Xã hội Việt Nam là một xã hội phức tạp, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới. Một xã hội thuần nông vừa “ra ngõ” đã bị cuốn vào “cái váy ngắn” của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đã say sưa với một “thế giới phẳng” khi mà tư duy dân tộc còn chưa mặc vừa cái áo xanh lấm lem dầu mỡ, ăn – ngủ – nghỉ theo tiếng kẻng của thời đại công nghiệp. Sự lóng ngóng của anh chàng nhà quê lần đầu ra tỉnh, mê mẩn sức mạnh của hơi bạc đã đẩy cả xã hội vào một cuộc “săn tiền”, dẫn đến những xung đột không thể tránh khỏi giữa giá trị truyền thống và hiện đại, giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân, giữa lý tưởng và thực dụng,… Trên “thượng tầng”, cái vốn liếng vô giá về kinh nghiệm đánh giặc giữ nước và tư duy chính trị thượng hạng cũng không thể giúp tránh khỏi chao đảo trước mặt trận mới này. Nếu ví một cuộc chiến chống xâm lăng là cuộc chiến với lửa thì cuộc chiến chống sự “xâm thực” của các thế lực bên ngoài lại là một cuộc chiến với nước. Một đập ngăn thích hợp có thể dẫn nước đủ cho sinh hoạt, tưới tiêu và tạo dựng cuộc sống phồn thịnh nhưng nếu lơ là việc gia cố đập hoặc để cho lũ chuột đục khoét thân đập quá đà, tất yếu sẽ xảy ra “hồng thủy”. Tuy khó khăn và nhiều bất cập như vậy nhưng Việt Nam vẫn gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ai không tin thì thử ngồi liệt kê ra xem trên thế giới này có được bao nhiêu nước gặp hoàn cảnh “éo le” như nước ta:
- Từ 1887 (khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam) đến 1945: nô lệ cho thực dân Pháp và phong kiến. Đỉnh cao của thảm cảnh là hơn 2 triệu người chết đói năm 1945, chiếm hơn 15% dân số các tỉnh miền Bắc bấy giờ (từ Quảng Trị đổ ra).
- Từ 1946 đến 1975: đất nước quặn mình dưới 2 cuộc chiến tranh với 2 siêu cường thế giới mà quy mô khốc liệt chỉ có thua thế chiến.
- Từ 1975 – 1986: thêm 2 cuộc chiến tranh biên giới tàn khốc với Campuchia và Trung Quốc trong hoàn cảnh mất viện trợ từ nước ngoài, bị bao vây cấm vận kinh tế.
Như vậy trong vòng 100 năm thì đất nước nhiều đau thương này đã phải trải qua 60 năm làm kiếp nô lệ và 40 năm chiến tranh, giặc dã triền miên! Vậy mà chỉ trong vòng 20 năm sau khi “đổi mới”, từ một nước bị cô lập Việt Nam toàn diện (đặc biệt sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã) đã hầu như hội nhập sâu rộng với thế giới, vững vàng bên cạnh gã khổng lồ xấu tính và là thành viên tích cực của cộng đồng Asean cũng như Liên Hợp Quốc; từ một nước phải ăn bo bo cầm hơi trở thành nhà xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới,.. Rõ ràng, cái được là lớn hơn rất nhiều so với cái chưa được, phần tích cực (+) lớn hơn nhiều so với phần tiêu cực (-). Đó là chưa kể đến thành tựu của Việt Nam trong việc phát triển CNTT – Internet, điều kiện cần cho sự phát triển của đất nước trong thời đại CNTT hiện nay: Theo Sách trắng Internet Việt Nam do Trung tâm Internet Việt Nam công bố tháng 12-2012, tính đến hết quý III-2012, Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng internet (chiếm tỷ lệ 35,49% dân số) và Việt Nam đang đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất thế giới, đứng thứ tám khu vực châu Á và đứng thứ ba ở khu vực ASEAN…
