Lời người dịch: Vụ việc Bob Kerrey làm chủ tịch quỹ tín thác của ĐH Fulbright Việt Nam không chỉ gây nên sự phản đối của người Việt mà của ngay cả những người Mỹ có lương tri. Bài báo How We Fought the War: Bob Kerrey’s Revolting Medal of Honor của Jeffrey St. ClairAlexander Cockburn đăng tháng 5/2001cho chúng ta thấy rõ hơn “sự hối hận” và “nỗi ám ảnh” của Bob Kerrey sau khi thảm sát người dân làng Thạnh Phong 1969.
***
Ngày 16/5/2016, cựu Thượng Nghị Sĩ bang Nebraska Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch Đại học Fulbright, một đại học được Mỹ hậu thuẫn có ràng buộc với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chuyến thăm gần đây tới Việt Nam, tổng thống Obama đã chất một đống lời ca ngợi lên Kerrey, cựu chỉ huy đặc nhiệm SEAL của Hải quân Hoa Kỳ, phục vụ ở Việt Nam từ 1967 tới 1969. Obama đã thiếu sót khi không đề cập tới việc Kerrey cũng giám sát một trong những tội ác chiến tranh tàn bạo nhất của cuộc chiến ghê tởm đó. Đơn vị mà ông ta lãnh đạo đã giết phụ nữ và trẻ em trong một vụ thảm sát năm 1969. Một vài nạn nhân đã bị cắt cổ họng. Thay vì bị buộc tội gây ra tội ác chiến tranh, Kerrey được trao thưởng Huy chương Danh dự cho vai trò của ông ta trong một chiến dịch khác cùng năm ở Vịnh Nha Trang. Hôm nay, chúng tôi đăng lại bài báo mà Alexander Cockburn và tôi đã viết cho số báo tháng 5/2001 của tạp chí CounterPunch, về Kerrey, Chiến dịch Phượng hoàng và những kẻ bảo vệ ông ta ở Quốc hội và báo chí – Jeffrey St. Clair.
Bob Kerry nhận Huân chương Danh dự từ Nixon |
Đây là một trong nhiều điều đáng lo ngại về Bob Kerrey, và nó thậm chí không nhắm vào vấn đề chính xác là ông ta đã làm gì ở làng Thạnh Phong ở Việt Nam. Được cho là xem xét kỹ lưỡng cùng với sự do dự rằng có nên chấp nhận Huy chương Danh dự cho chiến dịch quân sự tiếp sau một chiến dịch đang gây ra tranh cãi, cuối cùng, ông ta cũng đã nhận Huy chương vào ngày 14/5/1970, chỉ 10 ngày sau khi Vệ binh quốc gia Ohio giết chết 4 sinh viên phản chiến ở Đại học Kent State.
Hay nói cách khác, tại một thời điểm của cao trào quốc gia chống Chiến tranh Việt Nam, cựu Thượng nghị sĩ Kerrey đã sát cánh bên Nhà Trắng cho nhu cầu khẩn cấp cần có những người hùng, và ông ta giơ ngực ra cho tổng thống Richard M. Nixon, người đã gắn huy chương lên đó. Quá nhiều cho “sự do dự”, một trong những từ bây giờ được dùng để cứu vãn danh tiếng của ông ta. Và bây giờ, cũng chỉ bây giờ, ông ta đang xem xét xem có nên trả lại Huy chương Ngôi sao Đồng đã được trao cho ông ta cho chiến dịch 1969 hay không, chiến dịch mà trong đó (nếu bạn tin đồng sự đặc nhiệm SEAL của ông ta, Gerhard Klann, giống như chúng tôi tin), ông ta đã tham gia cắt cổ họng của một người nông dân Việt Nam lớn tuổi và ra lệnh giết 13 phụ nữ và trẻ em, hoặc (nếu bạn tin ông ta nói) ông ta đã cẩu thả trong việc giám sát vụ chém giết một người đàn ông nhiều tuổi và 13 (hoặc nhiều hơn vậy) phụ nữ và trẻ con.
Khá rõ ràng rằng cuộc đột kích của Kerrey là một phần của Chiến dịch Phượng hoàng của CIA (cũng như Mỹ Lai, nơi mà “lực lượng đặc nhiệm Barker” đã giết 504 đàn ông, phụ nữ và trẻ em năm trước đó). Mục đích của Phượng hoàng là khủng bố, cụ thể là không chỉ giết những Việt Cộng khả nghi mà còn cả gia đình họ. Cố giám đốc CIA William Colby, người đã chỉ huy Chiến dịch Phượng hoàng, đã nói với Quốc hội là giữa các năm 1967-1971, có 20,587 “nhà hoạt động” Việt Nam bị giết trong Chiến dịch Phượng hoàng. Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố 41,000 người đã bị giết. Những người ước tính lên tới 70,000.
