Vừa qua một số “lều báo” (cách cộng đồng mạng gọi bộ phận tiêu cực trong báo chí) trong nước và hầu hết đài báo chống phá Việt Nam, cũng như các ban Việt ngữ của truyền thông nước ngoài như RFA, RFI, BBC, VOA lâu nay có tai tiếng chống phá Việt Nam đồng loạt viết về sự kiện hải chiến Hoàng Sa năm 1974 như là một chiến dịch thông tin xuyên tạc lịch sử được sắp đặt an bài từ trước.

Đặc biệt trước thời điểm “số đẹp” 40 năm đánh dấu hải chiến Hoàng Sa năm 1974, một bộ phận “lều báo” điện tử trong nước đăng những bài về sự kiện này, trong đó có một số ít bài viết có nội dung theo hướng ca ngợi quân đội Sài Gòn, và trầm trọng nhất là các bài trên báo điện tử Thanh Niên.

Những bài này trên báo điện tử Thanh Niên chưa chắc phản ảnh lên rằng bản chất tờ báo này đã chệch hướng, mà có thể nó bị tác động bởi 1 người: Đỗ Hùng, phó tổng thư ký tòa soạn Thanh Niên, là nhân vật mà theo nhiều bạn đọc quan sát theo dõi, là “có vấn đề”.

Đặc biệt là một số người (hay chỉ là 1 người với nhiều bút danh khác nhau) trong báo Thanh Niên đã áp dụng một thủ thuật trong nghề báo tạm gọi là “phỏng vấn định hướng”. Họ tìm kiếm những người có cùng hoặc gần giống quan điểm của họ về hải chiến Hoàng Sa rồi dàn dựng phỏng vấn sau khi đã hội ý kỹ lưỡng, sau đó về biên soạn lại.

Những ai không hợp gu thì họ không phỏng vấn. Những ai có quá nhiều trả lời không đúng ý họ thì sẽ không đăng. Những câu trả lời nào không đúng ý họ, thì họ tự bỏ câu hỏi đó ra khỏi bài báo. Đó là lý do vì sao họ chỉ đăng được một vài phỏng vấn về đề tài này.

Hiện tượng cào bằng lịch sử nói trên đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều, trong đó có 2 hướng chính. Một là những phản ứng bi quan, chán nản, phẫn nộ, lo lắng không cần thiết ở những người yêu nước. Hai là những mừng hụt của bọn “rận”, nhất là bọn tàn dư ngụy quyền, nói chung là bọn phản động bán nước. Nói chung, người hoang mang giảm niềm tin, kẻ hí hửng tưởng bở.

Những bi quan không cần thiết

Trong khi hiện tượng cào bằng lịch sử nói trên đang xảy ra thì mình cũng đi nhiều nơi thăm dò dư luận, và thấy có nhiều bạn có những hoảng hốt, lo âu không đáng có. Có những bạn hoảng lên thắc mắc rằng không lẽ “sâu”, “rận” đã leo đến thượng tầng chính trị cấp cao.

Trong gia đình có người còn nói: “Nếu chính phủ muốn làm hài lòng bọn phản động ba que mà bất chấp cảm nghĩ của người khác thì cứ việc bê chúng nó về mà bảo vệ chế độ. Em từ bỏ chính chị chính em.” Làm mình phải giải thích khan cả cổ.

Nói chung hiện tượng nói trên đã làm xôn xao dư luận, gây hoang mang và bất bình trong dân, đặc biệt là những người nhiệt tình yêu nước, làm mọi người thắc mắc không hiểu gì. Tóm lại thực tế nó đã làm hụt hẫng niềm tin, thậm chí suy giảm lòng tin của dân.

