rốt cuộc lại tồn tại song hành cả “mại dâm hợp pháp” lẫn “mại dâm bất hợp pháp”, việc truy quét vẫn cứ phải tiến hành như trước trong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thể xác minh gái mại dâm có hay không có giấy phép hành nghề, giấy phép đó là thật hay giả).
  4. Làm gia tăng nạn mại dâm trẻ em. Không còn sợ bị pháp luật trừng trị, nhiều em bị gia đình bán vào nhà thổ, nhiều em khác sẵn sàng tham gia bán dâm để kiếm tiền tiêu xài khi không được cha mẹ đáp ứng.
  5. Không giúp bảo vệ gái mại dâm, họ vẫn bị đối xử tàn nhẫn. Bởi thực tế, các trùm tội phạm mới là kẻ thực sự điều khiển lĩnh vực này. Các quy định bảo vệ mà chính phủ đề ra chỉ là trên giấy, hiếm khi tồn tại trên thực tế.
  6. Làm tăng nhu cầu mại dâm. Việc không còn bị pháp luật chế áp, răn đe khiến cho đàn ông (nhất là thanh niên trẻ) không còn lo sợ và càng có nhu cầu mua dâm ở quy mô rộng lớn hơn nhiều, khiến kỷ cương xã hội rối loạn, làm hư hỏng đạo đức thanh thiếu niên và đe dọa hạnh phúc mỗi gia đình.
  7. Không giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Theo thống kê, phần lớn khách hàng nam giới không tuân thủ quy định về an toàn khi quan hệ, gái mại dâm phải chịu đựng để giữ khách mà không hề có cảnh sát nhắc nhở như chính phủ từng hứa hẹn.
  8. Không tăng cường sự lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, mà còn khiến nhiều người bị lũ tội phạm (thậm chí gia đình mình) đẩy vào con đường này để kiếm lợi từ thân xác họ.
  9. Chính các phụ nữ mại dâm đa phần không muốn hợp pháp hóa ngành công nghiệp tình dục. Họ cảm thấy tủi hổ, bị xa lánh khi tên tuổi mình bị thông báo công khai. Họ đều xem đó là con đường nhục nhã, đã tước đoạt sức khỏe, danh dự và cuộc đời họ, và không muốn con em mình lại sa vào con đường này.

Cuối cùng bà kết luận: “Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm của chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội”.

Ngay cả về cái điệp khúc “mình là biệt lập, là đặc thù” (là “ốc đảo dị thường”), ngài nghị sỹ cũng cho thấy sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình chơi trò “lập lờ đánh lận con đen”) của mình: thực tế thì đại đa số các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều cấm mại dâm (kể cả “thiên đường sex” Thái Lan). Một số “nước tiên tiến” đã thử và “suýt chết vì thiếu hiểu biết”, nên đã đưa ra khuyến cáo cho thế giới “đừng thử dù chỉ một lần”: Đức mới đây cũng đã kêu giời về sai lầm của mình và đang tiến tới bỏ việc hợp pháp hóa mại dâm.
Giải phóng con người là một trong những giá trị quan trọng của CNXH nên các thế lực chống phá luôn rất muốn Việt Nam hủ hóa con người một cách hợp pháp. Họ muốn rút dần từng viên gạch trong cái nền móng CNXH đang bước đầu xây dựng tại nước ta. Và ngài nghị sĩ DTQ đã (vô tình hay cố ý) “nối giáo cho giặc” kêu gọi cho “các hiện tượng (như mại dâm) được phát triển một cách lành mạnh”! Làm thế nào mà “phát triển lành mạnh” một hiện tượng mà bản chất của nó đã là không lành mạnh? Ngớ ngẩn!

