Chủ quyền Hoàng Sa không phải là lợi ích duy nhất của đất nước và nhân dân
Theo nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Dy Niên thì: “Trong giới hạn hiểu biết của cá nhân tôi, việc Trung Quốc trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam là rất khó có thể xảy ra. Tầm nhìn từ nay đến 2050 hay thậm chí 2100 cũng chưa thấy khả năng ấy. Tuy nhiên, cho dù thế nào thì chúng ta cũng luôn phải khẳng định và tiếp tục đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa nói riêng cũng như biển Đông nói chung. Từ người công dân Việt Nam 2014 đến người công dân VN 2100 thì vẫn phải ghi nhớ điều đó.”
Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Dy Niên. Giáo dục các em về lịch sử Hoàng Sa cũng tốt thôi, nhưng với điều kiện nó không mâu thuẫn với các lịch sử thời kỳ khác của dân tộc, đặc biệt là lịch sử hai cuộc kháng chiến, là giai đoạn lịch sử đang bị nhiều thế lực phản động cố gắng tìm đủ mọi cách xuyên tạc, và nhất là không mâu thuẫn với hệ giá trị ngàn năm nay của dân tộc Việt Nam.
Nếu vinh danh một quân đội theo giặc xâm lược, đưa đến sự gián tiếp quảng bá làm đẹp hình ảnh của một chính quyền phục vụ cho giặc, “rửa mặt” đội quân này, thì thử hỏi điều đó sẽ chuyển tải thông điệp gì cho con cháu? “Mỗi khi đất nước bị xâm lược thì các em cứ thoải mái đi lính ngụy đi”? “Dù cho các em đi lính cho một giặc xâm lược cũng không sao, miễn sao các em có ‘đánh nhau’ với một bọn giặc xâm lược khác, thì các em sẽ được vinh danh”?
Một là ông viết về lịch sử đúng theo phong cách cha ông: Kẻ cướp nước, kẻ bán nước, kẻ cướp đảo đều là xấu! Hoặc là ông viết theo kiểu trung lập máy móc cũng có thể tạm chấp nhận, nhưng như vậy thì ông phải đưa vào bài đầy đủ sự hèn nhát, những mờ ám, và trách nhiệm để Hoàng Sa lọt vào tay Trung Quốc của Mỹ-ngụy.
Chứ ông không thể viết theo cái kiểu đánh tráo lộn sòng, lẫn lộn trắng đen, cào bằng các bên, rằng Mỹ-ngụy là tốt, rằng Mỹ là “đồng minh” của ngụy, rằng Mỹ nếu mà “giúp” chính quyền Sài Gòn thì VN đã không “mất đảo”. Rằng ngụy là kẻ “bảo vệ Tổ quốc”, “giữ gìn đất nước”, “yêu nước thương nòi”, “anh hùng đánh giặc”, “chiến đấu ngoan cường”.
Tại sao một chính quyền và quân đội bán nước bỗng dưng “nỗ lực vì nước”, “nỗ lực bảo vệ đất nước” đột xuất? Tại sao trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân Giải phóng đang chiến đấu bảo vệ đất nước trước giặc xâm lược Mỹ và bọn bán nước ngụy quyền, trong khi nhiều phần của miền Nam đang bị Mỹ thống trị, trong khi Hoàng Sa đang dưới thực quyền cai trị của Mỹ, thì tại sao cuộc giao tranh 15-20 phút gọi là “hải chiến Hoàng Sa” đó lại có ý nghĩa “bảo vệ đất nước”?
Ông muốn bảo vệ đất nước thì ông ra bưng biền kháng chiến đánh đổ ngụy quyền tay sai, lật đổ chế độ thuộc địa kiểu mới, trục xuất các quân nhân Mỹ mặc thường phục, các sĩ quan Mỹ dưới mác “tùy viên quân sự” ra khỏi Việt Nam, trục xuất người lính Mỹ cuối cùng ra khỏi VN thật sự, đem lại thực quyền cho người Việt Nam, chính trị Mỹ nắm và lãnh đạo, kinh tế Mỹ nắm và nuôi, quân sự Mỹ nắm và chỉ đạo, thì ông “bảo vệ đất nước” kiểu gì? Ông “bảo vệ lãnh thổ” cho Mỹ, “bảo vệ biển đảo” cho sự tìm kiếm khai thác dầu của Mỹ, “bảo vệ lãnh hải” để chống Đường Hồ Chí Minh trên biển, hay bảo vệ cho dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam?
Khi đất nước đang bị Mỹ xâm lược, khi đất nước đang lâm nguy, nếu ông muốn bảo vệ đất nước thì ông phải ra bưng biền, ra vùng giải phóng kháng chiến chống Mỹ để cứu nước chứ không phải là ra Hoàng Sa giữ đảo cho Mỹ rồi hô là yêu nước, bảo vệ đất nước!
Rõ ràng, ca ngợi quân ngụy Sài Gòn là hành động cào bằng, gây rối loạn lịch sử, gây rối loạn hệ giá trị ngàn năm của lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam, làm rối loạn nhận thức lịch sử, nhất là lịch sử hiện đại Việt Nam, lịch sử cách mạng Việt Nam.
Nguyên TBT Đỗ Mười trong bài chính luận ngày 4/11/2005 trên báo Nhân Dân “Về định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng đất nước ta hiện nay”, đã chỉ ra: Liên Xô sụp đổ một phần lớn vì để bọn phản động “nã pháo” vào nền tảng tốt đẹp đã từng tạo nên thành tựu và chiến công của chế độ, kích thích những rối loạn tư tưởng trong xã hội.
Vấn đề Hoàng Sa đúng là cần phải “còn nước còn tát”, nhưng nên biết cân bằng và nhận thức rõ ràng cái gì trước mắt, cái gì còn xa. Không được trông xa bỏ gần, cào bằng lịch sử, cào bằng cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Hoàng Sa chưa thấy tới tay mà đã bị một cuộc xâm lược khác, thanh niên ầm ầm đi lính ngụy mà không ý thức được rằng họ đang sai trái, rốt cuộc Hoàng Sa chưa thấy đâu mà Hà Nội đã bị đánh tới.
Hay như mấy hôm nay, Hoàng Sa chưa thấy tới tay mà Hà Nội đã bị bất ổn, một số kẻ ngu xuẩn đã bị đầu độc, một số kẻ ngu dốt vô tình lẫn lưu manh cố ý lợi dụng những kẻ ngu kia đã kêu gọi và tổ chức biểu tình kỷ niệm hải chiến HS ở ngay thủ đô Hà Nội, nhưng thực tế kỷ niệm thì ít, mà huấn luyện cho quen dần với “cách mạng da cam”, “cách mạng đường phố” thì nhiều.
Với những gì đang xảy ra ở Thái Lan, biểu tình người chết, đạn nhả lung tung, thủ đô bị phong tỏa, quân đội kéo vào thành phố, mà bọn họ vẫn kêu gọi xuống đường và tràn ra ngoài đường thì thử hỏi bọn họ là cái giống gì? Lương tâm bọn họ để đâu?
Bọn phản động kêu gọi và tổ chức biểu tình tưởng niệm hải chiến HS nhếch nhác đến mức chỉ được 50-60 người tham gia trong số 90 triệu công dân Việt Nam, đã vậy còn bị dân chạy xe đi ngang bấm kèn chửi. Và buồn cười hơn là thật ra trong số 50-60 người đó hơn nửa là người của chính quyền (nói thẳng ra là công an mặc thường phục). Trong số 50-60 người đó, số người biểu tình thật sự thì hầu hết đều là những nhân vật “cũ rích” từng có tai tiếng “số má” chống đối lâu nay.
Bọn phản động “dân oan giả” còn cố gắng lừa đảo, gạ gẫm, lôi kéo một số dân oan thật đi biểu tình kỷ niệm hải chiến HS mặc dù họ không biết và cũng không quan tâm đến sự kiện này.
“Dân oan giả” tức là bọn phản động trá hình, giả dạng, mạo nhận đóng vai “dân oan” để “quậy”. Còn dân oan thật là những người chịu những áp bức bất công từ một số doanh nghiệp và chính quyền địa phương, trong đó có cả những con sâu quan tham. Nhà cửa, đất đai, ruộng vườn của họ bị bọn “quan – thương câu kết” lợi dụng kẽ hở pháp luật để cưỡng chế, cướp đoạt. Đây là những người dễ bị bọn phản động móc nối, lợi dụng.
Chúng ta nên phân biệt rạch ròi giữa dân oan giả và dân oan thật. Tôi nghĩ chính quyền nên chăm lo cho những dân oan thật, giải thích và giúp đỡ họ, đồng thời tìm cách cô lập bọn phản động đầu sỏ đội lốt “dân oan” để hoạt động chính trị theo hướng phản động.
Đã là lãnh thổ, chủ quyền của đất nước thì ở đâu cũng quan trọng cả, nhưng thủ đô Hà Nội quan trọng hơn đảo xa Hoàng Sa, các bạn không thể “vì Hoàng Sa” mà làm loạn Hà Nội, “vì đảo xa” mà gây rối thủ đô. Đừng “thả mồi bắt bóng”!
Nói chung, hiện tượng viết bậy về hải chiến Hoàng Sa của một số “lều báo” ở trong nước và truyền thông chống cộng thời gian qua đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho cào bằng lịch sử, cào bằng ý nghĩa và bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, xuyên tạc thông tin về hải chiến Hoàng Sa, kích động biểu tình gây bất ổn xã hội và gây phức tạp thêm mối quan hệ nhạy cảm với lân bang Trung Quốc.
Đó mới là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân lớn nhất vì sao một số “lều báo” tự phát đăng bài ca ngợi quân đội Sài Gòn thì bị dư luận chửi mắng, bị bà con ném đá và chỉ ra cả chục thông tin sai, ít ai hưởng ứng. Chứ không phải do “thù hận” như bọn phản động hay vu khống.
Sau đó nhờ trung ương can thiệp, nói nôm na là “thổi còi”, một số báo điện tử đã phải sửa sai và nhiều bài phải gỡ bỏ. Sự kiện thắp nến và chương trình ca nhạc “tri ân” (dùng từ phản cảm, gây ngộ nhận lịch sử) hướng về Hoàng Sa mà chính quyền địa phương Đà Nẵng định làm và cũng bị trung ương yêu cầu hủy bỏ. Phóng viên Lê Đức Dục của báo Tuổi Trẻ cho biết trên trang cá nhân: “Chương trình đã hoàn thành cơ bản 99% và rồi lệnh ở trên stop”.
Sau đó, sự kiện này bị hủy bỏ với lý do chính thức bên ngoài là “tổ chức không chu đáo”. Dĩ nhiên, đó là lý do “thích hợp chính trị” (political correct) nhất để đưa ra, chứ không lẽ họ nói rằng chúng tôi vội vã quá nên đã vô tình cào bằng lịch sử và làm phức tạp thêm một quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính ở đây là sự kiện này có nội dung phản cảm, dùng từ phản cảm, có thể gây ngộ nhận lịch sử, cào bằng lịch sử. Từ “tri ân” lâu nay chỉ được dùng cho liệt sĩ của quân đội Việt Nam và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Quyết định này của trung ương không liên quan nhiều đến yếu tố Trung Quốc, bởi vì các sự kiện khác về chủ quyền ở Đà Nẵng vẫn diễn ra bình thường, bất kể nó trái ngược quan điểm Trung Quốc, và những sự kiện này là diễn ra thường xuyên như mọi năm.