Những mừng hụt đáng thương hại

Ngay lúc này trên đất Mỹ, ở ngay tại Texas này đây thì bộ phận ngu dốt nhất, điên rồ nhất trong bọn rận, tàn dư ngụy, nói chung là bọn phản động hí hửng đắc chí, bọn họ tự sướng bệnh hoạn rằng CSVN sau 40 năm rốt cuộc cũng đã “công nhận VNCH”, “công nhận” sự “chính danh”, “chính nghĩa” của “VNCH”, “công nhận chính nghĩa cờ vàng”, rằng sẽ có chuyển biến chính trị gì rất ghê gớm, cứ như là cộng sản sắp sụp đổ đến nơi, và rằng những giấc mơ “Việt Nam hậu cộng sản”, “không còn cộng sản”, “cờ vàng tung bay trên khắp ba miền” sẽ thành hiện thực. Họ ăn cắp mấy bài báo mạng của BBC, RFA, VOA, RFI về in ra giấy bán báo, ra sức thắng lợi tinh thần.

Họ vui sướng hỉ hả “ăn mừng” cứ như là thời Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng lúc đó những kẻ chống cộng này vui sướng là còn có cơ sở, còn ngày nay dựa vào vài trang báo điện tử mà họ vui sướng đến như thế thì chỉ có thể nói là họ đã phát cuồng, bệnh hoạn không còn cứu trị nổi và có lẽ sắp đến hồi mạt vận.

Nếu họ có chính nghĩa thì họ cần gì CSVN công nhận, để mà vui sướng đến thế? Cũng như nếu họ có chính danh thì họ cần gì Hoa Kỳ công nhận “quốc kỳ VNCH”?

Thật ra họ không cố ý làm trò hề. Sở dĩ họ vô tư diễn hài, làm trò cười cho thiên hạ chê cười họ như vậy là vì họ quá ngu dốt về hệ thống cũng như cách làm việc trong ngành báo chí và xuất bản của Việt Nam.

Lâu nay họ có một “niềm tin” rất quái đản và luôn đinh ninh rằng Đảng và Ban Tuyên giáo TW là người kiểm duyệt và kiểm soát mọi thứ trong xã hội. Do đó họ mới điên khùng gọi chế độ chính trị của VN là một chế độ “toàn trị” (totalitarian), một thuật ngữ chính trị mà không một người có học nào trên thế giới dùng để chỉ chế độ Việt Nam hiện tại, trừ bọn phản động người Việt. Nghĩa là bọn phản động người Việt là thuộc loại “tôm tép” nhất, trình độ thấp kém nhất trong số những phe phái chống đối ở các quốc gia dân tộc khác.

Họ không biết rằng ở VN là địa phương, cơ quan, tòa soạn, nhà xuất bản, chủ trang web v.v. tự quản lý và kiểm duyệt lấy. Chính vì thế nên mới có nhiều trường hợp để lọt rất nhiều sách không tốt ra ngoài thị trường và sau đó lại phải vất vả thu hồi. Từ lâu đã có không ít sách báo còn phản động hơn, xuyên tạc lịch sử mạnh tay hơn chiến dịch thông tin xuyên tạc cào bằng lịch sử vừa rồi vẫn lưu hành ngoài thị trường, từ hợp pháp đến in lậu và phân phối lậu. Chỉ có quá đáng lắm thì người ta mới thu hồi hay gỡ bỏ. Những bài xuyên tạc cào bằng lịch sử kể trên bị gỡ bỏ cũng chỉ có vài bài.

Các thời trước có lẽ kỷ cương phép nước nghiêm minh hơn, công tác báo chí vẫn còn tốt, đội ngũ báo chí còn tốt, điều này ngay cả những nhà báo lão thành ngày nay cũng không thể phủ nhận. Nhờ đó đã không xuất hiện những bài viết theo kiểu “tưởng niệm 10 năm hải chiến Hoàng Sa”, “tưởng niệm 20 năm hải chiến Hoàng Sa”, “tưởng niệm 30 năm hải chiến Hoàng Sa”, “tưởng niệm 35 năm hải chiến Hoàng Sa”.

