Triệu chứng 1: “Tán đủ điều!”
Tôi không có ý định chê cái cái bằng tú tài hạng thứ của ông Đằng vì dẫu sao thì thi được trong hoàn cảnh đấu tranh, ngục tù bấy giờ là tốt lắm rồi. Tôi chỉ hơi thắc mắc tại sao ông ta lại nói “đậu hạng thứ dễ dàng” vì “thứ” là mức vừa đủ đậu, không lẽ có chuyện “dễ dàng vừa đủ đậu”? Nhưng bỏ qua thắc mắc nhỏ nhoi ấy, tôi cố gắng căng mắt ra đọc hết phần 1 của bài viết chỉ để đi đến kết luận rằng ông ta đã “tán đủ điều” nhưng chẳng ăn nhằm gì lắm đến việc giải thích “vì sao tôi đi kháng chiến, vào ĐCS Việt Nam?”. Ông Đằng hầu như chỉ lan man sang vấn đề văn nghệ, văn gừng gì đó ngoại trừ hai câu đầu:
“Vào thế kỉ trước, chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS đã làm say mê biết bao trí thức, văn nghệ sĩ ở các nước, nhất là ở nước Pháp, cái nôi của khuynh hướng xã hội, dân chủ mà cả thời kỳ ánh sáng với các tên tuổi như Montesquieu, Voltaire, Jean Jacques Rousseau, v.v. với khát vọng xây dựng một xã hội bác ái, tự do, bình đẳng. Chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS chẳng những lôi cuốn, làm say mê nhiều thế hệ trí thức phương Tây mà ở Việt Nam cũng vậy.”.
Nhưng ngay cả mấy câu đầu cũng không ổn: ở trên nói “Chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS chẳng những lôi cuốn, làm say mê nhiều thế hệ trí thức phương Tây mà ở Việt Nam cũng vậy” thì đến câu sau lại vả mồm câu trước: “Thật ra họ theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM mà đi vào chiến khu chứ họ ít hoặc chưa biết chủ nghĩa Marx là gì, CNXH ra sao…”.
Thật ra, có thể tóm gọn cái mục 1 này của ông Đằng vào thành 1 – 2 câu thế này: Được thôi thúc bởi “lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hi sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”, ông Đằng đã tham gia phong trào đấu tranh của HSSV miền Nam và được kết nạp Đảng dù chẳng biết gì về CN Marx – Lenin.
Nhưng sau nửa thế kỷ, thói quen “tán đủ điều” đã giúp ông ta có tấm bằng tú tài hạng thứ năm xưa vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Ông Đằng kể lể lan man về việc thi cử, văn nghệ chỉ để dẫn dắt người đọc đến 2 điều:
– Ông Đằng bị giam nhưng được thả ra cho thi. Từ đó xiên xỏ rằng “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra khỏi nhà tù để đi thi như chúng tôi hay không?”.
– Dù vào Đảng nhưng ông Đằng vẫn vô tư hát nhạc của “Đại úy Quân đội Sài Gòn” (tức đại úy ngụy quân).
Tranh Babui. |
Chuyện “hát hò” tính sau, tôi nói về việc ông Đằng được thả ra đi thi, điều khiến ông ta ngầm cho rằng xã hội mà thời trẻ ông ta chống lại tốt đẹp hơn xã hội mà thời già ông ta đang chống. Thật ra, nếu ông Đằng không hiểu vì sao ông ta được thả thì ông ta quá dốt. Điều đó có lẽ không đúng nên tôi cho rằng ông ta hiểu mà cố tình không hiểu. Trong mắt ngụy quyền, ông Đằng lúc đó có thể chỉ là một thành phần “trẻ trâu” chống đối chính quyền, điều rất bình thường trong thời điểm đó (1 bộ phận hưởng ứng phong trào yêu nước, yêu hòa bình không thể cưỡng khỏi lúc bấy giờ (đến dân Mỹ còn xuống đường cơ mà!), 1 bộ phận nhằm mục đích … trốn lính, thoát cảnh làm bia đỡ đạn cho Mỹ ngụy. Ông Đằng nổi tiếng vậy thì có lẽ không phải loại thứ 2 rồi!). Vì vậy, họ hoàn toàn có thể thả ông ta ra vì nhiều lý do như 1) thể hiện tính “khoan hồng” của chính quyền, làm gương cho các đối tượng khác; 2) tạo sự chia rẽ trong nội bộ phong trào HSSV; 3) mua chuộc và biến ông Đằng thành 1 gián điệp cho Mỹ ngụy; 4) gia đình ông Đằng có tiền / quan hệ với giới chức ngụy,…
Nếu nói về độ “khoan hồng” của chế độ xưa kia ông ta chống thì việc được “thả cho thi” của ông ta đã nhằm nhò gì so với trường hợp của AHLLVT Nguyễn Văn Thương. Người tình báo giao liên này khi bị bắt đã được “tận hưởng” gần 3 tháng trời cuộc sống thiên đường trong 1 căn biệt thự cùng một “nàng hầu” xinh như mộng, một tấm séc ký sẵn trị giá 100.000 USD (thời điểm 1969) và tấm vé máy bay một chiều mở để có thể chọn bất kỳ quốc gia nào là đồng minh của nước Mỹ làm điểm đến, trước khi Mỹ ngụy đập nát 2 bàn chân và cưa 2 chân ông thành 6 khúc bởi “chế độ khoan hồng” không lung lay được ý chí người cộng sản. Tiếc cho ông Đằng rằng cái tầm của ông ấy lúc đó chưa đủ để được hưởng mức khoan hồng này nên đành tự sướng với việc được “thả cho thi”. Phải chăng bây giờ ông ấy nghĩ rằng mình đã đủ tiêu chuẩn để được hưởng “định mức khoan hồng” như anh hùng Nguyễn Văn Thương khi xưa nên “trở cờ”?
