Menu

Đạo Sĩ Chăn Gà

Tu xó nhà, la cà xó mạng

Nguyễn Văn Thịnh

Bàn tay không che nổi mặt trời

Một vị trưởng lão đang sống ở thành phố HCM gởi cho tôi bài viết “Một quan điểm đánh giá về Nguyễn Ánh và triều Nguyễn” của ông Trần Văn Chánh. Đầu trang có mấy dòng trao đổi giữa tác giả với nơi nhận bài như sau: “Kính gởi Trang thông tin điện tử Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp. Xin gởi đến Trang thông tin điện tử Hội KHLS Đồng Tháp bài viết kèm theo đây để tùy nghi sử dụng hoặc không tùy theo quan điểm chủ trương của Hội (bài vừa đăng chính thức và nguyên […]

Cụ đồ Chiểu có làm thơ khóc thương Phan Thanh Giản?

Sau khi đăng một số bài về cụ Phan Thanh Giản của bác sỹ Nguyễn Văn Thịnh, tôi nhận thấy trên facebook có nhiều phản hồi trái chiều về vấn đề này. Thật ra đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ với mỗi vấn đề, tùy vào nhân sinh quan của mình mà mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau. Theo quan điểm của bản thân tôi, của bác sỹ Thịnh cũng giống như của nền sử học nước nhà (trước khi được ông Phan Huy Lê “xét lại”) thì hành động 2 lần dễ dàng khuất phục […]

Nhắn người ăn xổi ở thì

Dư luận đang ì xèo về cái gọi là Thư ngỏ của 61 đảng viên CSVN. Nội dung chủ yếu là yêu cầu cấp bách “chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ” và “thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc”. Lý do là “tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi”. Trong bối cảnh thế giới và nội tình đất nước hiện nay, việc xảy ra như thế không là chuyện lạ. Có điều là vận mệnh một dân tộc không thể như con súc sắc nằm trong cái […]

Đọc cuốn tiểu thuyết “Hội thề”

Cùng đọc một cuốn sách mỗi người có thể có những cảm nhận khác nhau là điều rất bình thường. Nhân đọc bài của bạn Khải Nguyên trên tuần báo Văn nghệ TPHCM số 308 về cuốn tiểu thuyết lịch sử “HỘI THỀ” của Nguyễn Quang Thân (NXB Phụ nữ – 2008) tôi cũng xin phép lạm bàn đôi điều. Tiểu thuyết tái hiện cuộc kháng chiến dưới ngọn cờ của người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Theo học giả Hòang Xuân Hãn thì trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, nhân dân ta đã phải tiến hành […]

Nhận diện người trí thức

Sau khi nước nhà thống nhất và có độc lập rồi, chính thức bước vào công cuộc xây dựng kiến thiết để đất nước ta “ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”. Vấn đề cải thiện dân sinh dân chủ là điều bức thiết. Giới trí thức rất hăng hái phát huy vai trò tiên phong coi đó như sứ mệnh lịch sử của mình. Nhân đây tôi mạo muội nêu vài thiển ý về một công trình nghiên cứu của Giáo sư Tiến sỹ Chu Hảo với đề tài “Sỹ phu – trí thức Việt Nam” cách đây […]

Kẻ cướp khôn ranh, người ngay khôn khéo

Khôn là một tính cách chưa hẳn là tốt cũng không là xấu. Cần thêm vào một từ đuôi (tiếp vĩ ngữ) sẽ rõ bản chất của tính khôn. Chẳng hạn bậc chính nhân lấy sự khôn ngoan, khôn khéo làm điều lợi lạc quần sinh, vạn sự thành; kẻ tiểu nhân lấy mẹo khôn ranh, khôn lỏi mưu lợi vặt hại người, chẳng thể bền. Chuyện cổ tích “cái chuông báo trộm” ở bên Tàu là bài học minh chứng về cái sự khôn. Chuyện rằng vào thời nhà Tống, ở tỉnh nọ xảy ra vụ trộm, khổ chủ […]

Lại gạ dựng tượng ông Đắc Lộ!

Nhật báo Tuổi trẻ từ ngày 18/4/2014 đăng liền bốn số bài “Thưở ban đầu của chữ Quốc ngữ”, kể kỳ công của nhà truyền đạo Ki-tô A-lịch-sơn Đắc-lộ (Alexandre de Rhode) sáng chế ra chữ Việt ký âm theo mẫu tự Latin còn gọi là chữ Quốc ngữ. Chuyện không có gì mới ngoài mục đích nhằm gợi ý hãy “làm cái gì đó” như dựng tượng ông Đắc Lộ ở một nơi nào để người Việt tỏ lòng ghi nhớ mãi công ơn của người đại diện cho mẫu quốc Phú-lang-sa và giáo hội Ki-tô đã khai hóa […]

Con hồ ly tinh đã hiện nguyên hình

Trong kho tàng truyện cổ tích Trung Hoa thường có các con vật sống lâu quá thành “tinh” tức là có khả năng biến thành người. Con vật ấy thường là con hồ ly. Nhưng chỉ là đội lốt người thôi, còn bản tính nó vẫn là con cáo quỷ quyệt độc ác. Song nó chỉ lừa người được một lúc nào rồi cái đuôi cáo lòi dần ra bị người lật tẩy phải cúp đuôi chạy trốn. Hàng ngàn năm mối quan hệ Việt – Trung gần đấy mà xa đấy, ấm lạnh mơ hồ, na ná câu chuyện […]

NVT: Nói chuyện với mấy nhà dân chủ

Tôi cứ phân vân và lần lữa mãi rồi đành phải viết ra những suy tư trăn trở. Xã hội đang lúc rối ren lại thêm quý ngài “dân chủ” quậy lên tưng bừng gây sự hoang mang cho không ít người khiến xã hội càng thêm rối loạn. Bài học thập niên những năm 1980, theo làn gió “pêrestrôika” người ta đòi “công khai, công khai hơn nữa – dân chủ, dân chủ hơn nữa” để rồi một liên bang vĩ đại đổ cái rầm, kéo theo một dây chuyền “domino” bi thảm! Có quốc gia được thống nhất […]

Xuyên tạc lịch sử là mang tội

Báo Tuổi Trẻ thông tin: ngày 30/10 vừa qua, sân khấu cải lương Hà Nội ra mắt công chúng vở kịch “Nợ non sông” của soạn giả Phạm Quang Long. Nội dung vở diễn được giới thiệu như sau: “Vì lý do tế nhị nên các nhân vật chỉ được nêu danh tượng trưng như Phan Thượng thư, Hoàng thượng, Hoàng Thái hậu nhưng với người Việt Nam nào yêu sử khi cánh màn nhung vừa mở ra ai cũng biết ngay đó là những nhân vật lịch sử có thật như Thượng thư Phan Thanh Giản, vua Tự Đức, […]

Nguyễn Văn Thịnh: Vài lời với ông Lê Hiếu Đằng

Mặc dù tôi có cảm giác bội thực khi nhìn thấy những bài viết có nhân vật Lê Hiếu Đằng nhưng khi đọc bài viết của tác giả Nguyễn Văn Thịnh, “sinh năm 1940, làm nghề thầy thuốc, có viết văn viết báo”, đăng trên blog Đông La, thực sự cảm thấy rất sảng khoái! Tôi thích nhất trong bài viết này là những thông tin “ngày xửa ngày xưa” về giới trí thức “thần thánh” một thời. Thật sự, môi trường internet hiện nay rất, rất cần những bài viết, sự chia sẻ hữu ích của các vị tiền […]

Đạo Sĩ Chăn Gà

"Sống đã, rồi hãy viết..."