Còn những bài viết về chủ quyền biển đảo, chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa của Việt Nam thì đương nhiên vẫn xuất hiện thường xuyên trên báo chí. Tuy nhiên, vẫn có một ít báo như Đại Đoàn Kết đăng bài về hải chiến Hoàng Sa, nhưng không tâng bốc quá đáng như báo Thanh Niên ngày nay. Thời đó tất cả bài báo nào như thế đều bị “thổi còi”. Trong thời điểm đánh dấu 35 năm hải chiến Hoàng Sa, báo Tuổi Trẻ có đăng loạt bài ca ngợi quá lố quân đội Sài Gòn sau đó bị “thổi còi” và phải dừng lại không thể đăng tiếp.

Vậy bản chất của hiện tượng đang gây ra nhiều hiểu lầm đó là gì?

Mỗi khi tôi không đồng ý với một quan điểm chính thống hoặc một quan điểm trên báo chí chính thống (xin lưu ý đó là 2 khái niệm khác nhau, trên báo chí chính thống chưa chắc là quan điểm chính thống) thì tôi suy nghĩ rất kỹ, rất lâu, và tự cho mình thời gian để chiêm nghiệm dần rồi mới đi đến kết luận, còn nếu vẫn không thấy quan điểm đó đúng thì tôi cũng không ngần ngại nói thẳng, nói thật, nếu cần thì sẵn sàng tranh luận đến cùng, nhưng trên tinh thần cầu thị và xây dựng, đóng góp. Đó là sự khác nhau giữa tư duy độc lập và tư duy phá hoại. Bọn phản động không phân biệt được 2 khái niệm nay, họ thường lẫn lộn 2 khái niệm này, lầm tưởng tư duy phá hoại, thiếu thiện chí của họ là tư duy độc lập.

Do xuất phát từ một tư duy độc lập, suy nghĩ cẩn thận, nên khi đọc thấy mấy bài này trên các báo chí trong nước thì cảm nhận đầu tiên của tôi dĩ nhiên là bất bình, bực mình, không đồng ý với những bài viết ca ngợi quân đội Sài Gòn đó. Và tôi lúc đó cũng đã nghĩ ngay rằng đó không phải là “đèn xanh” hay chủ trương của Đảng, vì chủ trương – đường lối của Đảng và Nhà nước lâu nay tôi nắm khá rõ. Không có chủ trương nào kỳ cục, kỳ quái đột xuất như vậy.

Nếu tinh ý một chút thì sẽ nhận ra không khó: Việt Nam có hơn 1000 báo giấy và báo điện tử. Trong số gần 1000 báo điện tử tuy có khá nhiều bài về hải chiến Hoàng Sa, song những bài đó đều chủ yếu có nguồn gốc từ một vài báo điện tử trong số 1000 báo điện tử Việt Nam, thậm chí số người viết thật sự là rất ít, chỉ vài người với các bút danh khác nhau, và rồi sau đó một ít báo khác copy lại rồi đề dưới là “theo Thanh Niên”, “theo Giáo dục Việt Nam”.

Xin lưu ý rằng một số báo nói trên là báo lớn về lượt đọc chứ không lớn về quyền lực, họ có giá trị về lượt xem nhưng chưa chắc có giá trị về tổng thể. Thí dụ: Một trang web “người lớn” sẽ có gấp ngàn lần lượt xem hơn một trang web dạy nấu ăn. Nhưng chưa chắc trang web “người lớn” kia có giá trị hơn trang web dạy nấu ăn, giá trị tổng thể, giá trị học thuật, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật.

Các báo chí chính trị cấp cao, nói thẳng ra là các báo Đảng (Nhân Dân, ĐCSVN, Chính phủ, QĐND, CAND, tạp chí Cộng Sản….) đều không có một bài nào ca ngợi quân đội Sài Gòn, ca ngợi “hải chiến Hoàng Sa”.

Những báo kia không phải là báo Đảng, mà là báo điện tử đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên sự lãnh đạo này là có thực chất hay chỉ còn trên danh nghĩa là phụ thuộc vào trình độ lãnh đạo, tư cách lãnh đạo, uy tín lãnh đạo của chi bộ trong cơ quan báo chí đó. Nếu chi bộ nào đó mà chỉ biết ăn nhậu và nhận phong bì thì tờ báo đó có thể xem là chẳng khác gì mà một tờ báo tư nhân, khi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đã bị đồng tiền, đồng đô la xanh làm cho trở thành hình thức bề ngoài, và cái gọi là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý” chỉ còn là nhãn hiệu trong báo chí.