Có thể có nhiều cách tiếp cận nhưng sự thật chỉ có một, như một người đồng đội năm xưa của ông Đằng đã giãi bãy bên blog Google.Tienlang: “Nằm lao xá với nhau, cực hình tra tấn dã man, LHĐ thừa biết. Sao LHĐ không kể ra, mà chỉ nêu lên việc được ra ứng thí. Mà trong anh chị em chúng tôi, số người may mắn ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay, sau khi được Ủy Ban Nội An họp xét”. Xem ra, cái tiêu chí tính sổ “minh bạch, sòng phẳng” của ông Đằng đã không được tuân thủ ngay từ đầu rồi!
Triệu chứng 2: “Con chim đa … đa …”
Trong phần 1 ông Đằng tỏ ý rằng ông ta theo kháng chiến, theo Đảng chỉ là do tiếng gọi của lòng yêu nước chứ chẳng biết gì về CN Marx. Điều đó có thể hiểu được nhưng khi mà đã có đến 8 năm làm “giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn” thì việc ông Đằng tuyên bố “một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ. Đó là qui luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được” đã làm lòi ra cái đuôi kiến thức kiểu “tán đủ điều”.
Đâu cần phải “nhiều thành phần kinh tế khác nhau” mới có “nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau”? Kể từ sau thời đại nguyên thủy, xã hội loài người luôn có những tầng lớp có lợi ích khác nhau bất kể nền kinh tế như thế nào: tầng lớp vua chúa, quý tộc, quan lại, tăng lữ, nông dân, thương nhân,… Sao lúc đó không có “đa nguyên đa đảng”? Ông Đằng nói chuyện về khoa học xã hội nhưng lại bằng sự hiểu biết non nớt, ấu trĩ, hời hợt, cảm tính,.. Thật chẳng khác gì “lấy vải thưa che mắt thánh”, có điều xã hội bây giờ không phải là kỳ thi tú tài II năm xưa để ông ta có thể “tán đủ điều” mà qua mặt được. Thậm chí, không biết ông ta giả ngây hay thiếu hiểu biết thật sự khi phán rằng: “cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó” nên “không thể không đa nguyên đa đảng được”!
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định, bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai, trong đó hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế – xã hội.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra, trong đó, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định. Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
Trong triết học Marx – Angels, mối quan hệ giữa Kiến trúc thượng tầng và Cơ sở hạ tầng là mối quan hệ biện chứng. Theo đó, tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng đó không phải là sự phù hợp một cách giản đơn, máy móc. Toàn bộ kiến trúc thượng tầng, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
Trong trường hợp tại Việt Nam, nền kinh tế hiện tại vẫn có 70% lực lượng sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi có tư liệu sản xuất là đất đai, thuộc sở hữu toàn dân (công hữu). Như vậy, quan hệ sản xuất thống trị có phải vẫn là công hữu? Việc nền kinh tế có nhiều thành phần đâu phải là yếu tố quyết định cơ sở hạ tầng mà quan trọng là thành phần kinh tế nào chiếm vai trò chủ đạo, thống trị nền kinh tế. Nhưng kể cả khi 1 thành phần kinh tế nào đó phát triển vượt trội, chiếm lĩnh vị trí thống trị trong nền kinh tế, biến đổi trạng thái cơ sở hạ tầng thì thượng tầng kiến trúc vẫn có thể tác động ngược lại để kiềm chế thành phần kinh tế đó, bằng các biện pháp chính sách pháp luật. Đó chính là vũ khí “định hướng XHCN” của thượng tầng kiến trúc Việt Nam đối với “nền kinh tế thị trường”! Tuy nhiên, những năm gần đây, nhất là qua dự thảo hiến pháp sửa đổi, có nhiều ý kiến đòi bỏ cụm từ “kinh tế chủ đạo” đối với thành phần kinh tế nhà nước với lý do là tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế khác nhau. Đó là một sai lầm. Các thành phần kinh tế tham gia thị trường đều bình đẳng trước pháp luật, dựa trên các luật về doanh nghiệp, kinh doanh, dân sự,… Việc Hiến pháp quy định “kinh tế nhà nước là chủ đạo” là nhằm nỗ lực phát triển thành phần kinh tế này, tăng tỷ trọng của nó trong nền kinh tế. Điều đó phù hợp với định hướng XHCN chứ chẳng ảnh hưởng gì đến việc “công bằng giữa các thành phần kinh tế” cả! Nói nôm na là Nhà nước sẽ chú trọng tăng vốn, cải thiện chất lượng nhân sự, tối ưu cách quản lý,… để các doanh nghiệp nhà nước tiến bộ hơn, phát triển hơn. Nếu bỏ quy định “kinh tế nhà nước là chủ đạo” chẳng khác nào tự chặn con đường biến quan hệ sản xuất này trở thành “quan hệ sản xuất thống trị” trên quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xa rời mục tiêu xây dựng XHCN.