Cũng xin lưu ý là các sự kiện này ở Đà Nẵng được gọi là “đánh dấu 40 năm hải chiến Hoàng Sa”, chứ không phản cảm như “tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa” như một số “lều báo” đã thổi phồng xuyên tạc các sự kiện này, mà “đầu têu” là BBC Việt ngữ, RFA Việt ngữ, VOA Việt ngữ, Thanh Niên, Vietnamnet, Lao Động.
Đây là hành động sửa sai kịp thời. Tôi nghĩ những lần sau nên rút kinh nghiệm mà “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đừng tạo điều kiện, tạo cơ hội thêm cho bọn phản động xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chính trị nữa.
Xin lưu ý là khi ông Nguyễn Bá Thanh còn lãnh đạo ở Đà Nẵng, mặc dù cũng quan tâm đến chủ quyền biển đảo, nhưng ông quan tâm đến dân sinh thực tế, cuộc sống thiết thực của nhân dân hơn, và chưa bao giờ có một sự kiện có thể đưa đến việc hiểu sai lịch sử theo hướng cào bằng và gây phức tạp thêm cho mối quan hệ vốn dĩ đã phức tạp với Trung Quốc.
Vì chủ quyền Hoàng Sa là tốt, nhưng không nên quên những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của đất nước và nhân dân. Đó mới là lý do vì sao nhiều người “ném đá” những hiện tượng cào bằng lịch sử ngợi ca quân đội Sài Gòn gần đây, chứ không phải vì “thù hận” gì. Chiến tranh đã qua gần nửa thế kỷ rồi, có lẽ không ai còn thù hận gì nữa, nhưng lịch sử thì phải ghi nhớ và nói cho đúng, không thể bóp méo, cào bằng.
Cào bằng lịch sử trong trường hợp này có nghĩa là họ đã kéo xuống tất cả các bên liên quan xuống thành ngang nhau, bằng nhau, “huề vốn” hết. Kẻ cướp nước (Mỹ), kẻ bán nước (ngụy), người cứu nước (đại khối dân tộc Việt Nam), kẻ cướp đảo (Trung Quốc) là ngang hàng nhau hết.
Cũng tương tự họ viết như thể Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu là “ngang hàng” với chủ tịch Hồ Chí Minh, xem như nhau hết, tức là cào bằng sạch sẽ không còn trên dưới gì nữa. Ý nghĩa cuộc kháng chiến, bản chất cuộc kháng chiến bị cào bằng thành “nội chiến Bắc Nam”, ăn cướp miền Nam xong rồi tiếm danh, mạo danh miền Nam Việt Nam.
Người Nga có một câu nói rất ý nghĩa: “Nếu bạn bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn đại bác vào bạn”. Cụ thể nói thẳng ra là nếu ông xuyên tạc, cào bằng lịch sử, lật ngược hệ giá trị của dân tộc, thì tương lai càng về sau sẽ càng có nhiều Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, bọn “chủ hòa” (chủ hàng) trong triều Nguyễn, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, càng có thêm nhiều những kẻ bán nước, theo giặc, và nguy cơ vong quốc càng cao.
Do đâu xảy ra hiện tượng cào bằng lịch sử “vực dậy thây ma” kể trên?
Xin chia ra làm mục đích tốt và mục đích xấu.
I – Những người có mục đích tốt nhưng cảm tính, kém nhận thức chuẩn xác lịch sử, ngây thơ chính trị:
1 – Tư tưởng “đàn bà”: Để tình cảm thương hại binh lính Sài Gòn lấn át lý trí và che mờ nhận thức lịch sử, lấn át ý thức bảo vệ lịch sử, bảo vệ sự ổn định chính trị xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng của nước nhà.
Ngoài những người thật sự có lòng trắc ẩn thì cũng có những người khai thác và lợi dụng khía cạnh nhân đạo của vấn đề. Trong các tranh luận chính trị trên Internet thì trong đề tài này thường có hiện tượng mỗi khi người nào đòi hỏi phải “vinh danh”, “tuyên dương” quân đội Sài Gòn mà bị yếu lý lẽ không còn nói gì khác được nữa trước người kia, thì họ hay đưa vấn đề tử trận, thương vong của quân đội Sài Gòn ra để “đối phó”.
Thật ra lợi ích chung của nhân dân và xã hội mới là quan trọng nhất. Người sống mới là quan trọng nhất. Cho nên khi có bất đồng, khi tranh luận thì cần căn cứ trên cơ sở lợi ích đất nước và dân tộc, chứ không thể chỉ có dựa vào vấn đề lòng thương, lòng trắc ẩn, tính nhân đạo. Không có ai xúc phạm những binh lính Sài Gòn. Họ là gì, làm gì, ra sao thì nói họ đúng như vậy thế thôi.
Một sự vinh danh không xứng đáng, căn cứ trên những câu chuyện thiếu trung thực, sai sự thật, thì mới là xúc phạm họ, xúc phạm người được vinh danh vô lý, được ca ngợi không hợp tình lý, dựa trên những tình tiết không thật. Và đồng thời có thể còn làm cho những binh lính Sài Gòn khác cảm thấy bị xúc phạm, người có lương tâm, biết tự trọng thì cảm thấy bị mặc cảm, xấu hổ.
Ông không thể vinh danh, ca ngợi những binh lính ngụy ở Hoàng Sa mà có thể nói là không phải gián tiếp vinh danh, ca ngợi “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” hay chính quyền “Việt Nam Cộng hòa”. Họ mặc bộ quân phục đó, họ xuất thân từ những lò đào tạo Mỹ-ngụy đó, thì ông không thể tự lừa dối bản thân, tự thôi miên bản thân mà tránh né, cố tin rằng họ không mặc bộ áo lính đó, không xuất thân từ quân trường Mỹ-ngụy.
Ông không thể chỉ có vinh danh, ca ngợi những người đã tử trận, nếu vậy thì những người còn sống sót mà cũng có chiến đấu thì sao? Họ sẽ nghĩ sao?
Ông cũng không thể vinh danh, ca ngợi tất cả binh lính Sài Gòn ở Hoàng Sa, bởi vì làm sao ông biết được ai đáng vinh danh, ca ngợi, và ai không? Nên lưu ý rằng trong 4 tàu chiến hải quân Sài Gòn ở gần Hoàng Sa lúc đó thì chỉ có 2 tàu tham chiến và có những động thái hợp lý, còn 2 tàu kia có những động thái vô cùng mờ ám, khó hiểu, đáng nghi ngờ, và tàu HQ-05 còn bắn vào tàu HQ-16. Số lượng thương vong quá chênh lệch đến không ngờ. Ai trúng đạn Trung Quốc, ai trúng đạn “made in USA” từ đồng đội?
Tại sao suốt 15-20 phút hải chiến đó không ai liên lạc được với đại tá Hà Văn Ngạc và Bộ tư lệnh hành quân? Trong khi ông Ngạc tiếng là “chỉ huy” trận đó. Tại sao ông ta không liên lạc với ai, ông làm gì mà thần bí không ai biết ai hay?
Trong thời gian bí ẩn đó ông ta làm gì? Tại sao hành tung của ông ta và Bộ tư lệnh mờ ám khó hiểu như vậy? Tại sao sau này ông ta bịa đặt, gần như hoàn toàn viết lại một câu chuyện khác về hải chiến Hoàng Sa như vậy, đến nỗi trung tá Lê Văn Thự trên tàu HQ-16 và trung úy Hồ Hải ngay trong Bộ tư lệnh với ông Ngạc đã phải vạch trần hành động viết sử kiểu Nhã Ca, Phan Nhật Nam của ông như vậy?
Câu chuyện của ông Ngạc về hải chiến Hoàng Sa e rằng đến “thất hư tam thực” cũng không phải, vì theo ông Thự: Câu chuyện của ông Ngạc người không tham chiến sẽ khó kiểm chứng, nhưng nếu có trên tàu trực tiếp tham chiến sẽ dễ thấy đó là hoàn toàn bịa đặt gần như từ đầu chí cuối. Còn những ông không phải là nhân chứng, không tham chiến thì tại sao hay “gáy” (cách nói bất bình của trung úy Hồ Hải trước những trò “gáy”, “nổ” bịp bợm của đồng đội, khiến cho ông và những người có liêm sỉ, biết tự trọng phải xấu hổ) nói leo vào, mà lại mỗi người nói một kiểu như thầy bói sờ voi như vậy?
Còn nói về thương vong thì trong lịch sử chiến tranh trên đất Việt đều có rất nhiều thương vong, kể không hết. Ngay thời điểm kỷ niệm hay thời điểm xảy ra cũng vậy. Thương vong trong chiến dịch giải phóng Trường Sa cũng không hề nhẹ, thương vong trong chiến tranh biên giới bảo vệ Tây Ninh, Đồng Tháp, Hà Tiên, An Giang, và cả Sài Gòn (Tây Ninh sát bên Sài Gòn…. ) và cứu bạn thoát khỏi thảm họa diệt chủng, cứu nước Campuchia, hồi sinh dân tộc Campuchia là vô cùng lớn. Sự kiện này cũng gần thời điểm đánh dấu hải chiến Hoàng Sa. Thương vong trong chiến dịch Mậu Thân gần thời điểm đánh dấu ngày hải chiến Hoàng Sa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng rất lớn.
Liệu có lý hay không, nghe có lọt tai hay không nếu chúng ta vinh danh, ca ngợi quân đội Sài Gòn ở Hoàng Sa, Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng Trường Sa từ tay Mỹ-ngụy, quân Giải phóng tiến hành chiến dịch Mậu Thân cùng một lúc? Thấy có kỳ cục và phản cảm không? Nó phản cảm cho mọi bên mọi phía. Không nên gây thêm chuyện nữa. Cứ để mọi việc được yên.
2 – Tư tưởng cực đoan: Tự lừa dối huyễn hoặc bản thân hoặc cố ý giả dối hoặc bưng bít sự thật về hải chiến HS, hoặc nói theo quan điểm của chính phủ nước ngoài, cốt bằng mọi giá nói sao cũng được miễn có lợi cho chủ quyền Hoàng Sa, bất chấp tất cả mọi thứ khác, bất chấp mọi lợi ích thiết thực trước mắt và lợi ích lâu dài, các lợi ích khác của đất nước và dân tộc, theo tư tưởng “thả mồi bắt bóng”. Hoặc ban đầu tưởng việc này là đúng, sau khi được người khác giải thích cho, vì cái Tôi quá lớn, vì tự ái kiêu căng ngạo mạn, xấu tính, nên vẫn khư khư cố chấp, bảo thủ, không nghe lời nói phải. Cãi lại cho bằng được theo tư tưởng “tao thắng mày thua”, “tao khôn mày ngu”, tư tưởng cừu theo lề, tư tưởng bè phái, suy nghĩ nhóm.
3 – Trình độ kém. Xin được trích dẫn một đoạn phê bình rất thấm thía của một nhà báo: “Vẫn nguyên những đống vấn đề bốc mùi chẳng những không được dọn mà chỉ tiếp tục thêm lắm ruồi bu. Tuy nhiên, hôm nay tôi viết bài này, hy vọng những người đang làm báo hoặc làm nghề báo thử nghĩ lại xem mọi người đang để lại gì cho chính mình của vài chục năm sau. Làm báo bây giờ dễ lắm. Thế hệ báo mạng ngày đầu còn khác nhưng bây giờ thì tuyển những “cơ quan ngôn luận” được vận hành bởi sinh viên với nhân công rẻ mạt, lâu lâu lại bị thay máu phũ phàng để giữ cho quỹ lương không bị phồng lên. Thế nên cứ lớp sinh viên làm báo mạng này đến lớp khác chẳng mấy người có thể tiếp tục phát triển để biết làm ra nội dung có chất lượng. Và có vẻ cũng lâu lắm rồi, không ai biết viết một bài phóng sự tử tế, trọn vẹn để người khác đọc mà vỗ đùi khen hay. Sở dĩ chẳng ai sống được tử tế với nghề, nên cũng chẳng ai quan tâm rèn dũa cái nghệ của mình“.