Bọn phản động, nhất là bọn ba que lâu nay do ngu lâu dốt bền, bị nhồi sọ nặng nề lâu ngày nên hễ báo nào ở VN là bọn họ đều hô là “báo Đảng”, thậm chí điên khùng đến mức hễ trang web nào có đuôi .vn là bọn họ tri hô là “báo Đảng”. Phải nói là sự ngu dốt của bọn này đếm đến Tết Congo cũng không hết. Chính vì tưởng đó là báo Đảng nên khi bọn họ thấy vài báo điện tử VN đăng bài ca ngợi hải chiến Hoàng Sa họ mới “ăn mừng chiến thắng” và “thắng lợi tinh thần” đến thế.

Nếu để ý kỹ sẽ thấy ngay khác biệt: Các sự kiện quan trọng khác thì khoảng 1000 cơ quan truyền thông báo chí đó đều đồng loạt đăng bài, thí dụ sự kiện 35 năm chiến tranh biên giới Tây Nam trong cùng một thời điểm này.

Sự kiện kỷ niệm 35 năm chiến thắng biên giới Tây Nam dù có gấp ngàn lần báo chí đăng tin nhưng năm nào cũng giống nhau nên ít ai quan tâm. Trong khi đó sự kiện đánh dấu 40 năm hải chiến Hoàng Sa là bất thường nên làm dư luận không yên, và nhóm BBC, RFA, RFI, VOA được dịp bơm lên.

Nói chung, lượng bài và số báo về hải chiến HS trên mặt bằng báo chí VN thì chỉ là thiểu số, và trong đó chỉ có vài báo đã chuyên viết theo giọng điệu ca ngợi ngụy quân, cào bằng lịch sử, đi đầu là Thanh Niên, Vietnamnet, Lao Động, còn một số báo khác mà có viết thì họ tường thuật khách quan, không có giọng điệu “anh hùng”, “hy sinh”, “vì nước”, “bảo vệ đất nước”.

Ngoài số lượng bài viết từ thiểu số báo điện tử trong nước, đa số các bài viết về hải chiến HS tuyên truyền trên Internet vẫn chủ yếu từ các trang BBC, RFA, VOA, RFI ngôn ngữ tiếng Việt, ngôn ngữ khác thì họ không quan tâm đến hải chiến HS. Bên cạnh đó còn là các truyền thông báo chí phản động hoặc tự xuất bản, không chính thức. Và quan điểm “vinh danh” kể trên chủ yếu xuất hiện ở các trang chống phá này, đặc biệt là một bộ phận “nhân sĩ, trí thức” lâu nay có tai tiếng hoặc “thành tích” bất mãn, chống đối, biểu tình.

Việc tuyên truyền kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện lớn trong năm là do Ban Tuyên giáo TW phụ trách. Ngày 10/1 vừa rồi Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 100-HD tuyên truyền kỷ niệm sự kiện lớn trong năm 2014 và không sự kiện nào gọi là “tưởng niệm, tri ân 40 năm hải chiến Hoàng Sa”.

Trong hướng dẫn chỉ thấy dày đặc các sự kiện trong kháng chiến chống Mỹ như 55 năm Ngày mở đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh (19/5/1959 – 19/5/2014), 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2014) chứ không có sự kiện nào vinh danh quân đội tay sai Mỹ. Bởi vì mục đích, yêu cầu của công tác tuyên truyền các sự kiện nổi bật trong năm là nhằm tôn vinh và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, chứ không phải để xuyên tạc, cào bằng và lật ngược truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.