Như vậy, ông Đằng với sự hiểu biết lệch lạc, lại gắn cho cơ sở hạ tầng và thượng tầng kiến trúc mối quan hệ một chiều, theo kiểu: 1 lớp học có 1 đứa học sinh kém nên người đứng lớp chắc chắn là 1 thầy giáo tồi!
Với tâm thức kém cỏi như vậy, tôi cũng chẳng quá ngạc nhiên khi thấy ông Đằng quy chụp những tai họa mà những người “thuyền nhân” tự ý rời bỏ đất nước trong thời kỳ khó khăn để đi tìm vùng đất hứa là “tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được”. Thời điểm cực kỳ khó khăn đó của đất nước, khi lưỡng đầu thọ địch (Campuchia và Trung Quốc), lại mất hầu hết viện trợ kinh tế, tàn dư ngụy quân và chính quyền Mỹ vẫn không ngừng chống phá, ông Đằng đang “giảng dạy CNXHKH tại trường Đảng” nên vừa không phải xông pha khói lửa chiến tranh, lại cũng không quá lo “cơm áo gạo tiền” vì đã có nhà nước nuôi. Do đó, để khách quan, tôi xin lấy lời kể của bác Phạm Cầu, Việt kiều Canada, một “thuyền nhân” đích thực, một cựu sỹ quan ngụy để minh chứng cho sự trơ tráo trong lời buộc tội của ông Đằng:
Ở miền nam, nhất là các thành phố lớn bấy giờ, hầu như đại đa số gia đình thuộc thành phần lính tráng hay công nhân viên trong chính quyền ngụy với đồng lương chết đói. Không thiếu những gia đình vợ bán bar, con làm bồi cho Mỹ. Sau Giải phóng, đại đa số không nghề nghiệp, không ruộng vườn phải bươn chải đây đó hay buôn bán lề đường xó chợ để kiếm sống qua ngày,.. Năm 1979, sau khi chiến tranh biên giới chấm dứt, với chính sách dọn dẹp lề đường làm sạch Thành phố, chạy chợ vỉa hè kiếm sống bị cấm… Đại đa số gia đình xưa nay chỉ ăn nhờ vào đồng lương Mỹ hay chạy chợ vỉa hè bị lâm vào cảnh túng quẫn cùng cực: Nghề ngỗng không có, cấy cầy không quen, ruộng đồng không mảnh đất cắm dùi,… nên chỉ còn đường VƯỢT BIÊN tìm sống. Những thành phần qua đây sau 1975 đa số không thuộc thành phần “TỴ NẠN CHÍNH TRỊ“ nữa mà thuộc thành phần “TỴ NẠN KINH TẾ“. Đó là lý do tại sao tôi bỏ Quê hương ra đi nhưng tôi không thuộc thành phần giặc “CỜ VÀNG BA QUE XỎ LÁ PHÁ NƯỚC, HẠI DÂN“.
Với trình độ và góc nhìn lệch lạc như vậy mà ông Đằng lại lớn tiếng “thách bất cứ ai trong Bộ chính trị, Ban bí thư, trong Ban Tuyên huấn của Đảng”!!! Đáng khen cho ông ấy, vẫn giữ được thói quen hô hào khi đứng trong đám đông biểu tình năm nào. Vậy mà tôi ngỡ sau nửa thế kỷ, điều ông ấy nhớ nhất là “ân tình” “thả cho thi” của chế độ xưa cơ chứ!
Nhưng “đỉnh cao tâm và trí” của ông Đằng là nằm ở cái mong muốn quái gở về “các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm”! Thứ nhất, có lẽ ông Đằng lâu rồi không xem thời sự quốc tế nên chẳng biết tình hình Campuchia thế nào. Thứ nhì, ông Đằng lớn tiếng về “độc lập, dân chủ, tự do” nhưng không hiểu ngay cả điều đơn giản nhất về 2 chữ “độc lập”. Còn nhớ, cách đây nửa thế kỷ, trong buổi trả lời phỏng vấn của 1 nữ phóng viên Pháp năm 1964, khi được hỏi “Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này?”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời cực khéo rằng: “Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu!”. Vậy mà giờ đây, giữa lúc đất nước thanh bình, độc lập tự chủ thì một ông “theo Đảng” 45 năm lại mong mỏi có quan sát viên quốc tế đến để giám sát quyền chính trị của người dân nước mình! Thật là vô đối!
Triệu chứng 3: “Độc vật!”