4 – Cho rằng ngụy Sài Gòn có “công” đóng quân tại Hoàng Sa – Trường Sa. Thực tế đây là “công” của quân đội ngụy đóng ở HS-TS dưới thời Mỹ: Từ năm 1956 trở đi, Trung Quốc và một số nước lân cận trong khu vực đã lợi dụng tình trạng phòng vệ qua loa, chiếu lệ của ngụy quân ở các đảo trên Biển Đông mà chiếm đóng. Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa là Phú Lâm, Đài Loan chiếm đảo lớn nhất Ba Bình của quần đảo Trường Sa, Philippines sau đó cũng tuyên bố quần đảo Trường Sa là “của Philippines” rồi cũng chiếm một số đảo trong đó có đảo Song Tử Đông. Chính quyền Sài Gòn im lặng không phản đối trong lúc các nơi này đang trong vùng kiểm soát của họ. Có lẽ do Đài – Phi là thân tín của Mỹ. Còn Trung Quốc thì cách đó 2 năm (1954) đã đi đêm với Mỹ sau lưng nhân dân Việt Nam trong hội nghị Genève về Đông Dương, bước đầu hé lộ tâm địa phản trắc khó lường.
Bính lính ngụy đồn trú trên các hải đảo ở Biển Đông phòng thủ rất qua loa, chiếu lệ, cẩu thả, chính vì vậy mà sau hiệp định Genève 1954 các quân đội khác trong khu vực ồ ạt kéo vào xâm chiếm và sát nhập lãnh thổ. Nhiệm vụ chủ yếu của quân ngụy là phối hợp, trợ giúp, bảo vệ an toàn cho các chuyên gia khoa học của Mỹ ra thăm dò và khai thác tài nguyên ở Biển Đông và HS-TS.
Năm 1972, một số công ty dầu khí của giới tài phiệt Mỹ đã thăm dò và phát hiện ra vùng chung quanh HS – TS có một trữ lượng dầu cực lớn, như ở Trường Sa là tương đương hơn 100 tỷ thùng. Mỹ định tìm và cướp dầu VN như sau này đã cướp dầu ở Iraq, Libya.
Mặc dù đã có tiền lệ các nước trong khu vực vào xâm lấn biển đảo, Mỹ-ngụy chỉ lo đối phó với lực lượng kháng chiến Việt Nam nên vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể về hải quân cũng như về tình trạng phòng thủ sơ sài, chiếu lệ.
Chỉ đến năm 1968, Mỹ-ngụy mới bắt đầu tăng cường quân số đóng tại quần đảo HS và TS và chung quanh khu vực, với nhiệm vụ để ý theo dõi những chiếc tàu khả nghi và truy bắt những đoàn tàu không số, nhằm ngăn chặn con đường huyết mạch “Hồ Chí Minh trên biển”.
Trước đó, hải quân ngụy cũng được Mỹ sử dụng trong các chiến dịch thảo phạt, tảo thanh các lực lượng phe phái thân Pháp trong giai đoạn Mỹ gạt chân Pháp 1954-1961, chống chiến dịch Nguyễn Huệ của quân Giải phóng miền Nam vào năm 1972, và các chiến dịch xâm nhập vùng biển miền Bắc Việt Nam.
Như vậy, càng cho thấy sự đóng quân của ngụy trong những vùng tạm chiếm của miền Nam Việt Nam, trong đó có Hoàng Sa – Trường Sa, là cái tội, không phải công. Bởi vì nếu không có quân đội Mỹ-ngụy ở những nơi đó thì VN đã được thống nhất và giải phóng từ năm 1954 và chính phủ cụ Hồ đã kiểm soát và quản lý toàn bộ đất nước, bao gồm miền Nam VN và cả Hoàng Sa – Trường Sa. Chứ không phải chờ đến năm 1975 mới có thể thực hiện chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông để giải phóng biển đảo. Và như vậy thì tình hình HS-TS và Biển Đông đã khác.
5 – Nhận thức lệch lạc về đại đoàn kết dân tộc: Những người này mù quáng ngộ nhận rằng đoàn kết dân tộc là đoàn kết giữa cờ đỏ sao vàng với cờ ba que, giữa CHXHCN Việt Nam với cái thây ma gọi là “Việt Nam Cộng hòa”. Họ bị hoang tưởng hoặc vô kiến thức, không hiểu biết về tính hợp pháp, chính danh, thực quyền của ngụy quyền Sài Gòn năm xưa và tàn dư ngụy với con số 0 hôm nay.
Ngoài sự thất bại thảm hại của bọn phản động như Huy Đức, Bùi Tín, Nguyễn Hưng Quốc, vốn là bọn chống cộng cực đoan hoạt động lật đổ chế độ mưu toan dùng các chiêu bài mị dân để xuyên tạc cào bằng lịch sử (làm bao nhiêu việc như vậy thế nhưng cuối cùng ngụy vẫn là ngụy, bán nước vẫn là bán nước, thây ma vẫn là thây ma, kháng chiến chống Mỹ vẫn là kháng chiến chống Mỹ, thậm chí chế độ ngụy quyền còn bị cộng động Internet chửi mắng nặng nề hơn, kích thích nhiều người hiểu biết đi tìm hiểu thêm về hải chiến Hoàng Sa và vạch trần ra sự anh hùng ngụy tạo này, càng đào càng thối), thì giấc mộng ngây thơ nghe theo sự xúi giục của bọn xấu “dùng hải chiến Hoàng Sa để ‘hòa giải’ dân tộc” cũng đã thất bại to lớn (người mất niềm tin, kẻ hung hăng tưởng bở và mừng hụt, các cuộc chửi bới mạt sát gia tăng, dân tộc càng phân hóa, chia rẽ, có thể nói Huy Đức, Bùi Tín, Nguyễn Hưng Quốc dùng chiêu bài “đoàn kết dân tộc” để phá hoại đoàn kết, phá hỏng hòa hợp và gây chia rẽ dân tộc sâu sắc thêm), còn những người kia thì mặc dù họ có lòng tốt, nhưng kết quả của cuộc đồng loạt lên đồng “vực dậy thây ma ngụy Sài Gòn” vừa rồi đã cho thấy trí khôn của họ lớn đến đâu.
6 – Hiểu biết không đúng về biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền: Có một số người có ý nghĩ lệch lạc và kỳ lạ rằng làm như thế sẽ củng cố được chủ quyền ở HS.
Trong “danh sách” trên thì 2 lệch lạc ở sau chót là quan trọng nhất và là 2 chiêu bài được khai thác sử dụng nhiều nhất để ngụy biện cho những bài viết tâng bốc quân đội Sài Gòn và hải chiến Hoàng Sa. Do đó người viết xin được lạc đề một chút để nói nhiều hơn về đề tài “đoàn kết” và “chủ quyền” này.
Đoàn kết dân tộc không có nghĩa là đoàn kết giữa “cờ đỏ” với “cờ vàng”, giữa CHXHCN Việt Nam với…. “Việt Nam Cộng hòa”
Trước hết cần nhận thức minh bạch rằng VNDCCH/CHXHCNVN và cái gọi là “VNCH” không phải là 2 thực thể ngang hàng với nhau. “VNCH” cũng không phải là một thực thể ngang hàng với Mỹ, càng không phải là một thực thể tách biệt, tách rời, độc lập, biệt lập với Mỹ.
Nhận định trên không phải là nói theo lề, hay nói theo lợi ích, mà thực tế thời đó và ngày nay đúng là như vậy, chính xác là như vậy, đó là thực tế khách quan xét về tổng thể, tổng hợp các khía cạnh pháp luật, thực lực, thực quyền, tính chính danh, khả năng tồn tại độc lập, xuất thân, lịch sử hình thành và quá trình phát triển, lòng dân, uy tín thực chất trên trường quốc tế.
Suốt nhiều năm hội nghị Paris về Việt Nam, cả thế giới xưa và nay chỉ biết đến 2 cái tên là Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, là 2 nhân vật chính của cuộc đàm phán phức tạp, đấu trí cân não Việt – Mỹ. Nếu Google tiếng Anh về hội nghị Paris về Việt Nam thì sẽ thấy hầu hết các link là nổi trội lên tên của 2 nhân vật lãnh đạo này.
Thậm chí, cái tên Madame Bình của bà Nguyễn Thị Bình, đại diện cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cũng không kém phần nổi tiếng. Còn đại diện của “Việt Nam Cộng hòa” này là ai thì rất ít ai biết và không ai nhớ cả, phải tra lại hồi lâu mới biết là ai.
Sự khác nhau cơ bản của các chính quyền, quân đội quốc gia với các ngụy quyền, ngụy quân
Ở đây tiện thể xin nói luôn rằng ông Dương Trung Quốc và Nguyễn Quang A quá hồ đồ khi phán đại ý rằng “chế độ nào cũng như nhau thôi, cũng bảo vệ đất nước, vì đất nước như nhau thôi”. Câu phán điên rồ và không đúng với lịch sử Việt Nam và cả lịch sử thế giới như vậy mà ông Nguyễn Quang A lên Đài Á Châu Tự Do (RFA) phán như thật, làm trò cười cho thiên hạ.
Radio Free Asia, RFA là một đài phát thanh không hề giấu diếm bản chất chiến tranh tâm lý và mục đích tuyên truyền chống cộng sản của họ. Đây là đài do CIA lập ra và sau đó được Quốc hội Mỹ tài trợ. Đây là một trong những mớ loa rè nhất, bầy vẹt vô liêm sỉ nhất, cuồng tín cực đoan nhất trong tất cả các cơ quan truyền thông chống cộng. Họ từng mạo danh nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước, và các tướng lĩnh trong quân đội. Họ bịa ra và mạo nhận thơ của người này viết chửi người kia, gây chia rẽ nội bộ Việt Nam.
Những công dân Việt Nam trong ban Việt ngữ RFA (nếu có) mà hoạt động ở VN sẽ bị truy tố và xử tội phản bội Tổ quốc chứ không còn là tội danh tuyên truyền chống nhà nước.
Tôi không hiểu vì sao ông Nguyễn Quang A dây vào loại phản động nguy hiểm, chống cộng cực đoan đến mức điên loạn như RFA, một bọn có dây mơ rễ má với CIA, mà lại vẫn đang tại ngoại và vẫn tự do phán bậy ở VN. Ông lên cả RFA ông tuyên truyền mà không ai thèm bắt ông, nhưng ông vẫn ngày đêm kêu gào “Việt Nam không có tự do ngôn luận”.
Quyền tự do tuyên truyền chính trị trong xã hội Việt Nam có kém hoặc có hơn một số nước, nhưng nếu “không có tự do ngôn luận” thì e rằng ông Nguyễn Quang A đã ngồi tù từ đời nào chứ không tự do tại ngoại luyên thuyên trên đài RFA như vậy.