Nếu không có tư duy độc lập thì dễ trúng kế bọn phản động như trường hợp này

Qua trường hợp này, tôi để ý thấy một hiện tượng đáng lo ngại: Đó là có một bộ phận giới trẻ tin tưởng tuyệt đối vào cơ quan công quyền, vào báo chí Việt Nam, vào chính quyền địa phương. Tức là hễ cái gì dán mác cộng sản, dán mác Đảng, Nhà nước, là họ tin tưởng tuyệt đối vào. Và như vậy rất dễ mắc mưu bọn phản động, rất dễ vô tình trợ giúp các quan điểm sai trái.

Thí dụ như trường hợp đang nói: Khi báo Giáo dục Việt Nam, Thanh niên, VNN, Lao động, và tất cả trang mạo danh lãnh đạo Việt Nam có IP ở Mỹ đều đồng loạt đăng qua đăng lại những bài của nhau về hải chiến Hoàng Sa theo mô-típ “vinh danh”, “bi hùng”, “anh hùng”, “yêu nước”, “giữ nước” như thế này, trong khi thực tế nội dung trùng lặp, sửa chữa mông má rồi đăng lại, thay đổi tựa đề và bút hiệu, một người “viết” nhiều bài, một nơi đăng nhiều bài, trích lược cắt xén từ lời kể của Hà Văn Ngạc và một số tướng tá ngụy, cũng như thông tin tuyên truyền chính thức của hải quân Sài Gòn và các cơ quan chiến tranh tâm lý ngụy, cộng với các trang Diễn biến hòa bình nước ngoài như RFA, RFI, BBC, VOA và các trang chống cộng liên tục bơm lên, dẫn link, tạo link để tràn ngập Google, những trò đó đã tạo ra giả tượng ảo ảnh “rầm rộ” hữu danh vô thực!

Tất cả các trang mạo danh lãnh đạo cấp cao, các trang Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Thanh đều đồng loạt sưu tầm đăng bài ca ngợi quân đội Sài Gòn, ca ngợi hải chiến Hoàng Sa, các trang web này có để cả banner, logo “tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa” trên giữa trang web.

Thử hỏi điều này ảnh hưởng đến quần chúng như thế nào. Tuy đây là các trang mạo danh, nhưng Google không phân biệt được ai mạo danh ai không, các trang này có sức mạnh đáng kể trên công cụ tìm kiếm Google, ảnh hưởng đến bao nhiêu người đọc, gây ngộ nhận cho bao nhiêu người.

Trong gần 40 triệu người VN sử dụng Internet có bao nhiêu người biết được đây là các trang mạo danh lãnh đạo? Rõ ràng đó là những trang giả mạo, lãnh đạo Việt Nam nhưng IP ở Mỹ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Bá Thanh trả lời báo chí cũng đã xác nhận là đó không phải trang của họ hay của cấp dưới họ làm ra. Ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã thông báo cho cơ quan điều tra.

Từ giả tưởng “rầm rộ” ảo đó một số bạn trẻ lại hiểu lầm, tưởng lầm đó là quan điểm của “trên”, trung ương, của Ban Tuyên giáo, thế là tin theo, nói theo, thậm chí giải thích cho quan điểm đó, lý giải cho nó, và còn tìm cách cố gắng tranh luận cả với những người có tinh thần cách mạng kiên định, có tư duy độc lập và kiên quyết đấu tranh đến cùng với cái sai.

Cho thấy rằng nếu cứ tin tuyệt đối vào công quyền, vào báo chí VN, tưởng rằng nó thật sự do Nhà nước quản lý, thì gặp trường hợp bọn phản động trong các báo, hoặc bọn phản động từ bên ngoài đưa phong bì hối lộ cậy đăng bài, cậy viết bài, kết hợp với các trang web mạo danh lãnh đạo đồng loạt mở chiến dịch thông tin như vậy thì rất dễ trúng kế.

Tôi nghĩ nên thống nhất rằng chúng ta tin tưởng theo các giá trị cao nhất đã được lịch sử chứng minh, đã được định hình qua năm tháng, các nguyên tắc cao nhất, các mục tiêu cao nhất, như: Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, tinh thần Võ Nguyên Giáp, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, văn hóa dân tộc Việt Nam, lịch sử dân tộc Việt Nam….

