Đọc lệnh bắt Nguyễn Công Khế tại cơ quan an ninh điều tra.
Nguyễn Công Khế - "ông trùm" truyền thông kiêm con buôn chính trị bị bắt phải chăng là quả báo của một kẻ chiêu hồi?

Cây củi gộc?

Tại sao giới thạo tin lại bảo việc bắt Nguyễn Công Khế (NCK) là một vụ “đốt lò” lớn?

Tại sao NCK bị bắt còn được người ta quan tâm hơn cả những vị quan đứng đầu tỉnh cũng bị bắt thời điểm này, trong khi chức vụ cao nhất của ông này thời còn trong bộ máy nhà nước chỉ là 1 phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (vị trí cơ cấu của Tổng biên tập báo Thanh Niên) – tương đương với chức vụ của nghệ sĩ hài Xuân Bắc hiện nay?

Để giải đáp điều đó, trước tin hãy nhìn vào danh sách dài dằng dặc khách viếng đám tang mẹ của NCK là cụ bà Lê Thị Liễu được “Cảm tạ” trên báo Thanh Niên (04/09/2007). Danh sách điểm tên hầu hết những vị quyền cao chức trọng nhất nước bấy giờ, bao gồm đại diện của toàn bộ bộ máy chính trị của thành phố Hồ Chí Minh. Đúng là quan hệ lớn thật!

Một “ông trùm truyền thông” với những mối quan hệ thượng tầng tầm cỡ như vậy, dễ hiểu vì sao NCK được người ta cho là một thế lực ngầm trong giới chính trị nước nhà. Hãy hình dung, một cựu phóng viên bình thường (không chức sắc) như Osin Huy Đức (Trương Huy San) thôi, dù bị cho ra khỏi ngành báo từ lâu, mà giờ vẫn được không ít quan chức các tỉnh o bế thì phải biết tầm vóc thực sự của “ông trùm” NCK sẽ lớn đến cỡ nào.

Mà người ta không tin cũng phải tin khi trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XII (1/2016), bên cạnh những đơn thư nhắm vào các ứng viên hàng đầu vào các vị trí chủ chốt của Đảng & Nhà nước thì có cả loạt bài nhắm thẳng vào NCK và “nhóm lợi ích” trong đó giải mã hồ sơ “tài liệu mật” cho rằng NCK từng phản bội, chiêu hồi, làm gián điệp thời chiến tranh. Đỉnh điểm, xuất hiện thư của trung tướng Lưu Phước Lượng – nguyên Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, kiến nghị Trung ương điều tra, ngăn chặn âm mưu “lũng đoạn nhân sự, can dự chính trường” của NCK và “đồng sự” (trong đó có Osin Huy Đức). “Lớn chuyện” như vậy nhưng giai đoạn đó đã “tai qua nạn khỏi” với NCK. Dẫu sao thì qua đó, ta có thể thấy được “tầm vóc” của NCK trong thượng tầng chính trị một thời.

Thư của tướng Lưu Phước Lượng, kiến nghị TBT, Ủy ban Kiểm Tra Trung ương điều tra một số nhân vật, trong đó có Nguyễn Công Khế. Nguồn: Đảng viên góp ý

Kẻ chiêu hồi?

Như đã nói ở trên, thông tin về sự “chiêu hồi” của NCK được CLB Nhà báo trẻ (tác giả ẩn danh của loạt bài “tấn công” NCK) tung ra từ cuối 2015, trước thềm Đại hội 12. Nhưng việc tố cáo NCK là kẻ “chiêu hồi” được cho là có từ trước đó 30 năm, khi NCK đang là phóng viên báo Phụ Nữ Việt Nam, đang chuẩn bị hồ sơ xin kết nạp Đảng (1985). Nội dung tố cáo trong thời gian bị tù (từ tháng 5/1972 đến tháng 2/1975), Khế đã thành khẩn khai báo, cung cấp nhiều thông tin về tổ chức, hoạt động của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng khiến hàng loạt đồng chí bị bắt, cầm tù, thủ tiêu ngay sau thời điểm Khế bị bắt.

Tuy nhiên, dù chưa có kết luận chính thức của TW Đoàn nhưng nhờ biên bản xác nhận, bảo lãnh của những người đồng đội trong khoảng thời gian cùng bị giam cầm với NCK tại nhà giam Chí Hòa như Lê Văn Nuôi, Đặng Thanh Tịnh, Đoàn Khắc Xuyên và đặc biệt là Huỳnh Tấn Mẫm (Trưởng ban Mặt trận TW Đoàn, Thường trực Ủy ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) mà NCK được kết nạp vào Đảng ngày 3/2/1986 tại Chi bộ Văn phòng 2, Phụ nữ Trung ương (Quận ủy Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh). Thời ấy, được kết nạp vào Đảng là sự tự hào ghê gớm và cũng là điều kiện tiên quyết nếu muốn thăng hoa sự nghiệp.

Không rõ thời điểm đó, các đơn tố cáo NCK có bằng chứng xác thực hay chỉ là lời lẽ của người biết chuyện nhưng đến thời đại CNTT của 30 năm sau, những bằng chứng về sự “chiêu hồi” của NCK đã được tung hê cho dân mạng biết. Việc xác thực các thông tin này có chính xác hay không, thiết nghĩ không phải là việc khó đối với các cơ quan chuyên trách. Có điều, cho dù đó là sự thật thì có lẽ chế tài cho NCK cũng chỉ là khai trừ khỏi Đảng hoặc thu hồi các huân, huy chương đã trao tặng mà thôi. Còn đối với sân khấu chính trị, vai trò của NCK đã không còn như 10 năm về trước hay nói bỗ bã là “hết thời”. Thôi thì, chí ít thì cũng có thêm một cái mặt nạ bị rơi xuống và ta có thêm niềm tin vào “quả báo không trừ một ai”.

Biên bản hỏi cung Nguyễn Công Khế tại Bộ Chỉ huy CSQG thị xã Đà Nẵng ngày 7/6/1972 (trang 1)
Biên bản hỏi cung Nguyễn Công Khế tại Bộ Chỉ huy CSQG thị xã Đà Nẵng ngày 7/6/1972 (trang 2)
Công văn đóng dấu “KÍN” (BÍ MẬT) của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa về việc nhận Nguyễn Công Khế về công tác

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