Menu

Đạo Sĩ Chăn Gà

Tu xó nhà, la cà xó mạng

Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh – từ góc nhìn của học giả Hoàng Xuân Hãn

Tôi có đọc 2 bài phỏng vấn nhan đề: “Hoàng Xuân Hãn và gia đình Ngô Đình” và bài “Học giả HXH nói về Chính phủ Trần Trọng Kim”. Người phỏng vấn thuộc diện không ưa Cộng sản, người trả lời có chỗ cũng tỏ ra không thích Cộng sản. Dù vậy, nhưng với sự trung thực của một trí thức (theo cách nhìn của HXH), ông ấy đã cho chúng ta sự so sánh về những nhân vật có ảnh hưởng lớn đến một giai đoạn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Học giả Hoàng Xuân Hãn Cả […]

Hồ Chí Minh dụng binh pháp Tôn Tử và Tam thập lục kế

Tôn Tử binh pháp và Tam thập lục kế (36 kế) là những tác phẩm binh thư cổ có giá trị nhất của Trung Quốc, xuất hiện từ thời xuân Thu và truyền đời mãi mãi. Tôn Tử được suy tôn là “Thuỷ tổ binh học phương Đông”, “Thuỷ tổ binh học thế giới”… Trước tác chính của Tôn Tử binh pháp là bộ binh pháp 13 thiên (Thuỷ kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thực, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Cửu địa, Hoả công và Dụng gián). Được viết bằng cổ văn […]

Từ triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đến triết lý hành động Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh được bạn bè và các dân tộc ưa chuộng hòa bình trên khắp năm châu ca ngợi về sự kết hợp nhuần nhuyễn những nét tinh hoa trên thế giới. Sự kết hợp này được thể hiện rõ trong suy nghĩ và hành động của Người. 1 – Ngày 31-5-1946, trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng rằng: Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. […]

Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản

Trong quá trình 30 năm đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng ba lần 1923 – 1924, 1927 – 1928, 1934 – 1938 sống ở nước Nga Xô viết. Đặc biệt, giai đoạn 1934 – 1938 đã để lại cho Người những kỷ niệm sâu sắc. Biên niên tiểu sử của Người giai đoạn này vẫn đang còn là khoảng trống. Đã có lúc Người phải giãi bày về hoàn cảnh của mình : “ Trong hoàn cảnh không hoạt động gì ”, “ đứng ngoài Đảng ”… Nhưng, đây là thời kỳ độc đáo của một […]

Về những hoài nghi quanh ngày mất của Hồ Chủ tịch

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9h47 ngày 2/9/1969, ngày Quốc khánh của Việt Nam. Vì trùng với ngày vui lớn của dân tộc, Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng khoá 3 đã quyết định công bố lùi lại một ngày, là 3/9/1969. Hai mươi năm sau, ngày mất của Bác đã được công bố lại cho đúng thực tế như thông báo số 151 của Bộ Chính trị ngày 19/8/1989 nêu rõ: “Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 6 cho rằng nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch […]

Đã tìm thấy Trần Dân Tiên?

Chắc hẳn những ai quan tâm đến Bác Hồ đều có nghe nói đến cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” của tác giả Trần Dân Tiên. Cuốn sách được xuất bản lần đầu cách đây 65 năm nhưng đến nay vẫn là đề tài gây tranh cãi. Tranh cãi không phải vì nội dung cuốn sách mà vì người viết bí ẩn Trần Dân Tiên. Một cuốn sách nổi tiếng về một con người vĩ đại nhưng lại không có ai đứng ra nhận là tác giả! Bức sương mờ bao quanh tác […]

Đặng Thai Mai: Kỷ niệm về những lần gặp Bác Hồ

GS Đặng Thai Mai Tháng 8-1945, tôi bị đau dạ dày nặng, phải nằm tại Sầm Sơn, Thanh Hoá. Mấy ngày trước khi cướp chính quyền ở Hà Nội, một số người bạn vào nói công việc phải chuẩn bị và muốn tôi ra ngay. Tôi định ra Hà Nội. Trên đường từ Sầm Sơn về Thanh Hoá, khi đi qua một sân bay cũ mà bọn Nhật đang sử dụng, tôi thấy một tên tướng Nhật cùng quân lính đang tập hợp ở đấy. Hình như chúng đang đốt một lá cờ. Khi tới bệnh viện Thanh Hoá, tôi […]

Ý kiến về tác phẩm “Ho Chi Minh: The missing year 1919 – 1941” của tác giả Sophie Quinn-Judge

GSTS. Mạch Quang Thắng Trong số những công trình nghiên cứu nước ngoài được công bố, các nhà Hồ Chí Minh học đều biết đến tác phẩm “Hồ Chí Minh – The Missing Years”, tạm dịch là “Hồ Chí Minh – Những năm tháng chưa được biết đến” của nữ tác giả Sophie Quinn Judge, tiến sỹ triết học – lịch sử, hiện là Phó giám đốc Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội Việt Nam – Đại học Temple – Mỹ. Quyển sách này được bà tổng hợp các nguồn tài liệu được bạch hóa của Liên […]

Dấu ấn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở Liên Xô

Thưa quý vị và các bạn, trong chặng đường bôn ba, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm đường cứu nước, quãng thời gian Người đến Liên Xô lần đầu tiên, học tập và hoạt động trong Quốc tế cộng sản với cái tên lúc đó là Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa rất quan trọng. Nhân kỷ niệm lần thứ 123 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là hướng tới kỷ niệm tròn 90 năm Người đến Liên Xô lần đầu tiên vào ngày 30/6/1923, phóng viên Đài TNVN thường trú tại LB […]

Óc sâu bọ sao hiểu được vĩ nhân !

Có một điều gần như là chân lý: Sự tử tế, lòng tốt của người ta là hữu hạn nhưng sự khốn nạn, xấu xa, bỉ ổi là vô hạn. Có thể thấy sự “vô hạn” đó trong bản chất của lũ Vichoco vong bản trên mặt trận “văn hóa sủa” của chúng. Những rác rưởi của lũ tâm lý chiến từ nửa thế kỷ trước vẫn được chúng coi là những “bảo bối”, lén lút xả ra làm ô nhiễm dòng sông internet, tạo thành những vệt dầu loang trên đại dương thông tin. Với những người có chút […]

“Tôi dứt khoát phải trở thành người yêu của Hồ Chí Minh”

Đó là những lời chân thành thốt lên từ một người phụ nữ Mỹ kém Bác Hồ gần 50 tuổi, bà Josephine Stenson, một nhà nghiên cứu lịch sử. Bà đã nói những điều này trong bài phát biểu của mình tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội tháng 5 năm 1990. Theo một số nguồn giới thiệu bài viết này thì J. Stenson là một giáo sư tiến sĩ sử học của trường đại học Florida Atlantic ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ còn như tìm hiểu của […]

Góc nhìn khác về chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ bé đến nhớn được đọc, được xem không biết bao nhiêu câu chuyện, sách báo, phim ảnh về Hồ Chủ tịch nhưng tớ cảm thấy có gì đó chưa thỏa mãn. Có lẽ do hình ảnh của Bác được “đóng khung” trong vai trò người anh hùng dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng Sản và phong trào giải phóng dân tộc,… nên hầu như có rất ít những góc nhìn về những khía cạnh khác trong tư tưởng, quan điểm của Bác.Theo quan điểm của tớ thì mặc xác người ta tranh cãi, đánh chém, xâu […]

Đạo Sĩ Chăn Gà

"Sống đã, rồi hãy viết..."