Tôi nghĩ thấy gì sai thì chúng ta nên mạnh dạn thẳng thắn phê bình để Đảng sạch hơn và tốt lên. Ngay cả Đảng và Nhà nước ở cấp trung ương còn chưa chắc đúng hết thì nói gì địa phương và mấy tờ báo điện tử đuôi .vn. Nếu mỗi người đều có tư duy độc lập nhưng không phải tư duy cực đoan phá hoại, thì dân tộc sẽ dần mạnh lên, đất nước sẽ dần khá hơn.

Và trong trường hợp này rõ ràng cái sai ở đây là nằm ở một vài nhân sự cấp cao lẫn cấp thấp trong một bộ phận thiểu số, vài báo điện tử trong hơn 1000 báo giấy và báo điện tử Việt Nam.

“Vinh danh quân đội Sài Gòn”, “vinh danh hải chiến Hoàng Sa” không phải là chủ trương của Đảng, Nhà nước. Không có cái chủ trương kỳ quái, kỳ cục, đột xuất, vô lý, bậy bạ, phản giáo dục, phản lịch sử như vậy từ trên cao, từ Bộ chính trị hay Trung ương Đảng, nói tóm lại nó tuyệt đối không phải là chủ trương của Đảng và Nhà nước. Quan điểm này có thể được một vài người nào đó mơ hồ đồng tình, nhưng không được tập thể lãnh đạo Đảng và Nhà nước đồng thuận, ủng hộ.

Thậm chí là ngược lại, có thể những hiện tượng trên một số báo chí tiêu cực vừa qua đã đi ngược lại chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước, thậm chí cả luật pháp. Cuộc kháng chiến chống Mỹ từ lâu đã được đưa vào Hiến pháp với ý nghĩa là một cuộc chiến tranh chống xâm lược. Hiến pháp 1959, chương I điều VII còn ghi rõ: “Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.” Như vậy ít nhất là từ năm 1959 ngụy Sài Gòn đã chính thức bị đưa vào diện phản bội Tổ quốc theo luật pháp! Nghị định 174/2013 có hiệu lực từ 15/1/2014 (nghĩa là những hành động xuyên tạc cào bằng lịch sử sau ngày 15 có thể là đối tượng của sự phạt tiền hoặc truy cứu hình sự), ghi rõ những chuyện nếu làm sẽ bị xử lý theo luật pháp: Truyền bá tư tưởng phản động; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng.

Hiện nay sự việc có vẻ đã được giải quyết, chương trình “tri ân” quân đội Sài Gòn đã được dừng lại kịp thời, nhiều bài viết “vinh danh” hải chiến Hoàng Sa đã bị gỡ bỏ hoặc phải dừng không được tiếp tục loạt bài. Nhưng tôi nghĩ nên đốc thúc vấn đề nghiên cứu luật bảo vệ lịch sử Nga để phòng chống những trường hợp như thế này.

Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ hơn vì sao không phải là thời điểm tưởng niệm 20 năm, 30 năm, 35 năm, mà đến thời điểm đánh dấu 40 năm này lại xảy ra vụ này? Gần nửa thế kỷ nay, năm nào cũng vậy, thế giới không ai nói gì về hải chiến Hoàng Sa, chỉ có bọn “rận nội” và “rận ngoại” là khua chiêng gióng trống, đều là những tổ chức quen thuộc, Việt Tân, Đảng Dân Tộc, những gương mặt chống cộng quen thuộc, những đài báo đầy ác ý quen thuộc, RFA, VOA, BBC Việt ngữ.