Barton Osborn, một sĩ quan tình báo của Chiến dịch Phượng hoàng, trong một phiền điều trần tại Quốc hội, đã chỉ ra thái độ quan liêu hiện hành của các nhân viên về chiến dịch khủng bố của họ:”Khá thường xuyên là vấn đề thủ đoạn tiêu diệt một người trong trận đánh hơn là xử lý với các thủ tục giấy tờ.”
Và ai đã được phân loại là “người có cảm tình với Việt Cộng” và, do đó, là đối tượng thích hợp để bị chém giết bởi các đơn vị như của Kerrey? Robert Ramsdell của CIA, một trong hai sĩ quan đã triển khai chiến dịch Mỹ Lai, đã nói rằng “Bất kỳ ai trong khu vực đó đều được coi là người có cảm tình với Việt Cộng, bởi vì họ không thể sống sót trong khu vực đó, trừ phi họ là người có cảm tình.” Thạnh Phong nằm ở “khu vực đó”, điều này tăng thêm tính xác thực của bản tường thuật của Klann về những gì đội biệt kích của Kerrey đã làm.
Các đội quân tử thần điều khiển bởi những nhân viên CIA giám sát Phượng hoàng là một điều ưa thích đặc biệt của người đã gắn huy chương lên Kerrey: Nixon. Sau Mỹ Lai, đã có một bước đi tới cắt giảm việc tài trợ cho những chiến dịch giết chóc kiểu này. Theo nhà báo Seymour Hersh, Nixon phản đối một cách say mê: “Không. Chúng ta phải có nhiều cái này hơn. Giết và giết.” Việc tài trợ mau chóng được phục hồi.
Khi Kerrey ở Tờ Tuần tin tức năm 1998, phóng viên Gregory Vistica đã làm cho Kerrey phải lạnh xương sống, nhưng ban biên tập của tờ tin tức quyết định rằng từ khi Kerrey không còn là ứng viên tổng thống, tố cáo ông ta chẳng có giá trị gì. Dường như là ổn nếu một nghị sĩ Hoa Kỳ được cho là tội phạm chiếm tranh.. Lúc đó, cuối cùng thì Thời báo New Yrork đã quyết định đăng câu chuyện của Vistica bởi vì Kerrey đã rời Thượng viện. Thiếu vắng cả sự lo lắng trong đội ngũ giảng dạy và sinh viên, dường như cũng ổn cho một tội phạm chiếm tranh như Kerrey lãnh đạo Đại học New School ở New York, mà trước đây đã tổ chức tị nạn từ Đức Quốc xã.
Phải chăng sự ồn ào về Kerrey sẽ đẩy quốc gia hay Quốc hội vào việc đối mặt với quá khứ và những gì đã thực sự diễn ra trong chiến tranh Việt Nam? Đương nhiên không. Ngay trước bầu năm 2000, Counterpunch đã đăng một câu chuyện bởi Doug Valentine, người đã viết “Chiến dịch Phượng hoàng”, một trong những câu chuyện lịch sử tốt nhất về những gì đã thực sự xảy ra ở Việt Nam. Câu chuyện của Valetine liên quan tới Robert Simmons, ở trung tâm chiến dịch công đại diện cho Connecticut ở Quốc hội. Cáo buộc đặc biệt về phía Simmons, ban đầu được chĩa tới trong tờ New London Day của Connecticut năm 1994 rằng ông ta thường xuyên vi phạm Công ước Geneva trong khi tra hỏi tù nhân dân sự trong suốt 20 tháng phục vụ cho CIA ở Việt Nam. Simmons khẳng định rằng ông ta luôn luôn tránh thứ rác rưởi bẩn thỉu này. Giống như Kerrey khẳng định rằng khi đơn vị của ông ta cắt cổ người già ở túp lều nông dân Thạnh Phong, ông ta đã ở bên ngoài.
Khi Simmons đang đấu tranh để trở thành một đại biểu quốc hội (sau một sự nghiệp lâu dài ở chính quyền bang Connecticut), không một giấy tờ quốc gia nào thèm để ý tới sự kiện một người có thể là tội phạm chiến tranh và tra tấn đang ở trong diễn đàn vận động bầu cử. Một băn khoăn nhỏ: Quốc hội đang bảo vệ Kerrey, hối thúc Nhà Trắng không điều tra những gì đã xảy ra ở Thạnh Phong. Có bao nhiêu nhân viên điều hành của Chiến dịch Phượng hoàng đang đi dạo khắp ngõ ngách của chính phủ?
Thông tin tác giả:
Jeffrey St. Clair is editor of CounterPunch. His new book is Killing Trayvons: an Anthology of American Violence (with JoAnn Wypijewski and Kevin Alexander Gray). He can be reached at: sitka@comcast.net. Alexander Cockburn’s Guillotined! and A Colossal Wreck are available from CounterPunch.
—-
Dịch: Trần Đức Anh
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