Như đã nói ở trên, một người mong mỏi “quốc tế” vào giám sát quyền chính trị của nhân dân mình, trong một đất nước vốn đang yên bình, độc lập tự chủ mà lại lên giọng giảng giải về “độc lập dân tộc” thì thật là nực cười. Chẳng khác gì “đĩ già nói chuyện trinh tiết”! Quả như vậy, “lý luận” của ông Đằng về việc này chẳng có gì mới lạ hơn những điều mà “tụi thần kinh chính trị” đã lải nhải bấy lâu nay. Thậm chí nó càng thêm khôi hài vì những lời lẽ “trẻ trâu” lại được thốt ra từ một ông già “cổ lai hy”.
Ông Đằng viện dẫn lịch sử nhiều lần chiến thắng quân xâm lược Trung Quốc ra để cho rằng hiện nay nước ta đang “quá “hiền lành”” trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Khả năng của ông này có lẽ chỉ phù hợp với việc đứng trong đám đông hò hét chứ chẳng biết gì về ngoại giao cả. Xưa Lê Lợi đại thắng quân Minh nhưng suốt 300 năm sau đó, hàng năm nước ta phải tiến cống tượng vàng Liễu Thăng cho Trung Quốc chứ nào đâu vỗ ngực thách thức họ? Các lần chiến thắng chống xâm lược Trung Quốc khác cũng thế, sau khi giành độc lập là vua ta đều phải “nhận thụ phong” từ hoàng đế phương Bắc và chịu cống nạp thường niên. Làm vậy để chi? Để tránh tối đa mọi cuộc chiến tranh, bởi khi có chiến tranh thì chẳng có cái “sỹ diện” nào bù đắp được tổn thất xảy ra đối với đất nước, với nhân dân. Điều đó đã được gửi gắm trong câu nói của ông nhà thơ Nguyễn Duy nào đó (trong bất cứ cuộc chiến tranh nào người thất bại đều là nhân dân) mà ông Đằng đã viện dẫn trong bài viết của mình nhưng có lẽ ông ta chỉ nhắc như con vẹt chứ chẳng hiểu gì cả. Xem ra ông Đằng quá may mắn sống trong thời đại này chứ với cái cách ăn nói ngông cuồng đó của mình, các vua phong kiến đã xin ông cái đầu vì tội kích động chiến tranh rồi! Gần đây tôi có biết một người căm thù Trung Quốc đến mức “bệnh hoạn” (theo lời đánh giá của bạn thân anh ấy): ai nói chuyện về Trung Quốc là sửng cồ liền, không bao giờ ăn nước tương vì thù Trung Quốc,… Lý do là trong chiến tranh biên giới năm 1979, khi mà ông Đằng đang yên ổn ở TPHCM “giảng CNXH cho trường Đảng”, vợ chưa cưới của anh ấy (là du kích hay đại loại như thế) trên vùng biên giới phía Bắc đã bị tụi giặc bành trướng hiếp – giết dã man. Nhưng anh ấy không bao giờ đại ngôn kêu gọi nhà nước phải thế này, thế kia với Trung Quốc như ông Đằng, bởi anh ấy hiểu thế nào là giá trị hòa bình, là ngoại giao, là lịch sử.
Chê bai “lãnh đạo Việt Nam thì quá nhu nhược: chỉ là lời phản đối lặp đi lặp lại nghe quá nhàm tai và khó chịu của người phát ngôn viên bộ Ngoại giao” trong khi lại “rất mừng nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ở hội nghị Shangri-La”, cứ như thể ông thủ tướng là một ai đó nằm ngoài thể chế, chính phủ Việt Nam! Tôi cũng chẳng hiểu dựa vào đâu mà ông Đằng cho rằng “đây là ý kiến của cá nhân Thủ tướng dám chịu trách nhiệm để tuyên bố như vậy chứ không có sự chỉ đạo nào của Bộ chính trị cả”? Đại diện quốc gia đi ngoại giao mà thể hiện quan điểm cá nhân? Ô hô … ai tai … Mà cho dù là “ý kiến của cá nhân Thủ tướng” đi nữa, thì có lý gì mà ông Đằng lại “càng thấy vui hơn khi được biết”? Thật ngớ ngẩn hay có ý phá hoại khi là công dân một nước lại mong muốn ông thủ tướng, mang tiếng nói của quốc gia mình đi nói chuyện với các quốc gia khác mà lại thể hiện ý kiến cá nhân!?
Xem ra theo tư tưởng của ông Đằng thì là “độc vật” chứ “độc lập” nỗi gì!!!
Triệu chứng 4: “Tự do hơn trong rừng”
“Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập: lập pháp, hiến pháp, tư pháp độc lập” – câu này của ông Đằng thậm chí còn ngớ ngẩn hơn cả cái ý tưởng “không thể không đa nguyên đa đảng được”! Điều đó chẳng khác gì tin rằng đeo cho một kẻ óc bã đậu một cặp kính cận thì hắn sẽ ngay lập tức trở thành một “nhân sỹ trí thức“! Vấn đề này cũng đã nói tới nhiều nên tôi không phân tích “kỹ thuật” nữa mà chỉ đưa ra vài ví dụ thực tiễn dể mọi người thấy sự ấu trĩ của ông cựu giảng viên triết học này.
