Vài năm trở lại đây, gần đến những ngày đánh dấu thời gian quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm, báo chí lại “thắp lên ngọn lửa lịch sử” để nhắc nhở người dân Việt về một phần máu thịt Tổ quốc đang chịu cảnh chia lìa, khẳng định Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược đất nước ta. Điều đó là hoàn toàn chính đáng và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, có vẻ như sự hời hợt trong nghiên cứu, tìm hiểu ngọn ngành sự thực lịch sử bấy giờ cùng tình trạng làm báo “ăn xổi ở thì” của không ít cơ quan báo chí hiện nay dẫn đến công việc ý nghĩa này lại “lợi bất cập hại”. Rất nhiều bài báo trong những năm gần đây chỉ tập trung vào khai thác thông tin một chiều từ một vài cựu quân nhân VNCH, như những cuốn hồi ký của họ, rồi mặc nhiên coi đó là sự thật lịch sử để cung cấp cho đông đảo bạn đọc. Thậm chí, không ít bài báo còn cổ súy, kêu gọi việc tôn vinh các “anh hùng” đã hy sinh trong việc bảo vệ (bất thành) Hoàng Sa. Tôi cũng đã tìm đọc khá nhiều thông tin trái chiều từ chính những người đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa này và bằng sự chọn lọc, suy luận và tư duy, tôi tin rằng sự thực lịch sử không được “hoành tráng” như những gì báo chí đăng tải.
Tiêu biểu bài viết “30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974” của tác giả Nguyễn Hùng Cường – giảng viên Đại học Luật HN đã đưa nhiều thông tin, nhận định sai sự thật.
THỨ NHẤT, mở đầu bài báo nêu trên, tác giả viết: “Các thập niên 1950, 1960 và 1970, Hải quân Mỹ thường tân trang chiến hạm cũ từ Chiến tranh thế giới thứ II rồi viện trợ cho đồng minh ở châu Á như Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa, Philippines… Vũ khí, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển của tàu viện trợ đều lỗi thời. Trong khi đó, Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Âu đã trang bị cho hải quân theo quan điểm đổi tiện nghi, trang bị điện tử để lấy ưu thế về tốc độ, vũ khí và dùng những chiến thuyền nhỏ tấn công các chiến hạm lớn”.
Đúng là đối với Mỹ, những chiến hạm cũ hỏa lực kém nhưng đối với VNCH thì những chiến hạm đó rất mạnh, mạnh hơn gấp mấy lần Trung Quốc. Năng lực hải quân Trung Quốc lúc đó thì phải nói tệ hại. Vậy đem những chiến hạm đó đi đánh nhau với quân Trung Quốc lúc đó là vẫn còn chiếm ưu thế hơn hắn. Trung Quốc có 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, mỗi tầu dài 49 mét rộng 6 mét 271, 274, 389, 396;2 tầu rà mìn 281, 282; (wiki gọi là tầu chống tầu ngầm, thực chất đây là các tầu rà mìn, choáng nước 390 tấn, mẫu SO-1 Liên Xô và kiểu 037 Trung Quốc). Vũ khí của các ” chiến hạm” Kronstad-Class lớn nhất có 2×2=4 nòng 57mm liên thanh, phòng không, đầu đạn 2,8kg. Còn lại là 4 nòng 25mm phòng không, súng cối bắn bom chìm (BMB-2 ASW mortars), bom chìm, giàn phóng bom chìm (ASW rocket launchers), thuỷ lôi…. hoàn toàn không có tác dụng trong cuộc đấu pháo tầu – tầu.
Còn đây là vũ khí chính của VNCH, không tính cái phi đội lớn thứ 3 thế giới, cũng không tính các súng 40mm trở xuống vẫn thừa sức bắn các tầu cá Trung Quốc rất hiệu quả vì bắn liên thanh hay các ngư lôi, cụ thể:
+ Trần Bình Trọng HQ-05. Choáng nước 2.800 tấn. Pháo mũi 127mm nòng trung bình. Súng cối đa năng.Tầu có 10 nòng 40mm liên thanh phòng không, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau.
+ Trần Khánh Dư HQ-04. Tầu khu trục Mỹ lớp Edsall. Choáng nước 1.590 tấn. Tầu có 3 tháp pháo, 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh điều khiển radar – máy tính, 2 nòng 40mm phòng không, 8 nòng 20mm phòng không. + Lý Thường Kiệt HQ-16. Như HQ-05.
+ Nhật Tảo HQ-10. Choáng nước 650 tấn, 1 pháo 76mm. 4 nòng 40mm. 6 nòng 20mm. HQ-10 đắm, HQ-16 hỏng nặng. HQ-4 và HQ-5 hỏng nhưng vẫn chạy được, dông sang tận Philipines .
THỨ HAI, tác giả cho rằng: “Trung Quốc có đủ tất cả lực lượng hải, lục, không quân và tiềm thủy đỉnh (tàu ngầm) túc trực, sẵn sàng tham chiến. Việt Nam Cộng hòa chỉ có chiến đấu cơ tốt nhất là loại F5E, tầm hoạt động ngắn, đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa rồi quay về mà không thể ở lại yểm trợ hoặc chiến đấu”.
Trên thực tế, như đã nói ở trên hải quân Trung Quốc lúc đó rất yếu, không có cửa so với hải quân VNCH. Chính vì thế mà tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không sợ Trung Quốc lúc đó. Còn về máy bay Trung Quốc lúc đó không đủ cự ly tác chiến ra Hoàng sa, vậy không quân Trung Quốc mạnh chỗ nào?