Trở lại vấn đề, các ngụy quyền, ngụy quân trên thế giới và trong lịch sử phong kiến Việt Nam thì có nhiều, như chính quyền Vichy của Đức Quốc Xã, chống lại chính quyền Pháp kháng chiến của Charles de Gaulle, chính quyền Mãn Châu – Phổ Nghi và Uông Tinh Vệ của Nhật, chống lại hai lực lượng kháng chiến của Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Việt Nam thì có triều đình Lê Chiêu Thống, và sau này là các ngụy triều của nhà Nguyễn trong thời Pháp thuộc….
Các chế độ tàn ác, bù nhìn, bán nước, hại dân, thì có rất nhiều trong lịch sử đông tây kim cổ. Sự khác biệt giữa các chính quyền, quân đội quốc gia với các ngụy quyền, ngụy quân thì có rất nhiều. Khuôn khổ bài này chỉ nói về 1 điểm khác biệt cơ bản nhất, đó là: Chính quyền, quân đội quốc gia có thể tự lực tồn tại. Ngụy quyền, ngụy quân không thể tự lực tồn tại.
Ngụy quyền Sài Gòn là một ngụy quyền bù nhìn của giặc xâm lược. Họ không có thực lực, thực quyền và căn cước quốc gia thật sự. Sự tồn tại, sinh tồn, định mệnh của họ hoàn toàn lệ thuộc vào những thế lực dựng lên và nuôi dạy họ. Họ không có năng lực tự thân tồn tại.
“Tổng thống” Nguyễn Văn Thiệu từng có hai câu nói tai tiếng: “Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng!” và “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!”
Tiến sĩ James Carter, giáo sư sử học tại Đại học Drew (Mỹ), trong sách Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968, do NXB Đại học Cambridge (Anh) xuất bản năm 2008, cũng ghi rõ: “Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ.” và “Từ trước đó, giới chức đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách điền địa, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu ‘Nam Việt Nam’ (fictive state). Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thật về những thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới điểm khi chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không nhờ viện trợ Mỹ.“
Thực tế cũng cho thấy, năm 1975 sau khi Mỹ giảm viện trợ quân sự xuống còn 700 triệu USD (tương đương với khoảng 4,6 tỷ USD ngày nay), thì ngụy quân, ngụy quyền đã ném cờ ba que, quân phục và súng ống đầy đường phố, tan hàng rã ngũ, tháo chạy tán loạn, sụp đổ nhanh chóng.
Trong khi đó: Lực lượng cách mạng Việt Nam đã hoạt động, đấu tranh và kháng chiến suốt 20 năm (1930-1950) mà không có viện trợ nước ngoài. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa phải mở các xưởng quân giới để chế tạo các vũ khí cá nhân hạng nhẹ, phải phá đường rầy xe lửa của Pháp, quyên góp ve chai, sắt vụn để lấy kim loại đúc rèn vũ khí, Quân đội Nhân dân Việt Nam phải tước súng giặc và tiết kiệm từng viên đạn, tận dụng từng miểng bom để chế tạo vũ khí và lấy vũ khí giặc để đánh giặc.
Quân dân miền Nam Việt Nam cũng đã chiến đấu gần 10 năm mà không có viện trợ hay chi viện từ miền Bắc. Mãi đến năm 1959 thì mới có Nghị quyết hợp thức hóa “đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang”, rồi đường Trường Sơn mới bắt đầu được xây dựng. Quân dân miền Nam phải tự mở các xưởng quân giới ở Đồng bằng sông Cửu Long và Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Bình Phước để tự chế súng ống, tự chế súng ngựa trời, giàn thun phóng lựu, lựu đạn, mìn gạt, súng Cao Thắng, chất độc Ch’pơơr…. để đấu tranh võ trang chống Mỹ-ngụy.
Họ sống nhờ vào dân, được dân nuôi ăn, hoặc tự làm ruộng để nuôi thân, thậm chí còn giúp dân làm ruộng, họ chiến đấu bằng các vũ khí, súng ống thô sơ tự chế, và cả mã tấu, tầm vông vạt nhọn trong giáp chiến xáp lá cà.
Cho nên có thể nói ngụy quyền Sài Gòn còn không đủ tư cách ngang hàng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thì lấy tư cách gì đòi ngang hàng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, CHXHCN Việt Nam. Do đó những người dân nhận thức lịch sử chuẩn xác và kỹ tính đều gọi thực thể đó là “ngụy” cho chính xác. “Ngụy” nghĩa là giả, là không thực chất, hữu danh vô thực, có tiếng không có miếng.
Phải chăng “vinh danh”, “phục dựng” quân đội Sài Gòn sẽ củng cố chủ quyền Hoàng Sa?
Một số người vô tình lầm tưởng hoặc cố ý lừa gạt rằng việc đăng những bài về “hải chiến Hoàng Sa” sẽ “đưa tới đoàn kết dân tộc” và “giúp củng cố chủ quyền Hoàng Sa”…. Có thật đúng như vậy hay không? Câu trả lời là không!
Trên thực tế, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa sẽ được lấy lại một là bằng sức mạnh quân sự. Hai là bằng tranh tụng tại tòa, từ các chứng cớ, luận cứ, chứng lý, các tài liệu, hồ sơ lịch sử mà phía luật gia, luật sư Việt Nam sẽ trình ra tại tòa án quốc tế (Tòa án Công lý Quốc tế – phân ban LHQ).
Những người có trách nhiệm trên tòa sẽ không vào báo Thanh Niên hay VNN/TVN đọc rồi “bỗng dưng tỉnh ngộ” và phán VN thắng kiện! Bọn Tàu không có chui vào báo chí VN đọc rồi “ồ, chúng ta sai rồi, chúng ta sẽ rút quân ra hết trả lại HS cho VN”.
Khả năng hợp lý, khả thi và đáng tin nhất là tranh tụng tại tòa án quốc tế. Nếu dùng quân sự thì vừa không thực tế (thực lực chêch lệch, quốc tế phản đối, LHQ cũng sẽ phản đối). Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970 cũng ghi: “Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”. Do đó, Trung Quốc thụ đắc Hoàng Sa năm 1974 bằng quân sự nên đến này họ vẫn không hợp thức hóa được chủ quyền. Sau này nếu Việt Nam thụ đắc Hoàng Sa bằng một chiến thắng quân sự thì cũng không hợp thức hóa được chủ quyền.
Có hay không khái niệm 2 nước Việt Nam, 2 nhà nước VN?
Một số người ngụy biện rất kỳ quái rằng ca ngợi quân đội và chính quyền Sài Gòn sẽ giúp củng cố một khái niệm mà trước đây Nguyễn Văn Thiệu đã bịa ra là: Hai nước Việt Nam, hai nhà nước Việt Nam. Họ cho rằng nếu đi tuyên truyền cho khái niệm “hai nước Việt Nam”, “hai nhà nước Việt Nam” thì sẽ củng cố chủ quyền Hoàng Sa.
Gần đây báo Thanh Niên phiên bản điện tử có đăng một bài viết của một Việt kiều Mỹ về sự thừa kế nhà nước theo pháp lý quốc tế. Song quan điểm chính của bài viết đã không chính xác ngay từ đầu, khi tác giả cho rằng các chính phủ nước ngoài “công nhận” 2 nước Việt Nam, hoặc 2 nhà nước/quốc gia Việt Nam.
Thật ra chưa bao giờ tồn tại khái niệm “2 nước Việt Nam”, “2 nhà nước VN” hay “2 quốc gia VN”. Đó là một khái niệm hư cấu tưởng tượng của Nguyễn Văn Thiệu xuất phát từ câu nói suông: “Bắc Việt Nam là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là Nam Việt Nam, mọi người phải chấp nhận thực tế là tồn tại hai nước Việt Nam, không bên nào được xâm lược bên nào”.
Đó là một câu nói phản logic, phản khoa học, hoang tưởng, phi lý, bởi vì làm sao có thể tồn tại cái khái niệm “2 nước Việt Nam”? Nếu không thể có khái niệm “2 nhân vật Nguyễn Văn Thiệu” thì cũng không thể có khái niệm “2 nước Việt Nam”. Có thể có khái niệm “2 nhân vật trùng tên Nguyễn Văn Thiệu” hay khái niệm “2 nước trùng tên Việt Nam, đều có chữ Việt Nam trong tên nước, trong quốc hiệu”, chứ làm sao có thể có cái gọi là khái niệm “2 nước Việt Nam”? Và làm sao Việt Nam có thể đi xâm lược Việt Nam? Việt Nam đi xâm lược chính bản thân mình?
Đó là sự ngộ nhận then chốt nghiêm trọng của một số người đang nghiên cứu về vấn đề pháp lý quốc tế liên quan đến luật biển và tranh chấp chủ quyền. Sở dĩ họ nhầm lẫn như nói trên là vì họ ngộ nhận các danh từ “North Vietnam”, “South Vietnam” mà các chính phủ nước ngoài gọi hai miền Việt Nam với ý nghĩa là hai quốc gia khác nhau, độc lập với nhau.
“North Vietnam” và “South Vietnam” chỉ là một cách gọi tên nước không chính thức của một số chính phủ nước ngoài, theo đó trên dãy đất này có 2 quốc gia khác nhau. Một số người đã nhầm lẫn khái niệm 2 quốc gia khác nhau với khái niệm 2 nước Việt Nam, vốn là một khái niệm hoang tưởng của Nguyễn Văn Thiệu và không tồn tại trên pháp lý quốc tế.
Xin lưu ý là các chính phủ nước ngoài gọi “Bắc Việt Nam”, “Nam Việt Nam” (South Vietnam) như một danh từ, một tên nước không chính thức, có ý nghĩa chính trị. Một số báo chí và cả đài truyền hình trong nước khi chuyển ngữ đã nhầm lẫn với từ “miền Bắc Việt Nam” (northern Vietnam), “miền Nam Việt Nam” (southern Vietnam), có ý nghĩa vùng miền địa lý.
Nói chung, một số chính phủ nước ngoài cho rằng trên dãy đất này có 2 quốc gia khác nhau, và sau đó là 3 quốc gia khác nhau, với những “quốc kỳ”, “quốc ca”, “thủ đô”, đồng bạc, chính phủ và quân đội khác nhau.
Chứ không phải họ coi “Việt Nam có 2 nước”, “VN có 2 nhà nước”, “VN có 2 quốc gia”, hay “2 nước Việt Nam”, “2 nhà nước VN”, “2 quốc gia VN”. Làm sao có thể tồn tại cái khái niệm Việt Nam có 2 nước, hay 2 nhà nước, hay 2 quốc gia? Đó là một khái niệm phi thực tế và bất khả thi, thậm chí ảo tưởng và loạn logic. Giống như bây giờ bảo nước A có 2 nước, nhà nước A có 2 nhà nước, quốc gia A có 2 quốc gia. Hoặc có 2 nước A, 2 nhà nước A, 2 quốc gia A. Hoặc ông A có 2 người, hay có 2 ông A, tức là một loại “logic” quái gỡ kỳ quặc vô phương lý giải.
Thí dụ: Trên bán đảo Triều Tiên có 2 quốc gia khác nhau, một là nước CHDCND Triều Tiên, hai là nước Hàn Quốc, không tồn tại khái niệm 2 nước Triều Tiên, 2 nhà nước Triều Tiên, hay 2 quốc gia Triều Tiên. Ấn Độ và Pakistan sau khi chia cắt thì thành 2 quốc gia, làm gì có khái niệm 2 nước Ấn Độ, 2 quốc gia Ấn Độ, 2 nhà nước Ấn Độ? Ngay cả Trung Quốc và Đài Loan thì thế giới này cũng chỉ có hai hướng quan niệm, một là Trung – Đài là 2 quốc gia khác nhau, hai là nguyên tắc 1 nước Trung Quốc mà Bắc Kinh đang theo đuổi, chứ làm gì có khái niệm 2 nước Trung Quốc, 2 quốc gia Trung Quốc, 2 nhà nước Trung Quốc?