Đã 20 năm kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga dù đã thiết lập “một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập” như mong mỏi của các “rận chủ Nga” trong tiếng vỗ tay cổ vũ của phương Tây nhưng hiện giờ vẫn nằm trong danh sách “nhân quyền, dân chủ” thường niên của chính phủ Mỹ nặn ra tự sướng. Philippines, “đứa con rơi” của bu Mỹ được công nhận “độc lập” từ 1946, và “thừa kế” mô hình chính trị từ bu Mỹ nhưng sau gần 70 năm vẫn là một đống hổ lốn về chính trị, an ninh: bạo lực chính trị giữa các “lãnh chúa”, xâu xé quân sự giữa cả chục phe phái khác nhau (Quân đội chính phủ Philippines, lực lượng Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, Phản giáo Misuari (chống Hồi giáo), Phong trào Hồi giáo Philippines Raja Solaiman, Quân đội Tân Nhân dân (cánh tả), các dư đảng của Đảng Cộng sản Philippines, Lữ đoàn Alex Boncayao (cánh tả), Quân Giải phóng Nhân dân Cordillera (Maoist), lực lượng Chiến sĩ Hồi giáo Tự do Bangsamoro). Và mới nhất, hàng chục nghìn người Philippines đã xuống đường biểu tình chống tham nhũng! Xem ra 70 năm chưa đủ để “thể chế chính trị tối ưu” xóa sổ tham nhũng! Ở Mỹ quốc, cái “thể chế ưu việt” đó thậm chí hợp pháp hóa tham nhũng bằng danh xưng mỹ miều “vận động hành lang”! Ở Mỹ quốc, “dân chủ” kiểu gì mà đại đa số dân chúng phản đối chiến tranh mà lính Mỹ hiện diện khắp nơi, có mặt trong hầu hết các cuộc chiến tranh trên khắp thế giới? Nếu đa đảng là ưu việt, không hiểu ông Đằng và các “đồng chấy” có bao giờ động não suy nghĩ xem vì sao một đất nước to lớn, đủ loại người với bao la ý tưởng khác người ấy suốt mấy trăm năm nay chỉ có 2 đảng thay nhau nắm quyền, như 2 mặt của 1 bàn tay? Nếu chỉ có “dân chủ thực sự” với “một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập” thì phải chăng dân chủ tại các vương quốc Bắc Âu là đồ dỏm? Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều là “cộng hòa tam quyền phân lập” nhưng thử hỏi có mấy nước là “dân chủ thật sự”? Tôi đồ rằng ông Đằng cũng chẳng biết thế nào là “dân chủ” mà chỉ lặp đi lặp lại mấy từ đó như một con vẹt thôi. Cứ nhìn cách ông ta quan niệm về “tự do” thì biết: Con người khác con vật ở chỗ là có tự do! Cũng may ông Đằng chỉ là một luật gia chứ nếu ông ta mà là một luật sư thì chắc sẽ có nhiều lần “vỡ tòa” vì cả chủ tọa và cử tọa đều phải chới với vì tư duy của ông ấy.
Đến đứa con nít còn biết loài vật “tự do” đến mức nào nhưng riêng ông Đằng lại cho rằng con người còn “tự do” hơn thật nhiều nữa! Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi ông ta cổ xúy có cái thứ “tự do hơn cả loài vật” đó, như trường hợp Nhã Thuyên và thơ Mở miệng mà nhà văn Đông La đã nhiều lần phân tích. Ông cựu “giảng viên CNXH trường Đảng” có khả năng “tán đủ điều” nhưng không biết rằng trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Marx – Engels đã đúc kết về tự do của con người trong một xã hội tiến bộ chỉ với một câu ngắn tuyệt vời: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”!
Tôi không hy vọng rằng ông Đằng sẽ hiểu được câu này, bởi lẽ, trong chính lĩnh vực ưa thích của mình là “văn nghệ, văn gừng”, ông ta cũng nhận định vô cùng ấu trĩ: “Thế mà Thanh Tịnh và những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nói trên dưới chế độ XHCN ở Miền Bắc chẳng có tác phẩm nào ra hồn”. Âm nhạc, thơ văn hay các nghệ thuật khác là những hình thức biểu đạt cuộc sống xung quanh và nội tâm của người nghệ sĩ bằng những chất liệu đặc biệt. Như vậy, các tác phẩm ra đời trên cơ sở kết hợp giữa môi trường cuộc sống và tài năng của người nghệ sĩ. Các tác phẩm hàng đầu thường biểu thị xu thế chủ đạo của thời đại. Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ mà ông Đằng kể ra đều là những tài năng lớn của đất nước nhưng tư chất, quan điểm của họ chỉ phù hợp với phong cách trữ tình lãng mạn, mang tính ủy mị cá nhân. Phong cách nghệ thuật của họ là sự điểm tô sương khói làm nên vẻ đẹp lãng mạn của rừng thông chứ chẳng phải là chất đất mặn mòi nuôi sống rừng thông đó nên đương nhiên họ khó lòng phù hợp với khí thế của một thời đại sục sôi chiến đấu và xây dựng, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, ở miền Bắc những năm 1954 – 1975 được. Đó là điều tất yếu như tình cảnh những con cá trong ao tù lơ ngơ lạc ra biển rộng. Cũng như ông Đằng và các đồng đội không thể vừa hô hào biểu tình vừa hát “Con thuyền không bến”, “Buồn tàn thu“,… được.