Phần “âm” của đất nước ta hiện nay cũng có thể thấy rõ ràng và nó là cái giá phải trả cho sự phát triển “nóng” của phần “dương”: ô nhiễm mỗi trường, suy thoái đạo đức xã hội (hơi tiền làm người ta no bụng nhưng cũng dễ dàng làm người ta đói “lòng”), rối loạn kỷ cương, các yếu tố ngoại lai xâm thực,… Đó là lẽ tất yếu của tự nhiên, công bằng đối với mọi quốc gia trong giai đoạn phát triển như vậy. Sự khác nhau chủ yếu đến từ tư duy và ý thức của con người trong các quốc gia đó, cụ thể là bộ máy lãnh đạo nhà nước, các tầng lớp tiên tiến mà tiêu biểu là trí thức. Nhắc đến “trí thức” thì tôi lại nhớ đến một cuộc khẩu chiến, bút chiến tưng bừng mới đây để tranh luận “thế nào là trí thức?” của rất nhiều các vị vốn được xưng tụng hoặc tự nhận (như thể đó là lẽ đương nhiên) là “trí thức”. Tôi không muốn khơi gợi lại cái tàn tro của “cuộc chiến” ấy nên xin nói rõ là “trí thức” ở đây dùng theo nghĩa phổ thông nhất: một từ bao quát để chỉ các vị “có học”, tức có kiến thức hơn người về lĩnh vực nào đó trong xã hội. Phân tích sâu xa theo hướng “phản biện”, “dấn thân”,… như các vị “trí thức hàng đầu” của nước nhà thì tôi hoàn toàn không dám, nhưng để góp vui cho các bạn đọc thì tôi xin chiết tự “trí thức” theo cái nghĩa mà tôi thích thú nhất như sau: “Trí” thì đương nhiên là trí tuệ, là hiểu biết rồi (theo hướng từ ngoài vào). “Thức” cũng có nghĩa là hiểu biết nhưng mang tính kiến giải, tư tưởng, suy nghĩ bên trong (hướng từ trong ra) như các từ “ý thức”, “nhận thức”. Như vậy một người “trí thức” cần có cả cái sự “học” và sự “tư duy” để đi đến một nhận thức đúng đắn. Từ “thức” trong tiếng Việt thì cũng có nghĩa là “không ngủ”, tức là “tỉnh táo”. Cho nên nếu ông nào nhận mình là “trí thức” thì phải vừa có cái sở học, hiểu biết, lại vừa phải tỉnh táo để gạn đục khơi trong, nhìn nhận rõ vấn đề chứ không phải cắm đầu cắm cổ lao theo cái mình đọc được, nghe được, thậm chí nhìn được một cách mù quáng để có ngày tự biến mình trở thành “chấy thức”. Mà để có thể tỉnh táo nhìn nhận rõ các vấn đề xã hội, chính trị thì đòi hỏi người ta phải “đứng trên” những vấn đề đó, tức là chọn cho mình 1 góc nhìn bao quát và giữ không cho những lợi ích, sở thích cá nhân “can thiệp” vào. Nói cách khác là phải có cái tâm đủ sáng để những luồng tư tưởng, ý kiến trái ngược nhau trong xã hội soi vào đó, “chiến” với nhau bằng lý lẽ của chúng để tìm ra kẻ chiến thắng cuối cùng.
Trong “thời thế” CNTT hiện nay, các trí thức (nghĩa thông thường) hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông (được ví như “quyền lực thứ tư của một quốc gia”) và các vị “nhân sĩ” biết viết blog, chơi “phây” dễ dàng nắm trong tay nhiều điều kiện để “tự tạo anh hùng”. Tuy nhiên bên cạnh những nhà báo, trí thức tận dụng lợi thế ấy để góp phần cùng nhà nước và xã hội đẩy lùi những yếu tố “âm” thì lại có không ít người tự nguyện biến mình thành một thứ nhân tố “âm” khác. Vì tiền, vì (tai) tiếng, những thứ họ có thể gặt hái một cách dễ dàng mà chỉ cần dựa vào bản chất phản trắc của họ. Cuộc đời mà, có những thứ chẳng cần cố gắng cũng có thể vừa dậy mùi vừa nổi lềnh phềnh được! Một “gương điển hình” mới gặt hái được “thành công rực rỡ” năm nay là ông cựu thư ký tòa soạn báo Thanh niên, Huỳnh Ngọc Chênh, hỗn danh Huỳnh Dái Lệch Hòa Bình chiết tự: “Chênh” là lệch. “Ngọc” là hòn dái. “Ngọc Chênh” = “Dái Lệch”!, khi ông này được nhận “giải thưởng quốc tế CLGT“, thứ làm cho tên tuổi ông được nhắc đến nhiều hơn mấy chục năm làm báo xưa kia. Thành tích của ông ta thì vô cùng đáng nể: chứng minh rằng cái chốn mà hàng đêm ông ta rúc vào chăn ấm để “mần cách mạng” trên internet hiện nay “bất an” hơn thời trước 1975, khi mà “thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc“; “photoshop” lại