Dĩ nhiên, những vấn đề trên là nói đến các cách gọi của một số chính phủ nước ngoài. Còn lập trường, quan điểm, tâm tư tình cảm của dân tộc Việt Nam thì là khác. Đối với đại khối dân tộc Việt Nam thì chỉ có 1 nước Việt Nam bị giặc từ bên ngoài kéo quân đến xâm lược và phải đánh đuổi mọi ảnh hưởng của chúng đi để giành lại độc lập, hòa bình, thống nhất. Và thực tế những gì diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam cũng phù hợp với quan điểm, lập trường của dân tộc Việt Nam.
Thời Pháp, các chính phủ nước ngoài nói rằng tại Việt Nam có 2 nhà nước, Nam Kỳ là của nhà nước Đại Pháp, nhà nước Đại Nam ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Pháp “bảo hộ”. Họ nói rằng Việt Nam có 3 chế độ cai trị Bắc – Trung – Nam khác nhau. Nhưng đối với quan điểm và lập trường của đại khối dân tộc Việt Nam thì chỉ có 1 nước Việt Nam bị thực dân Pháp cai trị.
Thời Mỹ, các chính phủ nước ngoài nói rằng ở Việt Nam có 2 quốc gia khác nhau. Nhưng đối với quan điểm và lập trường của đại khối dân tộc Việt Nam thì chỉ có 1 nước Việt Nam bị giặc Mỹ xâm lược, và nửa bờ cõi Việt Nam bị đế quốc Mỹ thống trị.
Lịch sử những sự kiện diễn ra trên đất Việt Nam là do người Việt Nam dùng mồ hôi, nước mắt, và thậm chí cả máu đỏ viết lên, từ cách nhìn nhận, tiếp cận của đại khối dân tộc Việt Nam.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam, về những sự kiện xảy ra trên đất nước Việt Nam, từ nhân sinh quan, tư duy, ý thức giữ nước và nhận thức lịch sử của người Việt Nam, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người VN. Các chính phủ nước ngoài không đại diện cho người Việt Nam, cho nguyện vọng và lợi ích của người VN.
Lịch sử Việt Nam ngàn năm nay đã cho thấy, khi một nhà nước, chính thể được lòng dân thì dù trong thời điểm triều đình đó không có ai công nhận, thì nó vẫn lãnh đạo một nước Việt Nam độc lập, hay chỉ có 1 nước trên thế giới công nhận (Trung Quốc), hay chỉ có vài nước láng giềng trong khu vực công nhận, hay chỉ có các nước đồng minh XHCN công nhận, thì nhà nước, chính phủ đó vẫn là chính danh, được dân công nhận là chính thống, được nhân dân ủng hộ và lãnh đạo một Việt Nam độc lập.
Phải chăng “vinh danh”, “phục dựng” quân đội Sài Gòn sẽ đưa tới đoàn kết dân tộc?
“Hải chiến Hoàng Sa” không liên quan đến vấn đề đoàn kết dân tộc. Đại đa số người Việt hải ngoại nói chung và ở Mỹ nói riêng, bao gồm cả những người đã từng bị bắt đi lính ngụy trong thời chiến, đều không lưu tâm nhiều đến “hải chiến Hoàng Sa”, họ chỉ quan tâm đến những chuyện thiết thực hiện tại trước mắt.
Chủ đề về lính ngụy xuất hiện là đi đâu cũng thấy chửi nhau, chia rẽ, do hội chứng chiến tranh và hậu quả tội ác chiến tranh của Mỹ-ngụy vẫn còn dai dẳng, những nạn nhân tội ác Mỹ-ngụy còn nhiều, những con cháu của những nạn nhân tội ác giặc Mỹ sẽ còn mãi. Và bất kỳ những đề cao, ca ngợi ngụy quân Sài Gòn đều chạm tới nỗi đau của bao người.
Online hay offline đều vậy, cuộc tranh luận chính trị nào mà dính tới chế độ Sài Gòn trong đó thường là cụt hứng, khó chịu, phản cảm, cuộc trao đổi trở thành có tính chất phá hoại, hủy diệt.
Như vậy, những bài viết nhắc lại, đề cập tới lính Sài Gòn là gây chia rẽ chứ không tạo đoàn kết. Cuộc “hải chiến Hoàng Sa” chỉ cần có ghi nhận là được, không cần thiết phải “bốc thơm” lộ liễu như thế.
Sự hiểu biết, đả thông tư tưởng sẽ thắt chặt tình đoàn kết. Sự tránh né, không dám nói, sẽ làm cho người ta vẫn khăng khăng giữ quan điểm méo mó về cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc, và sẽ không bao giờ có đoàn kết dân tộc.
Ai cũng biết mối hiểm họa, nguy cơ tiềm tàng trực tiếp nhất và khá nguy hiểm của dân tộc ta hiện nay chính là Trung Quốc. Nhất là với tình hình thực tế ngày nay họ đang có tranh chấp biển đảo với Việt Nam, và công khai lên tiếng tuyên bố chủ quyền lên trên biển đảo của VN. Do đó về khía cạnh bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải thì thế lực phải đề phòng cảnh giác cao độ nhất ngày nay chính là Trung Quốc, thế lực mạnh nhất và có lòng tham muốn thôn tính Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà”.
Mỹ đã thua đau té nặng, thảm bại và bây giờ chỉ còn dám ngồi bên kia bờ đại dương chửi bới, xuyên tạc, vu khống cáo buộc việc này việc kia chứ không còn xâm lược Việt Nam như trước 1975 nữa. Ta và họ không còn xung đột hay mâu thuẫn nào về lãnh thổ.
Họ và ta hiện nay chỉ có khác biệt về chính kiến quan điểm chính trị và một số lợi ích khác. Còn Trung Quốc thì là có xung đột và mâu thuẫn trực tiếp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, lại là kẻ ở ngay sát bên, là một “ông hàng xóm” khổng lồ. Do đó, TQ đích thực là đối tượng phải đề phòng cảnh giác cao nhất, ưu tiên theo dõi nhất.
Vì vậy hòa hợp dân tộc, đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt việc hòa hợp đoàn kết với những người đã từng cầm súng theo giặc, đã từng ở phía bên kia chiến tuyến bại trận của Pháp – Mỹ, là một vấn đề quan trọng. Đối với giặc Pháp, Mỹ thì chúng ta còn bỏ qua được thì không có lý nào người Việt với nhau mà lại không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, không thể “hòa hợp dân tộc” bằng cách xuyên tạc lịch sử, viết lại lịch sử, bóp méo lịch sử hầu làm hài lòng những người mà mình cần đoàn kết. Tương tự, dù ta hòa giải, khép lại quá khứ hướng tới tương lai với Pháp – Mỹ thì quan điểm của ta vẫn nhất quán: Cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ là cuộc chiến mà dân tộc Việt Nam tự vệ chống lại sự xâm lăng của Pháp – Mỹ để giành trọn vẹn độc lập và thống nhất non sông. Cuộc trường chinh giải phóng dân tộc hơn 30 năm là mốc son chói lọi nhất, là 2 cuộc kháng chiến oanh liệt, vẻ vang và đáng tự hào nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có tầm vóc quốc tế và tầm vóc lịch sử lớn nhất. Tác động đến cục diện thế giới lớn nhất.
Dù Việt Nam và Trung Quốc đã hòa giải với nhau từ đầu thập niên 1990, “16 chữ”, “4 tốt” này kia thì quan điểm lịch sử của VN vẫn nhất quán: 1000 năm Bắc thuộc, 20 năm bị giặc Minh đô hộ, và 1 tháng xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam là tội ác xâm lược của Trung Quốc. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Quang Trung là anh hùng. Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là Việt gian, phản quốc, bán nước cho giặc Tàu xâm lược.
Dù quan hệ Việt – Trung có “hòa giải hòa hợp” đến thế nào, hay dù VN khi đàm phán bình thường hóa quan hệ đã cùng Trung Quốc thỏa thuận điều khoản hai bên “không tuyên truyền chống nhau” thì sách giáo khoa lịch sử trung học của Việt Nam ngày nay vẫn ghi rõ: Trung Quốc đã xâm lấn biên giới phía Bắc, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh lùi quân Trung Quốc và thành công bảo vệ biên giới phía Bắc. Bất kể Trung Quốc có quan điểm xuyên tạc thế nào.
Dù Việt Nam đã bao dung gác lại những tội ác của Khmer Đỏ, ít nhắc lại, khép lại, vị tha, nhưng lịch sử VN vẫn nhất quán: Khmer Đỏ đã xâm lược, quấy phá, giết chóc, tàn sát, đốt nhà, gây kinh hoàng khắp các làng mạc của người Việt nơi biên giới Tây Nam, gây ra cuộc thảm sát Ba Chúc. Phân biệt chủng tộc, kỳ thị người Việt, và giết hại Việt kiều ở Campuchia. Diệt chủng người dân bao gồm cả người Việt và người Miên ở Campuchia. Âm mưu thông đồng với Trung Quốc dồn VN vào thế gọng kìm, đe dọa an ninh quốc phòng của VN từ cả phía Nam, phía Bắc. Trung Quốc đã viện trợ, đỡ đầu cho đàn em Khmer Đỏ xâm lấn và tàn phá biên giới Tây Nam của Việt Nam, xâm lược lãnh thổ VN, xâm lược Tây Ninh làm bàn đạp xâm lược Sài Gòn như lời tuyên bố của Pol Pot “cuộc chiến sẽ kết thúc tại Sài Gòn”, hay đài phát thanh của Khmer Đỏ tuyên truyền đòi “giải phóng” Thành phố Hồ Chí Minh. Bọn họ xâm lược Đồng Tháp, An Giang, Hà Tiên và hầu hết các tỉnh ở hướng Tây Nam Việt Nam.
Pol Pot ngang ngược tuyên bố chủ quyền lên trên Thành phố Hồ Chí Minh, đảo Phú Quốc, Thổ Chu, và tất cả những nơi nào của Việt Nam mà có cây thốt nốt. Y phán rằng nơi nào có cây thốt nốt là nơi đó của Campuchia, mà thực chất là do đế quốc Angkor ngày xưa đi chinh phạt xâm lược các nước ở phía nam Đại Việt, sau đó bị các nước đó đánh bật lại, chứ nó không hề thật sự là của dân tộc Campuchia như Khmer Đỏ và Trung Quốc tuyên truyền.
Quan điểm của Việt Nam là như vậy, và luôn sẽ là như vậy, bất kể Trung Quốc, Hoa Kỳ, tàn dư Khmer Đỏ, hay ai trên thế giới này có quan điểm ra sao.
Giáo dục lịch sử bảo vệ đất nước giai đoạn 1975-1979 trong sách giáo khoa Việt Nam. |
Không thể hòa giải quốc tế, hòa giải cựu thù và hòa hợp dân tộc bằng cách giải thích lại lịch sử theo cảm tính của mình, theo ý thích của mình. Việc cố tình xuyên tạc hoặc ngộ nhận méo mó lịch sử của một số người chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách.
