Menu

Đạo Sĩ Chăn Gà

Tu xó nhà, la cà xó mạng

Việt – Trung

Một trang sử đẹp Việt – Trung

Việc Trung Quốc là quốc gia hỗ trợ hàng đầu cho Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì ai cũng biết rồi, nhưng cụ thể như thế nào thì cho đến nay nhiều người còn chưa rõ. Hầu hết người Việt đều mơ hồ rằng Trung Quốc chỉ hỗ trợ vũ khí, lương thực hoặc hỗ trợ về người thì chỉ dừng lại ở việc công binh. Thực tế thì con số về sự hỗ trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp dường như chưa được ghi nhận rõ ràng, […]

G. Márquez: “Việt Nam nhìn từ bên trong”

Loại thuốc đắt nhất ở Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái là thuốc chống say sóng. Các hiệu thuốc bình thường bán hơn 1 USD cho vỉ 12 viên đã hết sạch loại thuốc này và chúng bắt đầu xuất hiện trên thị trường chợ đen với giá 5 USD một vỉ. Mặc dù thế, chúng vẫn không phải là thứ thiết yếu đắt nhất hay khó tìm được nhất để bỏ trốn khỏi Việt Nam trên một chiếc tàu bất hợp pháp. Tại thành phố Hồ Chí Minh – hay Sài Gòn trước đây – bất cứ ai […]

Cuối năm bàn chuyện Việt – Trung: Những kẻ nguy hiểm!

Ngày này cách đây 3 vòng quay con giáp, người Trung Quốc và người Việt Nam phải đảo điên chém giết lẫn nhau vì bá mộng của những kẻ cầm quyền Bắc Kinh. Trời biên giới phía Bắc giá rét không làm nguôi ngoai được những bầu máu nóng căm hờn. Còn giờ ngồi giữa đô thành ruộm nắng ở phương nam, nhâm nhi lon bia Thanh Đảo mát lạnh của người Trung Quốc ngẫm thấy thế sự quả đúng là con tạo xoay vần. Tất nhiên, được như vậy, trước hết phải là do công lao của các thế […]

Kẻ cướp khôn ranh, người ngay khôn khéo

Khôn là một tính cách chưa hẳn là tốt cũng không là xấu. Cần thêm vào một từ đuôi (tiếp vĩ ngữ) sẽ rõ bản chất của tính khôn. Chẳng hạn bậc chính nhân lấy sự khôn ngoan, khôn khéo làm điều lợi lạc quần sinh, vạn sự thành; kẻ tiểu nhân lấy mẹo khôn ranh, khôn lỏi mưu lợi vặt hại người, chẳng thể bền. Chuyện cổ tích “cái chuông báo trộm” ở bên Tàu là bài học minh chứng về cái sự khôn. Chuyện rằng vào thời nhà Tống, ở tỉnh nọ xảy ra vụ trộm, khổ chủ […]

Bài học lịch sử từ vụ giàn khoan HD 981

Cứ mỗi khi đất nước có biến cố, ta lại thấy đám “đục nước béo cò”, “kền kèn ăn xác thối” nổi lên như nấm mọc sau mưa. Cùng với sự kiện Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, chúng ta thấy nổi cộm những vấn đề sau: 1. Đối với truyền thông chống cộng như RFA, BBC, VOA hay một số blog “rận chủ” thi nhau bới lông tìm vết để mong chứng minh cho được là “cộng sản hèn yếu”. Họ tìm mọi cách “đâm bị […]

Con hồ ly tinh đã hiện nguyên hình

Trong kho tàng truyện cổ tích Trung Hoa thường có các con vật sống lâu quá thành “tinh” tức là có khả năng biến thành người. Con vật ấy thường là con hồ ly. Nhưng chỉ là đội lốt người thôi, còn bản tính nó vẫn là con cáo quỷ quyệt độc ác. Song nó chỉ lừa người được một lúc nào rồi cái đuôi cáo lòi dần ra bị người lật tẩy phải cúp đuôi chạy trốn. Hàng ngàn năm mối quan hệ Việt – Trung gần đấy mà xa đấy, ấm lạnh mơ hồ, na ná câu chuyện […]

35 năm ư? Không! 25 năm thôi!