ngày 30/04/1975 bằng cách “chèn” chính ông ta vào lịch sử trong vai trò “soạn lời đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc và lời tiếp nhận đầu hàng cho ông chỉ huy ấy đọc“. Sự vĩ cuồng đến không tưởng của ông ta nhanh chóng trở thành trào lưu để một lão nhạc sỹ như Tô Hải cũng vội vã khoe “Tớ – khán giả của 12 ngày đêm đánh nhau với B52 – xin có ý kiến” (rằng “chiến dịch 12 ngày B52 giội bom miền Bắc Việt Nam không hề có một mục đích quân sự nào”, rằng “phố Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai đều do cảnh tên bay, đạn lạc”,..) hay Osin Huy Đức cũng hối hả cho ra mắt “Bên thắng cuộc” để cố chứng minh rằng “bên giải phóng thực ra là được giải phóng bởi bên được giải phóng”,…
Hoành tráng là thế nhưng Huỳnh Dái Lệch cũng chỉ là “ấu trùng non” nếu so với các vị “chấy thức đầu đàn”, những người đã lập ra trang boxitvn lẫy lừng bốn bể từ lâu. Con người ta kể cũng rất kỳ lạ. Họ sợ hãi tội ác nhưng lại thích xem phim bạo lực, đọc những tin giật gân “cướp – hiếp – giết”. Họ sợ ma quỷ nhưng thích đọc truyện li kỳ, xem phim rùng rợn. Họ thích soi mói cái chưa được của người khác hơn là nhìn vào những điều tốt của người ta (trừ những điểm nhạy cảm của các cô gái đẹp!). Các vị trí thức “cây cao bóng cả” như Phạm Toàn, Huệ Chi hẳn hiểu rõ đặc tính kỳ lạ đó của con người, hoặc chính bản thân họ đậm đặc nó nên đã áp dụng một cách hoàn hảo chân lý “một con ruồi chết trong tô súp ngon gây ấn tượng hơn cả mâm cỗ thịnh soạn” để tạo nên cái trang boxitvn này. Mặc dù các vị đồng sáng lập được giới thiệu là những nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học,.. nhưng có lẽ bất kể chuyên gia dọn vệ sinh nào trên xứ sở này cũng phải cúi đầu chào thua họ bởi cái bản lĩnh “bới bèo ra bọ”, “bới lông tìm vết”, “vạch lá tìm sâu”, “bé xé ra to”,… đã luyện đến mức thần sầu quỷ khốc của họ.
Vào trang boxitvn, tuyệt nhiên chẳng thấy được một tin tức, bài viết nào nói về sự tốt đẹp của xã hội mà họ đang bám vào để sống, chẳng thấy một ý kiến mang tính xây dựng nghiêm túc nào cho cái chế độ đang bảo đảm cho họ yên ổn sống nốt những năm dưỡng già. Phải chăng họ tự nhốt mình xuống cái đáy hố rác xã hội để rồi nhìn đâu cũng thấy rác, ngửi đâu cũng thấy hôi thối hay những hộp sọ “trí thức hàng đầu” đã đến thời kỳ biến chất, trở thành “hố ga sinh học” chứa đựng những thứ đang phân hủy bên trong? Phủ nhận hoàn toàn các yếu tố tích cực của chế độ, họ đã đi đến cái giới hạn của sự cực đoan trên trang web này. Hãy hình dung, đọc một báo lá cải, toàn những thông tin giật gân thì dù nặng đầu người ta vẫn châm chước vì có thể được cập nhật thông tin (tốt – xấu – thơm – thối đủ cả) nhưng một trang web của những người được coi là có địa vị trong xã hội lại chỉ rặt những thông tin, bình luận bẩn – xấu – thối – nát (chưa bàn chuyện đúng hay sai) về chế độ, xã hội thì người đọc có tối tăm mặt mũi, xây xẩm mặt mày hay không? Những trang blog như vậy chẳng có tác dụng gì ngoài việc “lăng xê” tác giả với các tổ chức quốc tế trá hình (như trường hợp của Huỳnh Dái Lệch) và góp phần thúc đẩy xã hội lâm vào tình trạng tệ hơn (thỏa mong ước của nhiều thế lực). Bởi lẽ:
- Những độc giả có cái đầu tỉnh táo và hiểu biết sẽ tự khắc ngửi được mùi thối từ hố rác này và như bất kỳ người tử tế nào gặp phải một kẻ ngồi lê đôi mách, đâm bị thóc chọc bị gạo, soi mói, đơm điều đặt chuyện và nói xấu người khác một cách chuyên nghiệp, họ lẳng lặng tránh xa nó.