Vấn đề đại đoàn kết dân tộc không phải sau năm 1975 mới có, mà đã được Bác Hồ khởi xướng từ rất lâu, từ thời Việt Minh, thời chống Nhật, trước cả kháng chiến chống Pháp. Đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố chính đưa tới thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ 1945-1954, và cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975. Chính nhờ chủ trương, đường lối, chính sách đại đoàn kết dân tộc nhất quán ngay từ đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà quân dân Việt Nam đã thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ xâm lược.
Đại đoàn kết dân tộc, hay bất cứ điều tốt đẹp gì, đều cần phải bắt đầu từ sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn, chính xác về lịch sử theo quan điểm, lập trường của dân tộc, văn hóa truyền thống dân tộc, cũng như sự khách quan, trung thực, hợp lý hợp tình. Nếu không, điều tốt đẹp đó sẽ bị khai thác, lạm dụng, lợi dụng, làm ô uế nó và được sử dụng như một chiếc phao, hay một bình phong để bám vào và che đậy cho tội “đốt đền thờ”, cào bằng lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận thành quả cách mạng, nhân danh “đoàn kết dân tộc” nhưng lại làm loạn cả lên và đưa tới kết quả càng phân hóa dân tộc.
Chẳng có cái gì tốt đẹp phát sinh được từ hành động cào bằng lịch sử, lật ngược hệ giá trị dân tộc đã được định hình qua năm tháng, qua bao nhiêu phong ba bão táp của thời cuộc, qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập của nước nhà.
Chứ không thể chỉ vì muốn lật đổ nhà nước Việt Nam, giải thể Đảng Cộng sản Việt Nam mà cố ý tuyên truyền xuyên tạc chỉ để tước bỏ đi một công lao của Đảng, làm mất đi một sự chính danh, chính nghĩa, chính thống, một tư cách lãnh đạo của Đảng, phủ nhận thành tựu cách mạng.
Cũng không thể chỉ vì mặc cảm trước những quá khứ xa xưa, sợ mang tiếng, sợ chê cười, mà tự lừa dối bản thân và dạy sai con cháu mình cho khỏi mất mặt.
Trong thời gian 1948-1975, trong hàng ngũ người Việt đi lính cho Pháp – Mỹ, không phải ai cũng thật tâm bán nước. Đa số họ bị bắt lính và không nghĩ rằng họ đang bán nước gì cả. Nhưng bức tranh toàn cảnh lịch sử thì đúng chính quyền Sài Gòn là một chính quyền bù nhìn theo giặc, và quân đội Sài Gòn do Pháp – Mỹ xây dựng, nuôi dưỡng, chỉ đạo, huấn luyện, trang bị, phân công, trả lương.
Trong quá trình phi Mỹ hóa chiến tranh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin R. Laird khi đó đã miêu tả chính sách phi Mỹ hóa trong tài liệu công khai của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, theo đó chính sách của Mỹ là: “Phát triển, trang bị, và huấn luyện quân đội ‘Nam Việt Nam’ và phân công họ ngày càng nhiều vai trò chiến đấu hơn, đồng thời đều đặn giảm bớt số lượng của quân nhân chiến đấu Mỹ.” (“Expand, equip, and train South Vietnam’s forces and assign to them an ever-increasing combat role, at the same time steadily reducing the number of U.S. combat troops”.)
Và từ những lẽ đó, để răn đe hậu thế, lịch sử coi ngụy quyền đó, ngụy quân đó là một chính quyền bán nước, là một quân đội bán nước! Lịch sử những gì diễn ra trên đất Việt Nam do dân tộc Việt Nam ghi lại theo truyền thống ngàn năm đó.
Khái niệm bán nước trong nhân sinh quan, văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam
Trong lịch sử có lẽ chẳng có ai thật lòng muốn bán nước, không có ai nghĩ rằng mình bán nước. Xưa nay chưa hề có một hợp đồng bán nước theo đúng nghĩa đen trần trụi, tức là một hợp đồng kiểu tôi giao cả quốc gia cho anh, anh trả cho tôi bao nhiêu tiền.
Lê Tắc, gia thần của Trần Ích Tắc cùng quân bản bộ của y theo giặc Nguyên Mông chống lại triều đình nhà Trần. Hoàng Văn Hoan theo bọn bành trướng Bắc Kinh chống ông Lê Duẩn và Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy đối với nhân dân, về đạo lý dân tộc, thì họ được coi là những kẻ bán nước. Nhưng trong tác phẩm An Nam Chí Lược và Giọt Nước Trong Biển Cả, 2 tác giả này tỉnh bơ không hề nghĩ bản thân là bán nước, không hề coi bản thân là phản quốc hay gì cả, thậm chí còn ra vẻ yêu nước này nọ. Có thể đây là sự giả vờ, cũng có thể họ thật sự nghĩ vậy, một dạng hoang tưởng tự lừa dối, tâm lý tự tránh né.
Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, và cả Bùi Tín, Dương Thu Hương ngày nay, có lẽ cũng không nghĩ họ bán nước gì cả, họ chỉ nghĩ là tôi chống Trần Cảnh, chống Tây Sơn khôi phục triều đình, chống cộng sản, chống “độc tài” thôi mà, chứ tôi bán nước hồi nào. Nhưng họ theo giặc, đi ngược và còn thậm chí phá hoại lợi ích dân tộc và sự yên ổn của đất nước, xã hội, thì theo đạo lý dân tộc ngàn năm nay, lịch sử coi họ, nhân dân gọi họ là kẻ bán nước.
Dĩ nhiên xã hội nào cũng một số kẻ hạ cấp và đầu óc dưới mức bình thường mà người ta hay gọi là loại đầu bò, trong số bọn bán nước cũng có những kẻ thuộc loại đầu bò này, chúng thấy dân chửi chúng nó là bán nước, thế là chúng nó hoang tưởng rằng những người này chắc là “công an” hay là “dư luận viên” ăn tiền chửi chúng nó, thế là chúng nó cũng bắt chước và chửi những người đánh Pháp đuổi Mỹ diệt Pol Pot phá Đặng là “bán nước”, thì đây là loại đầu bò chúng ta không chấp, không cần quan tâm đến loại đần độn đến mức độ đó. Tức là loại này là loại đầu bò chửi đổng không đáng sợ.
“Bán nước” chỉ là một khái niệm, một cách lên án của dân gian và sự phán xét nghiêm khắc của lịch sử và hậu thế, nhằm giáo dục và răn đe con em không được theo giặc, không được rước giặc vào nhà, không được làm tay sai cho giặc, không được làm bù nhìn cho giặc. Đó là thuộc văn hóa suy nghĩ, tư duy, tâm tư tình cảm của dân tộc, và đó cũng là nhân sinh quan của dân tộc Việt Nam. Chứ hoàn toàn không có hận thù gì ở đây, người Việt Nam đa số có lòng khoan dung và vị tha.
Người ta kết tội những nhân vật đứng đầu như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu vào tội danh bán nước là để ghi nhận một tấm gương xấu cho hậu thế rút kinh nghiệm, mang tính chất răn đe cho con cháu đời sau.
Thực tế cũng cho thấy những người lính, sĩ quan, tướng tá Sài Gòn như các ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu và nhiều người khác trong lúc này vẫn đáng tôn trọng hơn những người từng là “Bộ đội cụ Hồ” mà đã thoái hóa, biến chất, tự diễn biến, tự dinh tê, tự chiêu hồi, trở thành kẻ phản bội, phản quốc như Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Dương Thu Hương theo ngoại bang chống phá đất nước hay những kẻ tha hóa biến chất, trở thành sâu bọ tham nhũng, lũng đoạn, làm hại đất nước, nhân dân và cả chế độ.
Tóm lại: Lịch sử thì phải nhận thức đúng. Những cá nhân trong quá khứ từng bị bắt đi lính ngụy, bị giặc xâm lược lợi dụng để làm công cụ bù nhìn bán nước, bị bắt phải phục vụ trong một quân đội và chính quyền bán nước, thì chúng ta nên thông cảm, bỏ qua và tôn trọng họ như một công dân bình thường, như một đồng bào bình thường! Nhưng lịch sử vẫn phải nhận thức chính xác! Ít nhất là về bản chất lịch sử, giá trị lịch sử, không thể cào bằng. Không thể phi tang sự thật lịch sử rằng trong thời chiến tranh nó “không phải” là một chính quyền bán nước, rằng trong thời chiến tranh nó “không phải” là một quân đội bán nước.
Đây là cách tiếp cận hợp tình hợp lý. Chúng ta tôn trọng cá nhân các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, nhưng trong lịch sử chúng ta vẫn phải ghi nhận là hai ông từng cầm súng cho Pháp, Mỹ trong thời Pháp thuộc và trong thời chiến tranh. Hai ông có Pháp tịch, là công dân Pháp và đi lính cho Pháp, đeo huân chương Pháp, được Pháp phong chức, được Pháp rồi Mỹ trả lương.
Gác lại quá khứ, tha thứ…. không có nghĩa là quên lãng, từ bỏ…. Khép lại quá khứ không có nghĩa là đóng lại, khóa chặt quá khứ. Lịch sử và các tiểu sử, trong đó có những giai đoạn lầm lạc của một số nhân vật nên được ghi nhận chính xác. Xem như đó là một bài học lịch sử để răn dạy con cháu đời sau.
Lịch sử luôn được người Việt hàng ngàn năm nay sử dụng như một phương tiện để đề cao, ca ngợi những tấm gương tiết liệt, làm tấm gương sáng cho hậu thế, và răn đe những gương xấu phản dân hại nước, rước giặc vào nhà, làm bù nhìn cho giặc.
Đó là một cách thức truyền lửa của dân ta ngàn năm nay từ thời mở nước và trong suốt những thời kỳ giữ nước, đời này noi theo gương tốt của đời nọ, thế hệ trước truyền lại ngọn đuốc cho thế hệ sau. Đánh giặc là đúng, chống ngoại xâm là đúng, theo giặc là sai, bán nước là sai. Với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Bất cứ ai “rước voi về giày mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà” đều bị lịch sử chê trách, lên án.
Tình hình hòa hợp dân tộc đang tốt đẹp
Khối đại đoàn kết dân tộc vẫn đang tốt đẹp, tình hình đang rất tích cực, kiều hối mỗi năm đều tăng, Việt kiều về nước ngày càng đông hơn xưa, khoảng cách giữa trong và ngoài nước ngày càng gần nhau hơn. Những người còn chưa nhìn ra thì một ngày nào đó họ cũng sẽ nhìn ra, nếu họ có lòng yêu nước thật sự. Tuy nhiên, đối với những thành phần cực đoan, bảo thủ, cứng ngắt, vẫn trơ trơ như bức tường, khúc gỗ, cố ý không chịu hiểu ra vấn đề, không nhận thức ra được vấn đề, thì không cần quan tâm đến họ, họ chỉ là một thiểu số rất nhỏ mà dân tộc nào hay thời đại nào cũng vẫn sẽ tồn tại. Lịch sử sẽ gạt họ qua một bên.
Và cũng có một thực tế là: Không có một chế độ, nhà nước, tầng lớp lãnh đạo cầm quyền nào trên thế giới mà không bị một bộ phận chống đối, bởi vì không thể nào phục vụ lợi ích cho tất cả mọi người. Trong một nước và trong dân luôn có những lợi ích đối lập và mâu thuẫn, lợi cho người này thì thiệt thòi người kia. Cho nên giỏi lắm, cố gắng lắm, có là thiên tài lãnh đạo đi nữa thì cũng chỉ có thể phục vụ cho đại khối dân tộc, đa số nhân dân, còn thiểu số kia không hài lòng thì vẫn sẽ cứ chống báng thế thôi.