“Sâu bít” nghị trường

Trào lưu “sâu bít” mà biểu tượng là ngôi sao sáng chói DTQ hiện đang có dấu hiệu hoạt động mạnh trong sinh hoạt nghị trường, một phần rất lớn là nhờ sự cổ vũ của giới truyền thông lá ngón. Trong hầu hết các màn “trình diễn” của ngôi sao DTQ, có thể thấy được sự hời hợt về nội dung nhưng hào nhoáng về hình thức, vậy mà hệ thống truyền thông nhất loạt cổ vũ. Rất hiếm có bài nào phản bác lại những trò mị dân này, nếu có thì lại bị đánh cho te tua như trường hợp ông nghị Hoàng Hữu Phước (dù rằng ngài thạc sỹ kinh doanh quốc tế này cũng đã mắc lỗi trong việc chọn cách diễn đạt). Với sự đồng lõa đó của truyền thông, các ông bà nghị khác có vẻ như đang chịu một áp lực về màn trình diễn của mình trong diễn đàn quốc hội. Một số vị có vẻ đang ép mình dạn dĩ hơn trong phát biểu những điều gây sốc, thậm chí ngây ngô! Không thể tưởng tượng nổi khi ông nghị T.M.H (đoàn Cà Mau) hồn nhiên phát biểu ngay trên truyền hình trực tiếp là: “Quốc hội Việt Nam không có quyền phong hay phong cấp hàm của bất cứ một quốc gia nào khác” bởi có lẽ ông không hiểu câu “Quốc hội có quyền quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác” trong Hiến pháp! Trường hợp ông nghị Huỳnh Thành (Gia Lai) thì có vẻ như chứng kiến tên tuổi ngài nghị sỹ ngôi sao DTQ nổ lốp bốp trên báo về kiến nghị đổi tên nước nên khi thấy kiến nghị này không được thông qua liền chớp cơ hội đưa ra đề xuất đổi lời quốc ca, với cái lý lẽ mà đám “tuyên truyền viên diễn biến” đã nhai đi nhai lại hàng chục năm qua: ca từ “sắt máu”! Có lẽ ông nghị này ở vùng sâu vùng xa nên không nắm được rằng tiêu chí hàng đầu của “sâu bít” là phải tươi mới, phải dị. Thiếu kinh nghiệm trình diễn nên ông lại đi đề xuất kiểu “ăn theo” một sự kiện vừa xẹp (hết “hot”), nhất là khi ông chưa phải là một ngôi sao. Bởi vậy nên đề xuất của ông ấy vừa nổi lên mặt báo là bị dư luận dập te tua mà chẳng có ma nào thèm đứng ra vỗ tay một tiếng khích lệ.

Một biểu hiện khác của các nghị sĩ “sâu bít” là các vị ấy sẵn sàng phát biểu vung vít về những chuyện giật gân ở đâu đâu nhưng những vấn đề của chính chuyên môn, địa phương mình thì họ lại rất “thẽ thọt”. Lại lấy ví dụ về ngôi sao sáng chói của chúng ta: chuyên môn chính là sử học, địa phương đầu quân là Đồng Nai. Ấy vậy mà tuyệt nhiên chẳng thấy ngài ấy đả động gì đến đời sống dân sinh, các vấn đề kinh tế – chính trị – xã hội tại Đồng Nai cũng như cách thức phát triển khoa học lịch sử nước nhà trong bối cảnh ẩm ương hiện nay. Phải chăng các cử tri mà ngài ấy đại diện đều đã có một cuộc sống viên mãn? Hay là do ngài ấy có hậu phương vững chắc ở Hà Nội nên cũng chẳng cần bận tâm nhiều đến tiền phương trong này? Thậm chí, khi trả lời báo chí về việc xuống cấp của việc giáo dục sử học, ngành khoa học đã làm nên tên tuổi cho mình, “nhà sử học” phán xanh rờn: “Bây giờ có doanh nghiệp nào cam kết thí sinh thi nhất môn Sử, sau này tốt nghiệp đi làm trả lương 3.000 USD mỗi tháng, tôi đoán chắc sẽ có nhiều em theo Sử”. Ôi, tư duy của ngài ấy mới tuyệt vời làm sao! Theo cách nghĩ của ngài thì có lẽ còn lâu thật là lâu nữa môn sử mới có hy vọng ngóc đầu dậy được! Mới đây mấy vị lãnh đạo của tập đoàn lương thực lớn nhất cả nước, ăn lương hơn 3000 đô một chút còn bị người ta xúc xiểm tối mặt tối mũi đấy thôi.

Cũng cái kiểu “nói cho có, nói lấy được” ấy, ngài nghị sỹ đầy trách nhiệm bày tỏ: “Tôi hoan nghênh chủ trương cho phép pháo hỏa thuật chỉ có ánh sáng, hiệu ứng âm thanh. Đến lúc nào đó kể cả pháo nổ cũng nên như vậy, nhưng phải quản lý tốt. Ngài ấy luôn đúng! Nhưng làm thế nào để “quản lý tốt” thì ngài ấy không chịu “bật mí”. Nói kiểu ngài ấy thì tôi có thể phán cả ngày: tôi ủng hộ cho đua xe, tăng cường gái điếm (cái này hợp ý ngài ấy), trồng cần sa, cờ bạc,… nhưng phải quản lý tốt. Có điều “quản lý tốt” không phải là việc của ngài ấy nên có chuyện gì xảy ra với người dân thì đừng réo tên ngài ấy ra mà chửi! Còn nhớ cách đây gần 10 năm, khi Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm đốt pháo tại nhiều thành phố thì riêng trong đêm 30 rạng sáng mùng 1 Tết tại Bắc Kinh (nơi chưa áp dụng bỏ cấm đốt pháo) thì đã có hơn 300 người bị thương và 1 chết do pháo! Vậy ai sẵn sàng làm nạn nhân cho những ý thích ngẫu hứng của mấy ngài ấy? Mà nói thật, với cái điều kiện “quản lý tốt” thì đất nước cũng chẳng cần đến mấy ngài nghị sỹ mỗi năm hai lần họp nhau lại để “chém gió” như thế!