Ông Đằng hàm hồ đổ lỗi cho “miền Bắc XHCN làm thui chột tài năng” của các văn nghệ sỹ kia nhưng lại cố tình quên rằng cũng trong thời đại đó, lại nở rộ các “vì sao sáng” khác, những người đã tạo nên một dòng văn học nghệ thuật cách mạng còn vang dội đến bây giờ, nhất là trong âm nhạc. Những ca khúc cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng, mãi là những “bài ca đi cùng năm tháng”. Đó là những Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Chào em cô gái Lam Hồng, Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Cô Gái Mở Đường, Từ một ngã tư đường phố, Chiếc gậy Trường Sơn, Gửi nắng cho em, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Giải phóng miền Nam, Tình ca, Việt Nam quê hương tôi, Hát về cây lúa hôm nay, Người đi xây hồ kẻ gỗ,.. Đó là các “cây cao bóng cả” của nền âm nhạc Việt Nam như: Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận, Huy Du, Hoàng Việt, Lưu Hữu Phước, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu… Đó là các “tượng đài” mà giọng ca vàng của họ còn mãi ngân vang đến nay như: Quốc Hương, Trung Kiên, Quí Dương, Trần Hiếu, Tiến Thành, Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thương Huyền, Bích Liên, Tường Vi, Quang Thọ, Thanh Hoa, Thu Hiền,.. Cùng lúc đó, tại miền Nam, cái thực thể chính trị khi xưa ông Đằng hô hào lật đổ, ngày nay lại tưởng nhớ đó, đã có được những thành tựu gì về văn học nghệ thuật trong khi mà đến “cuốc ca” của nó cũng chỉ là một sản phẩm “đạo nhạc” của người nhạc sỹ cách mạng Lưu Hữu Phước!?
Triệu chứng 5: “Khẩu dày tâm mỏng”
“Kinh hoàng” nhất là khi đọc những dòng chữ “những kỉ niệm đau đến xé lòng khi còn nằm trong hệ thống chính trị của nhà nước toàn trị. Lúc còn là phó CT/TT MTTQ TP HCM và là đại biểu HĐND TP khóa 4, khóa 5”. Người đọc “bới chữ tìm … nỗi đau” trong “những kỷ niệm” và ngỡ ngàng nhận thấy những thứ đã “xé lòng” ông Đằng chỉ là:
– “Nhưng ngay kỳ họp sau thì khẩu hiệu Đảng đã thay đổi bằng tên nước”;
– “Từ đó, kỳ họp nào các PCT UBND cũng đều có mặt trừ một số PCT có lý do chính đáng”;
– “Tuy đấu tranh gay gắt như vậy” (về việc dẹp hay giữ chợ hoa Nguyễn Huệ) “nhưng đối với anh Võ Viết Thanh tôi vẫn tôn trọng tính trung thực, quyết đoán của anh” (và nhiều năm nay vẫn có chợ hoa Nguyễn Huệ).
Không ngờ là “tấm lòng” của ông Đằng lại mỏng manh dễ rách đến vậy! Thật đúng là “khẩu dày tâm mỏng” mà! Đâu thể chỉ vì bản thân mình trụ vững suốt 45 năm trong đội ngũ Đảng CSVN mà ông lại kết luận là “trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu tranh”? Vậy ông ta là người trung thực hay người nói láo?
Một ông “giảng viên triết học” lớn tiếng kêu gọi thiết lập một thể chế cộng hòa tam quyền phân lập, rập khuôn nhà nước Tư bản chủ nghĩa mà lại biện minh nó bằng lý lẽ “đây là cuộc đấu tranh quyết liệt cho con người, vì con người chống lại các thế lực phản động đang âm mưu nô dịch nhân dân, phá hoại môi trường vì những lợi ích kinh tế ích kỷ của các tập đoàn, lũng đoạn nhà nước”. Có vẻ như ông giảng viên trường Đảng này không hiểu nổi ngay cả những kiến thức cơ bản về giá trị Xã hội và giá trị tư bản! Kêu gọi đất nước chạy theo một chế độ tư bản sơ khai (sau các nước tư bản phát triển hàng trăm năm) để mong gặt hái những giá trị của CNXH!!!!