Còn các báo trong nước hùa theo chiến dịch thông tin cào bằng lịch sử xuyên tạc hải chiến Hoàng Sa này là ai? Lại vẫn là những báo điện tử lâu nay từng có tai tiếng, những kẻ quan niệm “đổi mới thì phải đổi màu”, thay đổi cả gói, theo chân Mỹ và phương Tây, phỏng vấn và lăng xê cho một số “nhân sĩ, trí thức” mà mấy năm nay bị thiên hạ chửi tắt bếp, có những bài viết ám chỉ phải hủy bỏ con đường CNXH, tóm lại là rất lệch lạc và chệch hướng. Chưa kể những mối quan hệ cá nhân của bộ sậu quản lý những cơ quan tòa soạn này là rất thân cận, thậm chí thân thiết với bộ phận “nhân sĩ, trí thức” đó. Đó là những Thanh Niên, Vietnamnet/Tuanvietnam….

Nhiều người cho rằng bọn ăn lương ngoại bang chống phá đất nước trong ban Việt ngữ các cơ quan truyền thông chống cộng nước ngoài này thì nó nói gì, nó kêu gào gì thì cứ làm ngược lại là tốt nhất! Vậy mà một số “lều báo” chẳng những không làm ngược lại, mà còn làm theo, hùa theo bọn nó, tiếp tay cho bọn nó! Trong đó có ông Đỗ Hùng đang là nhân vật tai tiếng hơn hết hiện nay và có công đầu trong việc mượn báo điện tử Thanh Niên làm một công cụ “vực dậy thây ma”. Có nhiều việc có lẽ cần tìm hiểu thêm.

Không nên chủ quan

Tuy đúng là tình hình phai màu, nhạt màu, đổi màu, hay tự diễn biến, tự chuyển hóa, tự dinh tê, tự chiêu hồi thật ra không tới mức như nhiều người đã bi quan. Nhưng nói vậy không có nghĩa là Việt Nam có thể ăn no ngủ kỹ. Một bộ phận nhỏ báo điện tử tiêu cực đã tuyên truyền cào bằng lịch sử, xuyên tạc về hải chiến Hoàng Sa, vừa xuyên tạc bản chất lịch sử, vừa xuyên tạc luôn cả hiện tượng lịch sử, họ quảng bá nhiều thông tin sai sự thật, và họ trích dẫn cắt xén, bưng bít nhiều thông tin khác về trận hải chiến này. Tuy quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là vài báo điện tử, nhưng chúng ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận quần chúng.

Qua những việc nói trên, tôi nghĩ Đảng và Nhà nước cần triển khai sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa Nghị quyết TW 4 trước tình trạng “sâu” và “rận” lộng hành tràn lan hiện nay. Bản chất của “sâu” và “rận” cũng không có gì khác nhau, đều gây hại cho đất nước, thậm chí có thể phản dân hại nước, đón gió trở cờ một khi đất nước bị xâm lược hoặc có biến động chính trị. Nỗ lực bắt sâu, bắt rận đúng theo tinh thần của Nghị quyết TW 4 và Nghị định 174/2013.

Không chỉ cần thanh lọc những tiêu cực, đen tối trong Đảng, mà còn trong cả làng báo, vì báo chí là quyền lực thứ 4, tác động trực tiếp đến quần chúng nhân dân, thậm chí trong thời bình nó có thể quan trọng hơn cả quân đội. Hiện nay quân đội và an ninh thì chúng ta kiểm soát kỹ, công tác nhân sự khá kỹ càng. Vào Đảng cũng không dễ, trừ những chi bộ tiêu cực. Nhưng vào làm báo ngày nay thì quá dễ dàng đến mức khó tin. Như vậy làm cách nào tránh khỏi những con sâu, con rận chui lọt vào, hay thậm chí những tên tay sai của Diễn biến hòa bình, những điệp viên hoạt động cho nước khác trà trộn thâm nhập, mưu việc luồn sâu trèo cao, muốn gieo trồng những “Gorbachev Việt Nam”.

Làm sạch báo chí bắt đầu từ những người phụ trách quản lý cơ quan báo chí nào đó. Bởi vì nếu bản thân họ có hồng có chuyên thì rất khó có thể kẻ xấu nào chui lọt vào tờ báo được, nói gì lên ngồi vị trí cao.
(Còn tiếp)


Nguồn: Thiếu Long Texas

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