Ở làng nọ có tay trọc phú hung hăng, nhiều tay chân đầu gấu nên dân làng rất sợ. Hắn thường xuyên ức hiếp bất cứ người nào mà hắn không ưa hoặc cản trở quyền lợi của hắn. Duy chỉ có gia đình nhà chàng nông dân tên Việt là dứt khoát không chịu làm đày tớ cho hắn. Tay trọc phú rất muốn cướp miếng ruộng màu mỡ của người nông dân nên tìm đủ cách để ức hiếp mà cao trào là hắn kéo cả bầy gia nhân sang nhà anh nông dân đập phá. Nhưng anh Việt vốn là tay võ nghệ, ra sức đánh trả và đập tan đám tay sai ăn cướp dù nhà cửa, ruộng vườn bị chúng phá hoại tan nát.
Tay trọc phú thấy dùng sức không khuất phục được anh nông dân nên giở trò phong tỏa về mọi mặt hòng ép anh nông dân “đói đầu gối phải bò”. Hắn cấm mọi người dân trong làng không được tiếp xúc, giao lưu, giúp đỡ anh nông dân. Ròng rã như vậy suốt 20 năm trời, nhưng gia đình anh nông dân vẫn trụ vững, trong khi ngày càng có nhiều người dân phớt lờ lệnh cấm của tay trọc phú mà làm ăn với anh nông dân. Nhận thấy mình không thể khuất phục được anh, tay trọc phú đổi giọng làm lành vì hắn cảm thấy như vậy tốt hơn: vừa có thêm mảnh ruộng khu vườn (thuê lại của anh) để mở rộng làm ăn vừa tránh việc dân làng nhìn tấm gương của anh nông dân mà hết nể sợ hắn.
Nhiều năm sau khi 2 bên làm lành, con cháu anh nông dân lớn lên trong hoàn cảnh ấm êm, đủ ăn đủ mặc và sinh ra thói “trọng phú khinh bần”. Chúng suốt ngày lê la với đám gia nhân nhà trọc phú, si mê sự giàu sang của nhà gã xưa kia đã muốn cướp đất, phá nhà của cha ông mình. Chúng quay lại chê bai cha ông mình vì sao xưa kia không chịu theo chân nhà trọc phú làm gia nhân mà chống lại làm chi? Rồi chúng cho rằng may mà ông trọc phú thương tình cho nhà chúng được làm lành chứ không bây giờ thì chúng đói rã họng rồi…. Chàng nông dân năm nào giờ đã già, ngán ngẩm với cảnh mấy đứa con cháu vô minh, chỉ biết than thở với mấy ông bạn già: Đấy, các ông xem, hóa ra bệnh ÓC NÔ LỆ là bệnh dễ lây lắm đó chứ!
Sau Sự kiện 30 tháng 4, 1975 vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ được đặt ra. Tuy nhiên đến hai mươi năm sau, ngày 12/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt mới tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Khoảng tháng 6 năm 1975, Việt Nam có nhờ Liên Xô chuyển cho Mỹ một thông điệp không chính thức: “Lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành có quan hệ tốt với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Trên tinh thần đó, phía Việt Nam đã tự kiềm chế trong khi giải phóng, tạo cơ hội cho người Mỹ không bị cản trở trong việc tiến hành di tản nhân viên của họ. Phía Việt Nam đã cố gắng làm mọi sự cần thiết để không làm xấu đi quan hệ với Mỹ trong tương lai. Không có sự thù địch với Mỹ ở Việt Nam và Việt Nam cũng không muốn thấy như vậy ở phía Mỹ”.
Tuy nhiên sau nhiều cuộc đàm phán, do cả 2 bên đều không đáp ứng được (hoặc không muốn đáp ứng, hoặc không muốn đáp ứng trước) yêu cầu của bên kia, nên quan hệ hai nước vẫn ở trong vòng căng thẳng.
Đầu năm 1978, tại Tokyo, ông Phan Hiền thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa vô điều kiện với Hoa Kỳ”. Tuy nhiên lúc này Mỹ quan tâm tới việc đàm phán bình thường hoá với Trung Quốc hơn, vấn đề Việt Nam không còn được ưu tiên nữa.
Trong một nỗ lực cuối cùng, tháng 10 năm 1978, Nguyễn Cơ Thạch hối thúc các nhà đàm phán Hoa Kỳ ký thỏa thuận bình thường hóa. Nhưng Hoa Kỳ đã từ chối khéo.
Lý do mà Mỹ không muốn bình thường hóa quan hệ với VN có rất nhiều, nhưng tựu chung là lúc đó, Mỹ không đặt lợi ích tại Việt Nam.
Nào là vì VN có căng thẳng với Campuchia, nao là vì VN có căng thẳng với TQ, một trong số những lý do rất ngớ ngẩn (lý do cho có lý do) để Mỹ tiếp tục từ chối VN và tiếp tục lệnh cấm vận như sau :
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Time (tuần lễ từ ngày 7 đến 13-1-1992), ông Võ Văn Kiệt nói rằng:
“Sự nghi ngờ chúng tôi còn giam giữ một số người Mỹ còn sống… là một điều ngớ ngẩn. Động cơ nào có thể thúc đẩy chúng tôi làm điều đó?”.
Báo Time hỏi:
“Làm sao để dân chúng Mỹ có thể tin vào sự đảm bảo của các ông?”.
Ông Kiệt:
“Ở Việt Nam có hàng chục ngàn gia đình có người thân bị mất tích. Tôi cũng là một nạn nhân. Gia đình tôi có bốn người, vợ và ba con của tôi, bị mất tích trong chiến tranh. Trực thăng Mỹ đã giết 300 người trong một trận càn dọc sông Sài Gòn, vợ và con trai, một con gái của tôi đã mất trong trận càn đó. Tôi có thể thấu hiểu được nỗi đau của tất cả các gia đình Mỹ có người thân bị mất tích trong chiến tranh… Tôi mong muốn dân chúng Mỹ hiểu được hoàn cảnh của chúng tôi trong vấn đề này. Chúng tôi xin mời bất cứ người nào nghi ngờ còn người Mỹ sống ở Việt Nam hãy đến Việt Nam mà tìm hiểu”.
Cuối năm 1992, khi tới Hà Nội lần thứ hai, Thượng nghị sỹ John Kerry đã đề nghị Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho phép một cộng sự của ông, Thượng nghị sỹ Bob Smith xuống đường hầm ở khu vực lăng Hồ Chí Minh để tận mắt thấy không có lính Mỹ bị giam dưới lăng như phim ảnh Hollywood miêu tả.
Đến đầu thập niên 90, trong bối cảnh mà TQ nổi lên như một đối trọng trong tương lai, thể hiện tham vọng vô cùng lớn của mình, Mỹ cảm thấy cần chuyển hướng lợi ích qua Việt Nam.
Quá trình đàm phán ngày càng thuận lợi và đi đến bình thường hóa quan hệ năm 1995 như chúng ta đã biết.
Trên cương vị một cường quốc mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, việc Mỹ cố tình thoái thác các đề nghị bình thường hóa của Việt Nam để đặt lệnh cấm vận, chẳng khác nào cướp đi các cơ hội của Việt Nam về mọi mặt trên trường quốc tế.
Họ cướp đi, nhưng khi họ trao trả trở lại (vì lợi ích của họ) thì VietNamNet lại gọi đó là “một món quà” thật hết sức ngu xuẩn và nhược tiểu.
Điều này quả ứng với câu nói bất hủ “Nó chặt đầu, sau đó dán cho một miếng băng keo thì cảm ơn rối rít”.
—————-
ADMIN HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG.
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