Triệu chứng 6: “Tính toán lẩm cẩm”
Đọc cả bài viết dài đằng đẵng “chỉ có mục đích là thanh toán, tính sổ cuộc đời của mình, trang trải những món nợ còn lại để gửi các vị lãnh đạo Đảng CSVN” của ông Đằng, tôi thấy cách “tính sổ” của ông ta cứ … “thế éo nào” ấy (xin lỗi bạn đọc vì tôi không kiềm chế được!). Trong bài trước tôi đã nói rằng “đọc cả cái bảng kê “thanh toán” dài dằng dặc của ông ấy, tôi chẳng thấy ông ta đã làm được gì cho Đảng cộng sản Việt Nam, dù vỗ ngực khoe 45 năm tuổi Đảng, mà ngược lại, toàn những chiêu trò phá quấy”. Nhưng thực tế thì chắc chắn là ông Đằng phải làm được gì đó, thậm chí nhiều điều gì đó tốt đẹp cho Đảng CSVN, cho chế độ nên ông ấy mới “bám trụ” trong Đảng lâu vậy được. Có điều ông ta viết bài “tính sổ” với Đảng CSVN nhưng độc giả thân thiết của ông ta lại là đám rận chủ nửa mùa, vàng đỏ lẫn lộn nên ông ta chỉ dám “sòng phẳng” khoe rằng trước giờ ta “thân tại cộng doanh, tâm tại Mỹ”, là ăn cơm cộng sản hát nhạc “quốc gia”, chứ nào dám khoe ra thành tích của mình với Cộng sản! Đấy, xem gương Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trương Huy San (Huy Đức, San hô),… dù mạnh miệng chống cộng thế nào thì đối với các vị “vong quốc cờ vàng” cũng chỉ là đám “Kit Carson Scout, lũ chiêu hồi mạt hạng”, bởi “không tin được tụi chiêu hồi vì chúng nó dẫu sao cũng dính ít nhiều sự xấu xa của cộng sản”!!! Một số trang blog của các vị chống cộng hải ngoại còn gọi thẳng các ông trong nhóm 72 “nhân sỹ trí thức” là “Bọn 72 tên cộng sản bịp bợm trong vỏ bọc TRÍ THỨC TẶC về hưu”!
Triệu chứng 7: “Già trái non hột”
Viết cả bài dài đòi “tính sổ” với ĐCSVN nhưng khi bị các phương tiện truyền thông của Đảng và nhà nước “phản pháo” thì ông Đằng, không chịu nổi nhiệt, lại bù lu bù loa như trẻ em lên ba bị giành mất sữa vậy:
“Sau khi trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đăng bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi thì Đài Truyền hình Trung ương và TP HCM cùng nhiều tờ báo, trong đó có báo của quý ông/bà, dồn dập đưa tin hoặc đăng nhiều bài phê phán bài viết của tôi và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tờ báo nữa vào cuộc “đánh đòn hội chợ” này”. Ông Đằng kêu gào “tự do” dù vẫn được tự do nói, viết về ĐCSVN và chế độ nhưng khi bị người khác phản bác lại thì ông ta lại muốn hạn chế cái tự do đó của họ. Vậy là sao? Nhìn cái cách ông Đằng “xoắn” lên khi mới có vài bài viết “phản pháo” của bên bị ông công kích, tôi bất giác liên hệ đến việc ông Đằng là một trong “số người may mắn … chỉ đếm trên đầu ngón tay … được Ủy Ban Nội An họp xét” năm xưa. Có lẽ nào…?
Mấy ông truyền thông ăn lương nhà nước làm loa phát thanh cho chế độ mà không lên tiếng phản bác lại những lý lẽ ngớ ngẩn của ông Đằng thì có khác nào cứ để cho thiên hạ thấy một Đảng viên cao cấp với thâm niên 45 năm lại ăn nói vung vít, hàm hồ, phản khoa học, thiếu tri thức, giàu tính phản trắc,… như vậy? Ở đời cũng vậy, khi bậc cha mẹ thấy con cái mình ăn nói hỗn hào hoặc sai trái với người khác, họ sẽ quát đứa con rằng “Ơ hay, cái thằng này, ăn nói linh tinh gì thế, về nhà tao bảo!”. Như vậy họ sẽ dừng lại cuộc tranh cãi có thể kéo dài và tòi ra thêm nhiều cái sai của đứa con, đưa nó về nhà “đóng cửa bảo nhau” để lần sau nó tránh cái sai đó. Có điều ông Đằng dù sống đến tuổi “cổ lai hy” rồi vẫn không hiểu cái đạo lý rất đời thường đó!
Thật ra, báo chí chính thống của Đảng và nhà nước có cái dở là họ phải kiềm chế bản thân trong một khuôn khổ nhất định nào đó như: lượng chữ trên một bài, tính nghiêm túc trong ngôn từ, thậm chí mối quan hệ chồng chéo với đối tượng bị phê phán,… nên họ thường ít “chỉ tay day mặt” những sai trái của đối tượng. Một số bài báo thậm chí còn ý nhị, không “dám” nêu thẳng tên ông Đằng ra. Thêm vào đó, họ nặng về lý luận, ít hàm lượng thực tiễn xã hội vào khiến cho người đọc khó tiếp thu. Nói một cách dân dã là truyền thông chính thống thay vì chỉ thẳng bản chất đối tượng là “thằng ngu” thì chỉ tế nhị mách bảo rằng “nhà anh hết muối i-ốt rồi à, chỗ này đang khuyến mại kìa”. Xem ra vậy cũng đúng vì nếu ai quan sát các nhà “dân chủ cấp tiến”, đọc những gì họ viết, nghe những gì họ nói, thấy những gì họ làm,.. thì sẽ thấy rằng nếu cứ gọi thẳng bản chất sẽ xảy ra tình trạng đại lạm phát các từ ngữ có nghĩa là “ngu”.