Không biết có đúng hay không nhưng việc truyền thông Việt “bỗng dưng” lấy ngày 17/02 làm ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 có lẽ cũng phần nào xuất phát từ những trò mèo của đám dân chủ cuội bờ Hồ. Kể cũng lạ, người ta thường chỉ kỷ niệm những ngày chiến thắng, những ngày kết thúc cuộc chiến, như ngày chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vào mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05/1954, ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954, ngày giải phóng Sài Gòn 30/04/1975,.. chứ […]

Ngã rẽ cuộc đời

Bức ảnh này được chụp tháng 8 năm 1979, khi tôi 17 tuổi 2 tháng, cao chưa tới 160cm, nặng 45 kg. Nếu không có cuộc Chiến tranh biên giới, nổ ra ngày 17/2/1979, tôi đã không “đóng thùng” trong bộ quân phục đó, đã không trở thành một người lính khi còn non choẹt. Hồi tôi học lớp một, lớp hai, cùng với những bài như “bé bé bằng bông”, “ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, cô giáo còn dạy chúng tôi hát bài “Việt Nam, Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, […]

“Chiều biên giới anh đi về đâu”

Vấn đề biên giới giữa các quốc gia vốn vô cùng nhạy cảm, không chỉ riêng gì giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại cạnh nhau, có lẽ chưa bao giờ “cái hàng rào” giữa hai nhà hàng xóm nhiều duyên nợ này được phân định rạch ròi như hiện nay, với 1.971 cột mốc kiên cố cắm dọc đường biên. Đó là cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc cho muôn đời sau. Ấy vậy mà không ít kẻ tâm đen trí tối cứ cố bấu víu vào những chuyện mơ […]

Tài liệu của Mỹ từ báo cáo của người Mỹ bị bắt tại Hoàng Sa

Trận chiến ở Hoàng Sa năm 1974 cụ thể như thế nào thì chỉ có những người trực tiếp tham gia mới biết rõ được nhưng những thông tin họ đưa ra có được bao phần là đúng thì lại là một vấn đề khác. Có 3 nguồn thông tin chính là Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc và Hoa Kỳ (đứng ngoài trận chiến nhưng lại là yếu tố quan trọng quyết định đại cục cuộc chiến). Những tài liệu giải mật mới đây của Mỹ cho thấy họ đã “khoanh tay” đứng nhìn nhưng thật ra cũng chẳng […]

Trường – Hoàng Sa là mộ Trung Hoa

Nhân kỷ niệm 69 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, đăng lại bài cũ trên blog xưa để ôn lại truyền thống máu và hoa của dân tộc ta… Trường – Hoàng Sa là mộ Trung Hoa Chuyện kể rằng từ thuở hồng hoang Đất phương nam yên bình an lạc Bỗng một ngày hoang tàn bóng giặc Thù biên cương phương Bắc tràn về … Toàn dân Việt nguyện một lời thề Đuổi cướp nước giữ yên bờ cõi Mấy ngàn năm sao dời vật đổi, Máu xâm lăng nhuộm đỏ sông quê. Nào Đông Ngô, Hán, Tấn, […]

34 năm chiến thắng biên giới phía Bắc 18/3/1979 – 18/3/2013

Trong bài 17/2 không phải là ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới 1979, tác giả Thiếu Long đã chứng minh với chúng ta rằng ngày 18/03 mới đúng là ngày kỷ niệm chiến thắng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, chống lại sự xâm lược của “tập đoàn phản động Bắc Kinh“. Ấy vậy mà đám “rận sỹ chấy thức” và bè lũ đã bày đủ trò để kỷ niệm cái ngày quân giặc đánh nước mình, một hành động trái ngoe và ngược đời so với đại đa số truyền thống, văn hóa, lễ nghi, thông lệ […]

Đạo Sĩ Chăn Gà

"Sống đã, rồi hãy viết..."