Vấn đề là nếu lãnh đạo tốt thì số người chống sẽ càng ít và người ủng hộ chế độ sẽ càng nhiều. Lãnh đạo dỏm thì số người chống sẽ càng nhiều và người ủng hộ sẽ càng ít. Đó là một nguyên lý bất biến xưa nay đã được nhân loại chứng minh. Cho nên nếu ông lãnh đạo tốt, ông là người tốt, ông làm cho đất nước và xã hội được tốt, ông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều về nước làm ăn, sinh sống, sinh hoạt, thì sẽ có hòa hợp dân tộc và vấn đề đoàn kết dân tộc sẽ được tốt.
Đoàn kết dân tộc là chuyện của toàn thể đồng bào của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, bao gồm cả các dân tộc người Thượng, và cả các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam, những công dân Việt Nam có nguồn gốc dân tộc khác, bao gồm mọi tầng lớp giai cấp và tôn giáo Việt Nam, gồm cả toàn thể kiều bào hải ngoại.
Đoàn kết dân tộc không có nghĩa là sự “hòa giải” (?) giữa công dân Việt Nam với cái đám ba que hay ngồi nhậu ngẫm nghĩ hồi tưởng luyến tiếc cái thời làm tướng làm tá ăn trên ngồi trốc tự sướng trong hơi men bia rượu ở khu Phước Lộc Thọ, Cali. Hay những băng nhóm “chống cộng dạo” ở “thủ đô tệ nạn” Little Saigon, những kẻ khùng điên ba trợn đem cả Sài Gòn sang Cali lưu vong theo họ.
Và thực tế ngày nay bọn đó chỉ là thiểu số rất nhỏ ở Texas và Cali, là hai tiểu bang các băng đảng hoạt động “dân chủ dạo”, “chống cộng dạo” hung hăng nhất, thì nói gì đến toàn nước Mỹ, toàn hải ngoại. Họ chỉ là thiểu số. Còn đại đa số Việt kiều hải ngoại lo đi cày trả đủ thứ tiền là chính, chống cộng cái nỗi gì, chính chị chính em cái nỗi gì, thời gian đâu mà quan tâm đến chính trị hay chống cộng?
Một số người đã nhầm lẫn vô cùng nghiêm trọng giữa tầng lớp “thiểu số to tiếng” (vocal minorities) với tầng lớp đa số thầm lặng. Những kẻ kia to mồm hung hăng, nói nhiều, viết nhiều, gởi bài nhiều, đăng bài nhiều, một tên quản lý cả chục trang web và blog chống phá, xài nhiều nicks quậy trên Internet. Họ làm việc có lương bổng. Nhưng họ tuyệt đối không phải là đa số ở hải ngoại, ở Mỹ, hay thậm chí ở Texas, Cali. Bạn nào không tin thì cứ du lịch qua Texas này đến một thành phố đông người Việt nào đó như Houston, Dallas – Arlington rồi tùy tiện đến ai đó rồi rủ đi biểu tình chống cộng, họ sẽ nhìn bạn như nhìn một người hành tinh khác mới xuống trái đất.
“Vực dậy thây ma” thì không tránh khỏi buộc phải nhớ lại nó, đối với những người chống cộng thì giống như là chích thêm 1 liều ma túy cho họ thêm phê và cơn cuồng cơn nghiện lại tăng dần, bệnh càng nặng dần. Còn đối với những nạn nhân chiến tranh, nạn nhân tội ác Mỹ-ngụy thì ở VN đang có hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người thầm lặng, nhất là ở nông thôn, và khi bị gợi lại hình ảnh “VNCH” thì không khác gì một cơn ác mộng, giống như bị hành hạ tra tấn tinh thần. Tức là khơi gợi và vực dậy một con quỷ dữ cản trở và gây hại cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Nếu cứ “vực dậy thây ma” thế này thì những năm sau sẽ càng có thêm nhiều Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và những tên tự dinh tê, tự chiêu hồi, tự diễn biến khác bị tổ chức khủng bố Việt Tân mua chuộc và đi rải cờ ba que khắp nơi, chứ không còn chỉ là ở Long An.
Mặc dù giấc mơ hoang tưởng khôi phục lại ngụy quyền bán nước chỉ là một “niềm tin” tuyệt vọng và bệnh hoạn, vốn đã trái ngược thực tế ngay từ đầu, nhưng nó vẫn có thể gây bất ổn xáo trộn chính trị xã hội của nước ta.
Và tôi nhắn với bạn nào không hiểu đúng bản chất kháng chiến chống Mỹ nhưng vẫn kêu gào đòi hỏi vực dậy thây ma, phục dựng thây ma để…. đoàn kết dân tộc (?). Các bạn đừng đòi hỏi người khác phải làm theo sự ngu dốt của các bạn. Đừng bắt người khác phải ngu dốt như mình. Ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại. Và kết quả bê bối của trò trang điểm thây ma vừa qua đã cho thấy điều đó. Ai đoàn kết, đoàn kết nào, đoàn kết ở đâu? Sau khi trang điểm thây ma xong, có thấy đoàn kết hơn gì không? Hay kết quả thực tế đã cho thấy là còn rối ren, rạn nứt, chia rẽ, gây phẫn nộ hơn?
Các bạn bị cái gì vậy? Các bạn ăn phải cái gì vậy? Nói thẳng ra là tại sao các bạn ngu đến như vậy? Các bạn chỉ biết đến cảm nhận của một bộ phận rất thiểu số, trong khi không cần biết đến cảm nhận của ai khác, của đại khối dân tộc Việt Nam?
II – Những kẻ lưu manh, cơ hội về chính trị, kinh tế:
Ngoài những người có ý tốt, có lòng tốt, có mục đích tốt nhưng do những hạn chế về suy nghĩ nên họ mới làm vậy, thì còn có những kẻ lưu manh chính trị có mục đích xấu, hoặc vì lợi ích cá nhân, biết sự thật nhưng vẫn cố ý nói láo, hoặc chưa bao giờ quan tâm tới sự thật:
1 – Truyền thông chế độ Sài Gòn, các cơ quan chiến tranh tâm lý ngụy trước giải phóng, và báo chí chống cộng ở hải ngoại ngày nay làm vậy để chạy tội cho Mỹ-ngụy, ngụy tạo lịch sử, viết bậy lại trận hải chiến, chạy tội để cho Hoàng Sa bị Trung Quốc thụ đắc rồi sau đó sát nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Họ còn muốn che giấu hoặc phi tang các hiện tượng mờ ám, đáng nghi.
2 – Các lều báo lá cải muốn câu thêm khách, câu thêm view, nhiều view nhiều khách thì mới có quảng cáo, có thêm thu nhập, bất chấp đạo đức nghề nghiệp, vì đô la bất chấp tất cả. Cạnh tranh không lành mạnh với những tờ báo đàng hoàng tử tế có ý thức bảo vệ lịch sử. Và họ càng có động cơ, động lực làm điều đó hơn trong tình hình một số báo đang gặp nợ nần và gặp khó khăn tài chính hiện nay. Tóm lại nguyên nhân chủ yếu là tiền.
3 – Họ muốn tạo điều kiện, tạo cơ hội, tạo ra chủ đề, tiền đề để công kích Bác Hồ và cụ Phạm Văn Đồng, khai thác và xuyên tạc “công hàm Phạm Văn Đồng” (Bác Hồ là người lãnh đạo cao nhất lúc này, nên chúng nó càng có động cơ xuyên tạc để công kích cả hai người), cũng như công kích cách mạng Việt Nam, cộng sản Việt Nam, còn để dễ bề tuyên truyền rằng “QLVNCH” đã anh hùng “hy sinh giữ đảo”. Họ tăng cường rêu rao về “công hàm Phạm Văn Đồng”, chạy tội cho bản thân và cho quan thầy, đổ tội cho VNDCCH/CHXHCN Việt Nam, thậm chí chụp mũ vu khống rằng ĐCSVN đã “bán nước dâng biển” và là “tay sai” của Trung Cộng.
Xin được nhắc lại là công hàm Phạm Văn Đồng không có một chữ nào nói về Hoàng Sa, và nó chỉ ghi chép rõ ràng là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý lãnh hải Trung Quốc đúng theo thông lệ quốc tế và sau này con số 12 hải lý đó đã trở thành luật pháp quốc tế. Ngoài ra, tất cả những cái khác đều là Trung Quốc suy diễn, xuyên tạc, tuyên truyền theo lợi ích và lòng tham của họ. Bọn tàn dư ngụy là bọn bán nước, nên không có gì lạ khi chúng nó hùa theo trò xuyên tạc của Trung Quốc, giúp chứng minh Hoàng Sa đã bị bán cho Trung Quốc, có nghĩa là của Trung Quốc. Nói chung, cái rõ ràng không thể tranh cãi là 12 hải lý lãnh hải Trung Quốc và không có chữ Hoàng Sa nào trong đó, còn tất cả mấy ý khác đều là suy diễn, đều là người Trung Quốc tự suy diễn đơn phương, với sự nhắm mắt hùa theo của bọn bán nước người Việt, cho nên đương nhiên nó không có giá trị bằng chứng. Ngoài Trung Quốc và bọn bán nước người Việt ra, không một người có học nào trên thế giới này diễn giải ý nghĩa công hàm Phạm Văn Đồng theo kiểu đó.
12 hải lý theo luật biển quốc tế |
4 – Họ muốn quảng bá gián tiếp cho chính quyền Sài Gòn, làm đẹp hình ảnh quân đội Sài Gòn và cái gọi là “chính nghĩa cờ vàng”, muốn xuyên tạc lịch sử để “chính danh hóa”, “chính thống hóa”, “chính nghĩa hóa”, “hợp pháp hóa”, “hợp thức hóa” một quân đội tay sai. Họ muốn “rửa mặt”, xóa tội, chạy tội cho ngụy Sài Gòn.
5 – Họ muốn duy trì thây ma để phá hoại chia rẽ dân tộc, tuyên truyền xuyên tạc chia rẽ Bắc – Nam, tiếp tục nuôi dưỡng và đầu độc người khác cái khái niệm quái gỡ của thực dân Pháp là “Bắc Kỳ” với “Nam Kỳ” để chia rẽ dân tộc, phá hoại đoàn kết dân tộc.
Cái thây ma xác sống gọi là “VNCH” này chính là vật cản cuối cùng cho đại đoàn kết dân tộc, hội chứng “VNCH” luôn chen giữa và cản trở đoàn kết dân tộc, nó nuôi dưỡng tâm lý đối nghịch cộng sản của bọn chống cộng, phản động, nhất là bọn tàn dư ngụy.
Muốn đoàn kết dân tộc thì phải chôn vùi, chôn sâu và chôn hẳn nó đi. Không thể để nó đào mồ sống dậy hoài. Do biết vậy nên những kẻ chống cộng luôn luôn bám vào “chiếc phao” hải chiến Hoàng Sa này, dùng hải chiến HS làm một chiếc phao để giữ lại hình ảnh “VNCH”, giữ lại “chính nghĩa cờ vàng”.
Đó là lý do vì sao hàng năm đến hẹn lại lên, tất cả các trang phản động nguy hiểm nhất, từ RFA đến VOA đến khủng bố Việt Tân, đến chống cộng cực đoan, đến các blog đen, đều có những bài sử dụng hải chiến HS để tâng bốc quân đội ngụy. Mục đích của họ là duy trì cái gọi là “chính nghĩa VNCH”.