Đề nghị của ông Đằng rằng “Để các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhân sĩ, trí thức, hiểu rõ bài viết của tôi và có điều kiện so sánh với những bài phê phán đăng trên báo của các ông/bà, xem đúng sai thế nào, tôi đề nghị các ông/bà cho đăng công khai trên báo các ông/bà hai bài viết sau đây của tôi: Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh (bài có sửa chữa đăng ngày 17/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam) và Những điều nói rõ thêm… (đăng ngày 19/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam)”, có lẽ chẳng có báo nào đáp ứng vì họ chẳng thể mất cả mảng “đất” lớn trên báo mình để “trồng cỏ dại”, mất “phân bón tưới tiêu” (nhuận bút) chỉ để cho mọi người biết rằng “đây là cỏ dại”. Nhưng trên môi trường internet này, tôi sẵn sàng bỏ công sức “chẩn bệnh” cho “những suy nghĩ trên giường bịnh” của ông Đằng với đúng tinh thần “minh bạch, sòng phẳng”. Ít ra, mọi người cũng có thể thấy rằng dưới “chế độ cai trị của cộng sản” dân trí vẫn đã đang được nâng lên, khi một phó thường dân “văn dốt võ dát” vẫn có thể bẻ gãy những cái “nanh độc lý luận” của một “nhân sỹ trí thức” với công lực gần 70 năm tuổi đời và thâm niên 45 năm THEO ĐẢNG.
Amen, JesuOsamaBinladen!
Kết luận
Bệnh này thật sự nguy nan,
Rận tây nó cắn di căn vô đầu
Muốn lành thì phải mau mau
Tránh xa ổ rận, nguyện cầu bình an
Tìm nơi thanh vắng yên nhàn
Hớp trăng, vớt gió tiêu tan ý phàm.
Ru cho tim đập nhẹ nhàng,
Ru cho hồn lặng mà chan chứa tình.
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍
Rất triết lý và đúng sự thật.
Công lực ngày càng thâm hậu. Chỉ tiếc là trong bài, từ "thằng ngu" dành cho Đằng hơi ít.
Bài viết quá hay và xuất sắc – Cảm ơn tác giả. Hy vọng lão già nằm trên giường bệnh đọc được bài này cho não nhăn thêm 1 chút và mắt sáng ra 1 chút!
@Tài Lưu Đức: Ở đâu mà chẳng có rác. Quan trọng là phải siêng quét dọn chứ để lâu rác nó ngập lên đầu. :))
🙂
Bài của Đằng không thể đăng báo được vì sẽ không ai hiểu hắn muốn nói gì.
Lối hành văn của trình độ lớp 12 hạng bét ( thực ra là dưới lớp 9) + sự NỔ quá mạng + sự vừa địt vừa run làm cho "bài viết" ( như là bài nói) này trở nên tối nghỉa,lung tung beng,chả ra cái thể thống gì.
Cho nên các báo có muốn biên tập lại để đăng cũng không được.Có hiểu gì đâu mà biên tập.
Chứ nếu đăng được thì tốt quá,người ta sẽ rỏ trình độ "cao siêu" của nhà rận chủ mới-đảng viên lâu đời này.
Tôi cứ vẫn théc méc,không hiểu Đằng giảng cái gì,giảng ra sao ở trường Đảng nhỉ?
"..Nhưng trên môi trường internet này, tôi sẵn sàng bỏ công sức "chẩn bệnh" cho "những suy nghĩ trên giường bịnh" của ông Đằng với đúng tinh thần "minh bạch, sòng phẳng". Ít ra, mọi người cũng có thể thấy rằng dưới "chế độ cai trị của cộng sản" dân trí vẫn đã đang được nâng lên, khi một phó thường dân "văn dốt võ dát" vẫn có thể bẻ gãy những cái "nanh độc lý luận" của một "nhân sỹ trí thức" với công lực gần 70 năm tuổi đời và thâm niên 45 năm THEO ĐẢNG…"
Bạn Tùng khiêm tốn quá !! kiến thức, lý luận, phản biện, cách tư duy của Tùng phải xếp vào dạng cao thủ !! Bạn làm tôi nhớ tới điều thứ 5 bác Hồ dạy: "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Nhiều Đảng viên hiện nay chẳng biết gì về chính trị, ngoại giao, đặc biệt là chủ nghĩa Mac lenin, cứ văn nghệ văn ngùng giỏi, lý lịch trong sạch ( có người đỡ đầu càng tốt ) thì sẽ được vào Đảng thôi. chủ yếu vào Đảng kiếm ăn. Nhũng người đó chỉ cần có 1 phần kiến thức như Thanh Tùng là phước cho Đảng rồi !!
Báo không có tiền trả nhuận bút đâu bác ạ! 🙂
Bác cứ tự nhiên như ở nhà :))
Bài viết này hay quá, giá được đăng trên nhiều báo viết để được nhiều người đọc càng hay…
Xin phép được chia sẻ bài viết trên facebook.
Bài chẩn bịnh của "lang vườn" Đôi Mắt quá hay! Thằng "phản phúc" (theo lời các bác đảng viên cao niên, có người tuổi đảng bằng tuổi đời của ông Đằng) chắc khó mà chữa khỏi căn bịnh này.