Về máy bay VNCH: Họ có đội máy bay cường kích lớn thứ ba thế giới, chỉ sau hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Khoảng cách từ Đà Nẵng ra quần đảo Hoàng Sa là khoảng 200 hải lí, tức khoảng 370km, nằm trong tầm tác chiến của hai loại máy bay F-5 và A-37, mà không quân VNCH có hàng trăm chiếc. Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 có bán kính chiến đấu 1.400km, mang được 3.200kg vũ khí gồm tên lửa không đối không và bom, rocket các loại. Máy bay cường kích A-37 có bán kính chiến đấu 740km, mang được 1.230kg bom và rocket. Chính phi công NGUYỄN THÀNH TRUNG từng nói “Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa”.
Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó. Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được.
Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng. 150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”. Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ. Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về.
Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!”.
Còn về việc bài báo nói rằng máy bay F5 không đủ tác chiến Hoàng Sa, dưới đây tôi sẽ đem một ít thông số để tác giả tham khảo. VNCH Sài Gòn có 254 máy bay Cessna A-37 Dragonfly chủ yếu là kiểu A-37B dùng máy đẩy J-85-GE-17A. Kiểu này là máy bay lưỡng dụng, vừa huấn luyện vừa cường kích. Kiểu này cũng là kiểu chủ yếu được sản xuất. So với các kiểu A-37 khác thì kiểu này có thêm khả năng mang dầu, bay xa, tiếp dầu trên không. Sau này quân giải phóng mót rác nhai lại được 95 chú. A-37 như là máy bay sản xuất riêng cho Việt Nam, rẻ tiền và hiệu quả với địch không có, hoặc có rất yếu đối không.
Cessna A-37 Dragonfly có:
-Khối lượng rỗng 6.211 lb = 2.817 kg.
Khối lượng tối đa 14.000 lb = 6.350 kg.
-Tầm bay điển hình. -Tầm tối đa: 800 nm = 920 mi = 1.480 km;
-Bán kính chiến đấu: 400 nm = 460 mi = 740 km; con số này là mang 4.100 lb = 1.860 kg bom.
VNCH được các đồng minh cấp 158 máy bay F-5A Freedom Fighters, 10 RF-5A 8 F-5B huấn luyện, USA cung thêm bản mới nhất của dòng F-5 là F-5E Tiger II:
– Khối lượng rỗng: 9.558 lb =4.349 kg
– Khối lượng cất cánh điển hình: 15.745 lb =7.157 kg
– Khối lượng cất cánh tối đa: 24.722 lb =11.214 kg
– Tầm thông thường: 760 nmi = 870 mi = 1,405 km
– Tầm tối đa: 2.010 nmi = 2.310 mi = 3.700 km Cụ thể Đời đầu F-5A Freedom Figher – Tầm tối đa 1387 miles = 2232 km.
– Bán kính chiến đấu với vũ khí tối đa: 195 miles = 313 km – Bán kính chiến đấu với 2 bom 530-pound: 558 miles = 898.
Đời sau F-5E Tiger II – Tầm bay tối đa : 1543 miles = 2483 km
– Bán kính chiến đấu với 2 đạn AAM không chiến: 656 miles = 1055.
Căn cứ không quân lớn nhất là Đà Nẵng và hàng loạt căn cứ Miền trung. Vị trí gần trận đánh nhất là Quảng Ngãi , trận đánh xảy ra giới hạn tại khu vực Đá Bông bay, quân Trung Quốc đã chọn vị trí này và không thể đi thêm vì lo chính cái máy bay VNCH, họ sẵn sàng nướng các tầu tiền tiêu này nếu VNCH xuất quân, thành thế giằng co mỗi bên giữ một nửa hoặc bỏ mồi quay về, còn nếu VNCH không xuất quân thì họ lấy trọn quần đảo như đã xảy ra.
Khoảng cách từ Cù Lao Ré là 121 hải lý.
Năm 1974, ngoài F5 chủ lực (tầm bay tối đa 1400/3700 km), VNCH còn có Cessna T-37 Tweet (1500km), và có thể có B57. Trong đó, phòng không của Trung Quốc gần như là con số không, với các súng phòng không từ thời Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ Hai. Tầu Trung Quốc không dám vào phía Tây và Nam, càng vào gần, khả năng chiến đấu của 300-400 F-5, A-37 càng tăng lên. Nếu như VNCH muốn giữ, họ không tốn nhiều công để chí ít chia đôi quần đảo chờ cãi cọ, hoàn toàn có sức làm hạm quân Tầu phải bỏ cuộc giữ được toàn vẹn quần đảo.
Thực tế trên là rõ ràng, nhưng sau mấy dòng tranh luận với tác giả bài báo thì ông này cho rằng, nguồn tin của tôi từ cựu đại tá phi công Nguyễn Thành Trung là không đáng tin cậy. Khi hỏi nguồn tác giả lấy ở đâu thì ông ta bảo là bí mật nội bộ (?!). Thiết nghĩ những lời nói của tác giả chỉ có bọn liệt não nó mới tin, và thể là tôi bị tác giả BLOCK facebook! Nhận định cá nhân, bài báo sử dụng những tư liệu của những sỹ quan VNCH, nhào nặn viết bài mà không chịu khó kiểm chứng, thẩm định, đối chiếu các nguồn khác sẽ không phản ảnh đúng bản chất sự việc, gây ngộ nhận cho người đọc. Rất mong tác giả bài viết, cũng những nhà nghiên cứu cần kết hợp nhiều nguồn sử liệu của VNCH với cái nhìn khách quan và thấu đáo, để tránh xảy ra những sai sót hay ngộ nhận, rồi bị lợi dụng thành “phản tác dụng” thì thật HỌA VÔ ĐƠN CHÍ./.
© Linh Nguyễn
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