Biểu tình (theo cách hiểu thông thường) chỉ là một trong những hoạt động thuộc phạm trù “tụ tập đông người”. Do đó, nếu có một luật điều chỉnh hành vi này thì đó phải là luật về “tụ tập, diễu hành” chứ không phải luật biểu tình. Điều đó cũng như Luật Giao thông đường bộ điều chỉnh các hành vi của xe máy, ô tô, xe thô sơ,… chứ không ai lại làm luật riêng cho từng loại xe. Nhìn ra thế giới: Mỹ không có “luật biểu tình” mà “quyền biểu tình” được quy định trong tu chính án thứ nhất hiến pháp Mỹ (như Điều 69 Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định). Mỹ chỉ có những văn bản luật “chống biểu tình” như dự luật H.R.347. Ở Đức cũng chẳng hề có luật biểu tình mà chỉ có “Luật về tụ tập và diễu hành”Gesetz über Versammlungen und Aufzüge (Versammlungsgesetz).

Kỳ họp thứ 5 quốc hội khóa XIII năm nay, khi nói về Luật biểu tình ngài Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) đã phát biểu sốc không kém “ốc đảo dị thường” của ngài DTQ năm ngoái, là: ta đã “nợ” dân Luật Biểu tình 68 năm (từ 1959 khi Hiến pháp đã hiến định quyền biểu tình của người dân). Không biết có phải ngài ấy cũng muốn bước vào thế giới “sâu bít” bằng những phát ngôn ấn tượng hay do ngài ấy không hiểu rằng luật ra đời là để điều chỉnh những hành vi trong xã hội khi nhu cầu về các hành vi đó trở nên thực sự cần thiết. 68 năm qua nhu cầu biểu tình có cần thiết hay không? Thực chất thì khi cần, vẫn có những cuộc biểu tình lớn như biểu tình phản đối Mỹ, phản đối Trung Quốc (1988). Một vài năm gần đây, cùng với sự căng thẳng của tình hình biển Đông, một số kẻ lợi dụng danh nghĩa biểu tình chống Tàu để quấy rối, chống phá chế độ nhưng “phong trào” đó ngày càng xẹp lép khi người dân hiểu ra bản chất vấn đề (vụ mới đây nhất, CN ngày 2/6/2013 chỉ có vài mống loe ngoe nằm ăn vạ ở Hà Nội). Đúng ra thì nếu có những điều luật để siết chặt kỷ cương, trừng trị những kẻ lợi dụng biểu tình này lại thì cũng tốt nhưng so với các vấn đề khác của xã hội, của đất nước thì điều đó đã thực sự cần thiết chưa, nhất là trong hoàn cảnh nhiều ông bà nghị sỹ vẫn chưa hình dung được gì về luật biểu tình. Do đó, các vị ấy nên tập trung vào giải quyết “món nợ” lớn nhất với nhân dân là làm sao giảm thiểu tình trạng tham nhũng, lãng phí, phát triển giáo dục, y tế, môi trường, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, cải thiện đời sống nhân dân,…

☺☻☺

Trào lưu “sâu bít” xét cho cùng là một trò mị dân bằng ba tấc lưỡi của các ông bà nghị. Nó cũng hay ho như kiểu mấy cô nàng lúng liếng khơi tình buông lời ong bướm nhưng dân ta dẫu ham thì ham vẫn quyết theo nàng “quần đen áo trắng nết na dịu dàng”. Bởi thế, dẫu không có tiếng nói phê phán, phản bác nào rõ ràng nhưng đối với các đề tài “nóng bỏng” mà các “ngôi sao sâu bít” nghị trường ra sức quảng bá đều nhận được cái lắc đầu “em chả” từ quốc hội. Có điều với ảnh hưởng to lớn của vị thế “ngôi sao”, lại được sự tiếp tay của truyền thông lá ngón, nếu các cấp lãnh đạo nhà nước và quốc hội không kịp thời chấn chỉnh thì rất dễ “đêm dài lắm mộng”. Đừng để một ngày, các “ngôi sao nghị trường” ảo tưởng về mình mà gây ra những hậu quả như chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia (phá quốc thì có!) Kem Sokha của quốc gia “dân chủ” láng giềng.

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