- Những độc giả thiếu tỉnh táo và hiểu biết hơn, để cho mùi hôi thối tiêm nhiễm vào mình và quen dần với điều đó đến khi nó trở thành mùi bình thường đối với họ. Họ cũng sẽ có cái nhìn bi quan, yếm thế về xã hội, về chế độ, về những người xung quanh. Và vì quen với mùi thối đó, họ nghiễm nhiên trở thành tác nhân lây lan mầm bệnh tư tưởng đấy ra môi trường xung quanh. Là công chức, họ sẽ không ngại ngần nhũng nhiễu để kiếm chác; là thường dân họ cũng sẵn sàng thỏa hiệp để cùng làm lợi cho nhau và làm hại cho xã hội (trốn thuế, buôn gian bán lận, tiêu thụ hàng độc hại,..) với niềm tin mãnh liệt rằng “cả thiên hạ nó thế”!
- Những độc giả có chung cái tư tưởng như chủ web hay có lợi ích cá nhân từ những điều mà web này đang thể hiện sẽ không ngại ngần gì mà không tích cực cổ xúy và tự nguyện trở thành “dư luận viên” cho web, góp phần lôi kéo, mở rộng đám độc giả thứ hai. Xét cho cùng thì hố phân nào mà chẳng có dòi!
Có còn chỗ nào mà con mắt họ nhìn vào không thấy phân và rác rến không nhỉ? |
Nhớ lại những điều ông Huệ Chi nói về “trí thức” hôm nào: “Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” mà ngao ngán trộm nghĩ: Tầm của các ông là đã đào được một cái hố xí với trách nhiệm là đẩy cái xã hội này xuống cái hố xí đó. Không biết có “ẩn ý” từ trước hay không nhưng khéo sao tên gọi trang web của các ông này phiên âm ra lại rõ giống “bô – shit” với “bô” là từ tiếng Việt gốc Pháp (pot) chỉ đồ vật thường để các em bé ị vào và từ tiếng Mỹ “shit” (bạn nào không biết nghĩa thì xem tại đây). Thật đúng là “lộ ý đồ ngay cái tai tồ (title), thò bản chất ngay từ trang nhất”! “Tầm” như thế có cần phải mất đến 70 – 80 năm “công lực” và cái danh xưng “giáo sư”, “nhân sĩ – trí thức” to vật vã không nhỉ?
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍
vấn đề bô sít mình nghĩ là nên dừng lại(à mà tốt nhất hồi trước chưa làm) vì có quá nhiều bất cập.ở đây mình ko đặt vấn đề TQ nhưng mấy rận vẫn nói mà là vấn đề kết cấu hạ tầng( đường điện) rồi vấn đề công nghệ nữa. Khoáng sản ko khai thác thì vẫn còn đó.
Với cung cách làm ăn của các đồng chí bên tập thì đã tồi rồi còn tệ hơn
Rất tiếc đó lại là sự thực 😀
Ồ, mới còm được, may quá. Avatar có phải là ảnh thực của Tùng ko?
Hay quá. Bữa giờ còm hoài ko được!
Bạn phải cho mình biết trang blog của bạn, bạn đang thực hiện theo cách nào,.. thì mình mới kiểm tra được chứ.
Triều Lê hai mươi bốn ông tiến sĩ
Tám ông chân, tám ông ngụy, tám ông chân ngụy
Đến khi trật bỏ khăn chít đầu
Không biết ai là chân, ai là ngụy
(h)
Chào bạn Tùng, mình thấy hướng dẫn cài đặt tiện ích "Nhận xét mới" của bạn bên blog cũ. Rất hay và dễ hiểu. Đã làm theo, các bước đều hoàn thành nhưng các còm vẫn không hiện lên mặt tiền như mong muốn. Huhu, mong bạn giúp thêm
Hay! nhất là nghĩa "quốc tế" của từ bô – shit.
Chuẩn ko cần chỉnh!!!Đọc được bài này của bạn Tùng chắc các rận sỹ chấy thức của trang "Bọ xít" nhột lắm đây.
sr,like 😀
Nguyễn Đại Hưng:(y)
:))
(h) Hay quá bạn Tùng !