6 – Họ muốn tạo điều kiện thuận lợi để tuyên truyền xuyên tạc cào bằng lịch sử, phủ nhận chiến công của quân dân Việt Nam và thành quả cách mạng, phủ nhận công lãnh đạo của Đảng đối với hai cuộc kháng chiến giành độc lập. Họ dùng hải chiến HS để ngụ ý, ám chỉ rằng đây là cuộc “nội chiến”. Họ cào bằng lịch sử, lẫn lộn giữa người cứu nước và kẻ phản dân, biến và nâng tầm kẻ phản dân lên thành người cứu nước, hoặc kéo kẻ bán nước xuống ngang bằng với người cứu nước. Tóm lại là cào bằng lịch sử và cào bằng mọi giá trị.
7 – Họ muốn kích động, làm nóng và khoét sâu chia rẽ thêm, muốn làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã nhạy cảm với Trung Quốc. Mỹ và phương Tây muốn lợi dụng VN làm quân tốt chống TQ cho họ. Bọn phản quốc người Việt thì muốn khai thác, tận dụng sự chia rẽ Việt – Trung để gây bất ổn cho Việt Nam, VN có bị rạn nứt thì chúng mới có cửa bước chân vào chính trường.
Bài học của hải chiến Hoàng Sa là gì?
Có lẽ có rất nhiều bài học nhỏ có thể rút ra từ sự kiện này. Nhưng bài học lớn ở đây là: Đừng bao giờ mơ hồ, lầm đường lạc lối mà đi lính ngụy cho giặc xâm lược. Bởi vì giặc xâm lược chỉ coi trọng xương máu quân đội viễn chinh từ chính quốc, chứ không bao giờ coi trọng xương máu của ngụy quân bản xứ.
Về chiến tranh Mỹ – Việt 1954-1975, trên thế giới này xưa nay không ai coi trọng ngụy quân Sài Gòn. Người Việt Nam không coi trọng quân đội này đã đành, nhưng kẻ coi thường quân đội Sài Gòn nhất lại chính là Mỹ. Hải chiến Hoàng Sa không phải là lần duy nhất Mỹ thí quân ngụy. Trong suốt chiến tranh Mỹ – Việt, không quân Mỹ rất nhiều lần đã dội bom lên trên các đơn vị ngụy quân, giết chết không biết bao nhiêu người. Sau đó họ tỉnh bơ tuyên bố là “dội bom lầm”.
Trong khi đó suốt cuộc chiến 21 năm không hề có chuyện lính ngụy dám bắn lầm vào lính Mỹ, thậm chí không nghe nói gì về chuyện lính ngụy bắn lầm, nhưng trong cuộc xung đột 15-20 phút ở Hoàng Sa thì bỗng dưng bắn “lầm”. Trong suốt cuộc chiến trên bộ, trong giáp chiến xáp lá cà mà ông không bắn lầm, trong khi đứng xa đấu pháo trên biển với địch, không hề đánh xáp lá cà, thì lại quân mình “bắn nhầm” quân ta? Tác chiến trên biển giữa các tàu chiến là đứng xa bắn nhau, tức khoảng cách của tàu hải quân Sài Gòn và tàu Trung Quốc là cách xa nhau, thì làm sao lại có chuyện “sơ ý bắn nhầm”?
Người Mỹ không tôn trọng ngụy quyền là đúng, bởi vì họ nghĩ rằng tao đến nhà mày, mày chẳng những không cầm súng chống tao, mà còn theo tao chống đồng bào, ngay cả quê hương đất nước dân tộc mà còn phản được, thì làm sao mày trung thành với tao, người Pháp đã từng nuôi mày như thế nào, nhưng khi tao đến thì mày “nhảy sang thuyền mới” không chút áy náy.
Cho nên, một khi có giặc xâm lược đến nhà thì không được cầm súng cho giặc, không được theo giặc. Một là ông ra bưng biền chống xâm lược bảo vệ lãnh thổ. Hai là ông kiên trì chống bắt lính cho bằng được, như tấm gương sáng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chứ quyết tâm không theo giặc, không đi lính cho giặc.
Nếu quá nhiều người đi lính ngụy cho giặc xâm lược như vậy thì chính là đang nuôi dưỡng và kéo dài chiến tranh xâm lược, kéo dài ách cai trị thực dân mới của giặc xâm lược Mỹ trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam, trong đó bao gồm đất liền và hải đảo. Và như vậy thì cái giá của chiến thắng, của độc lập là rất đắt, sự hy sinh sẽ nhiều hơn, và có thể cả một phần đất của ta bị mất do bị một bọn giặc xâm lược khác phỗng tay trên, và đến giờ chưa lấy lại được.
Quân dân 3 miền Việt Nam đã giải phóng miền Nam, trong đó có chiến dịch giải phóng Trường Sa khỏi bàn tay của Mỹ, khỏi ách thống trị thực dân mới của Mỹ, và hải quân Việt Nam đã hy sinh không ít trong nỗ lực giải phóng Trường Sa bảo vệ đất nước.
Sau giải phóng, tất cả những vùng tạm chiếm còn lại của miền Nam, bao gồm phần lớn Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc trở thành lãnh thổ của một nước Việt Nam độc lập, không còn là một lãnh thổ thuộc địa. Tất cả những nơi này đã được giải phóng khỏi bàn tay của bọn cướp nước và bọn bán nước.
Nhưng chúng ta nên thành thật tự hỏi, nếu không có ngụy quyền – ngụy quân phục vụ cho giặc xâm lược thì cuộc kháng chiến chống Mỹ có dài đến năm 1975 để mà năm 1974 Việt Nam bị quân xâm lược khác chiếm đóng và sát nhập hành chính một phần lãnh thổ hay không, có bị giặc xâm lược đem lễ vật Hoàng Sa làm quà tặng cho bọn xâm lược khác hay không?
Và tình trạng nhiều bài báo viết sai lập trường, sai quan điểm, sai nội dung, sai thông tin và sau đó phải bị gỡ bỏ vừa rồi đã cho thấy một nguyên lý: Không có ý thức chính trị, nhận thức lịch sử chuẩn xác tuyệt đối thì không thể làm công tác văn hóa! Và đặc biệt là nhận thức thật đúng, thật chính xác về bản chất cuộc kháng chiến 10 ngàn ngày chống Pháp – Mỹ 1945-1975, vì cuộc chiến này lâu dài, dai dẳng và tác động nhiều đến chính trị ngày nay.
Hầu hết những kẻ chống phá Việt Nam ngày nay là những kẻ hậu duệ hoặc có liên quan đến ngụy quyền cũ, từng thọ ân huệ của Mỹ và ngụy quyền, có lợi ích gắn liền với Mỹ-ngụy, hoặc những người không hiểu đúng bản chất lịch sử của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 1945-1975, từ đó đưa tới muôn ngàn nhận thức chính trị lệch lạc, phản động khác.
Bài học của trò cào bằng lịch sử “vực dậy thây ma” nhân danh “đoàn kết” để phá hoại đoàn kết vừa qua là gì?
Kết quả của sự kiện vừa qua đã cho thấy rằng: Đoàn kết dân tộc luôn luôn phải đồng hành với lịch sử đúng đắn của dân tộc, với hệ giá trị ngàn năm của dân tộc, và với sự thật những gì đã diễn ra, và phải lấy đó làm nền tảng. Nếu phá bỏ nó sẽ đưa tới phản tác dụng, tác dụng ngược ngay tức khắc.
Và kết quả phản ứng phẫn nộ của dư luận cộng đồng thời gian qua đến nỗi Ban Tuyên giáo phải can thiệp và các báo phải gỡ bài, dừng bài vừa rồi, cũng như những sự bi quan mất lòng tin của những người yêu nước cảm thấy bị hụt hẫng, phản bội, hay những tâm lý hưng phấn lên tinh thần của bọn khủng bố Việt Tân, bọn phản động tàn dư ngụy ba que để cho họ thấy rằng sự chống phá của họ bao năm qua đã có kết quả trông thấy, và trò cào bằng lịch sử “vực dậy thây ma” vừa qua đã giúp củng cố tinh thần cho bọn khủng bố Việt Tân và bọn phản động, giúp bọn họ có thêm niềm tin và sinh khí trong hoạt động chống phá và lật đổ chế độ, làm cho họ hí hửng ăn mừng, đã cho thấy rằng nếu “đoàn kết” xuất phát từ sự cào bằng làm loạn lịch sử, làm rối loạn tư tưởng nhiều người, từ sự không trung thực, thì sẽ gây nên đại họa, phá hoại đất nước, sẽ gây chia rẽ và phá hoại đoàn kết dân tộc, gây xào xáo dư luận, phân hóa dân tộc như những gì diễn ra mấy ngày hôm nay cho thấy.
Nhiều năm qua thật ra một số nhà báo tưởng mình là “cấp tiến” trong báo chí trong nước cũng đã lăm le đăng vài bài xuyên tạc về hải chiến Hoàng Sa theo lối “du kích”. Công chúng nhận biết hết, nhưng vì thương hại những người lính cộng hòa ở Hoàng Sa nên không phản ứng mạnh. Nghĩ thôi kệ đi, không sao đâu.
Nhưng cuộc “tổng ca ngợi” này là đã vượt quá giới hạn của đạo lý và có thể cả pháp lý. Những bất bình về các bài vở như thế này từ mấy năm qua và nhiều bất bình khác cộng lại đã làm tức nước vỡ bờ, gây bất bình phẫn nộ và gây hại cho đoàn kết dân tộc và ổn định chính trị xã hội của đất nước, và rốt cuộc đã bị “thổi còi” cảnh cáo. Người ta có thể bỏ qua 1 lần, 2 lần, lần này, lần kia, nhưng không thể bỏ qua hoài như vậy được. Chính tôi cũng định bỏ qua, lười không muốn viết làm gì, thời gian qua tôi cũng không viết gì nhiều do phần bận, phần lười. Nhưng đã quá đáng đến mức này và tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát thì đành phải lên tiếng, dù không hề muốn.
Bao dung là một chuyện, nhưng mỗi năm anh cứ “QLVNCH anh hùng 19/1” với “quốc hận 30/4” đánh thức thây ma, phục dựng trang điểm thây ma, giải phẫu thẩm mỹ thây ma, xuyên tạc bịp bợm đến mức độ này thì ai mà chịu nổi? Còn cái thây ma ở đó, còn người tin vào cái thây ma đó thì làm sao mà đoàn kết dân tộc? Làm sao mà ổn định chính trị xã hội? Làm sao mà đất nước tiến lên nhanh?
Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ngày xưa, các bậc tiền bối cha anh hay căn dặn phải “bám dân”, “giữ dân”, tức là nhân dân, là những người đã góp phần đưa đến thắng lợi cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chứ không ai đi làm hài lòng những người lầm đường lạc lối mà để mất dân. Thời bình ngày nay giặc ngoại xâm đã không còn hiện diện, thì có thể suy ra trong cuộc chiến chống giặc dốt, giặc đói, chống lạc hậu, trì trệ, tiêu cực ngày nay cũng đúng với đạo lý đó thôi.
Hy vọng qua bài học lần này, ai đó có trách nhiệm sẽ biết rút kinh nghiệm để sau này không còn để xảy ra tình trạng xuyên tạc cào bằng lịch sử, vực dậy trang điểm thây ma, tô son điểm phấn thây ma, khinh thường và lừa đảo độc giả như vừa qua nữa.
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