Trong đó, quán quân của sự trì trệ luôn thuộc về hệ thống chính quyền (bộ máy nhà nước), bên cạnh các hệ thống tôn giáo.
Hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mức độ trì trệ là: Sức đẩy của hệ thống & quy mô (khối lượng) của hệ thống.
(1) Sức đẩy phụ thuộc vào động lực phát triển, vào quyền lợi của hệ thống. Trong các hệ thống này quyền lợi giữa các cá thể lại có sự xung khắc, dẫn đến tự triệt tiêu khả năng của nhau.
(2) Quy mô càng lớn thì sức ì càng lớn vì là tập hợp càng lớn của các mâu thuẫn giữa quyền lợi cá thể này với quyền lợi cá thể khác, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong cùng 1 cá thể,…
Vậy để hệ thống hoạt động tốt thì hoặc (1) tăng, (2) giữ nguyên, hoặc (1) giữ nguyên, (2) giảm hoặc tuyệt nhất là (1) tăng & (2) giảm.
Theo lý luận của Marx, xã hội càng phát triển thì bộ máy nhà nước càng thu gọn và tiến đến biến mất (theo nghĩa biến mất quyền lực chính trị đã bảo vệ vững chắc cho sự cai trị của tầng lớp xã hội thống trị đối với phần còn lại của xã hội).
Tranh vui về bộ máy chính quyền |
Tại VN, do nhiều nguyên nhân khách quan & chủ quan, bộ máy hành chính ngày càng phì ra và đến lúc người ta ý thức được sự “tăng trọng” quá mức của nó thì lại phải loay hoay với việc làm sao “giảm được cân” mà không phải bỏ đi những sự thoải mái vốn đã quen thuộc. Bên cạnh đó, động lực phát triển lại không còn được như trước, thời còn nhiều gian khó. Bước vào thời đại kinh tế thị trường, các cá nhân trong bộ máy cũng không nằm ngoài guồng quay của đồng tiền, của sự hưởng thụ nên lẽ thường, họ mưu lợi cá nhân nhiều hơn cho tập thể. Điều đó khiến cho các mâu thuẫn quyền lợi giữa các cá thể tăng lên còn trách nhiệm thì giảm sút.
Như vậy, để thúc đẩy sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước hiện nay, cần phải biết cách (1) biến những quyền lợi của cá nhân trong bộ máy thành động lực và (2) phải triệt để tinh giảm bộ máy nhân sự. Để thực hiện (1), thì điều đơn giản nhất mà ai cũng biết là phải có mức lương tương xứng, khiến người ta sẵn sàng cống hiến. Tương xứng tức là làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Hiện nay lương công chức thấp một phần cũng vì số lượng công chức quá lớn. Như vậy, chỉ cần “thà một lần đau”, triệt để thực hiện giải pháp (2), tối giản lực lượng công chức, cũng chính là thực hiện được cách (1). Còn nhớ, sau khi thống nhất đất nước và chiến thắng hai cuộc chiến tranh biên giới, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh biên chế, tổ chức, cắt giảm gần hai phần ba quân số. Biết bao nhiêu con người sau khi “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” và trở về với con trâu, cái cày hoặc thậm chí chẳng biết mình sẽ làm gì mai sau. Thế nhưng, cuộc sống tự nó đã có sự điều chỉnh của riêng mình, bên cạnh sự nỗ lực vươn lên của những con người đó.
Vậy phải chăng, ta chỉ làm một nhưng lại được cả hai? Biết vậy nhưng còn kết quả thế nào thì lại phụ thuộc vào sự đấu tranh giữa các cặp mâu thuẫn trong “sức đẩy” của bộ máy nhà nước.
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