Mỹ-ngụy sau sự kiện để nốt phía tây Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 thì đều có những lý lẽ để biện bạch. Mỹ thì mượn hiệp định Paris về Việt Nam để trốn tránh trách nhiệm. Còn ngụy thì lại “đổ thừa” cho Mỹ và các “nguyên nhân khách quan” khác.

Ngoài bộ phận tôn trọng sự thật, các quan chức và tướng tá Sài Gòn đa phần là tự mâu thuẫn, lúc thì họ bảo rằng đây là cuộc “nội chiến”, rằng họ “ngang hàng” với VNDCCH và CHMNVN, và rằng họ là “quốc gia độc lập”, nhưng lúc gặp chuyện thì họ luôn giương mắt nhìn Mỹ, chờ đèn xanh, chờ chỉ đạo, hay nói thẳng ra là chờ lệnh Mỹ, và khi thất bại gì đó thì họ lại đổ cho Mỹ, và trận thua to ở Hoàng Sa này cũng không ngoại lệ.

Họ làm thế có nghĩa là họ đã vô tình sơ ý gián tiếp thú nhận bản chất bù nhìn tay sai và bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do đế quốc Mỹ phát động.

Để biện hộ, thanh minh cho việc hủy bỏ đột ngột chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa trong khi mọi thứ đã sẵn sàng, họ lại mâu thuẫn, lúc thì họ bảo rằng “không đủ thực lực”, khi thì họ bảo rằng để tập trung chống Bắc Việt và Việt Cộng, lúc thì họ bảo rằng “để giải quyết xong các mục tiêu trước mắt, sau đó sẽ đưa quân tham chiến giành lại Hoàng Sa”.

Nếu đã không đủ thực lực thì là không đủ thực lực, làm sao giải quyết xong các mục tiêu trước mắt thì bỗng dưng “có đủ thực lực” để ông đi giành lại Hoàng Sa? Như vậy, những lời biện minh của chính quyền và tướng tá Sài Gòn rất mâu thuẫn nhau và không hợp lý.

Phần này trình bày những bịp bợm trong các biện bạch của Mỹ và nhất là ngụy quyền Sài Gòn trong sự kiện hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Nixon và Mao hội kiến tại Trung Quốc.

Chính phủ Mỹ đã dùng 2 lý do gì để giải thích cho việc không sử dụng quân đội chống Trung Quốc ở Hoàng Sa, và 2 lý do đó vô lý như thế nào?

Chính phủ Mỹ biện hộ cho việc không sử dụng quân đội chống Trung Quốc, thậm chí cả từ chối tiếp tế cho quân đội Sài Gòn bằng hai lý do sau đây:

1. “Hiệp Ðịnh Paris cấm Hoa Kỳ không được tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam (điều 4).”

2. “Luật War Power Act ngày 02.09.1973 cấm Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự ở Ðông Dương.”

Đây là 2 lý do cực kỳ vô lý, nếu không nói là tào lao, bịp bợm, như thể họ ỷ mạnh và muốn nói sao cũng được, coi thường trí tuệ của người nghe.

Thực tế những gì diễn ra từ năm 1973 đã cho thấy Mỹ đã không coi các điều khoản trong hiệp định Paris về Việt Nam ra gì. Họ đã bội ước hiệp định Paris như đã phá hoại hiệp định Genève 1954. Và sau năm 1973 họ có sử dụng lực lượng quân sự ở Việt Nam.

Sở dĩ Mỹ ký xong rồi lại phá hoại hiệp định Paris là vì trước thực tế chiến bại liên tục, tình thế chiến sự bất lợi cho Mỹ, nên Mỹ đành phải điều chỉnh mục tiêu trong đàm phán Paris. Nếu trước đó mục tiêu của Mỹ là quân đội Mỹ có toàn quyền ở miền Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam phải rút về miền Bắc, thì bây giờ mục tiêu của quân đội Mỹ là làm sao cho Việt Nam để yên cho họ rút quân êm đẹp.

Như vậy, mục tiêu của Mỹ trong lúc này là rút thực binh, cứu vãn mạng sống của quân viễn chinh, bắt đầu tiến hành gặt hái kết quả của chiến lược Phi Mỹ hóa – Việt Nam hóa chiến tranh. Do đó họ mới thỏa hiệp, nhượng bộ nhiều vấn đề và chấp nhận ký vào hiệp định Paris, thực tế là để đổi lấy việc VN không cử binh đánh mà để yên cho họ rút quân số lượng lớn.

Hiệp định này thực tế để bảo đảm cho họ rút quân bình an ra khỏi Việt Nam, và lúc đó sẽ không có chiến dịch quân sự từ Việt Nam. Nếu ai đã từng đánh nhau với người khác đều minh bạch rằng trong lúc đánh nhau không dễ nói chạy là chạy, đặc biệt trong trường hợp đang yếu thế hơn thì càng không thể nói chạy là chạy được. Chỉ cần quay đầu, quay lưng là bị nốc-ao ngay. Muốn chạy thì phải có khoảng cách an toàn nào đó hoặc đạt được thỏa thuận với đối phương.

Trường hợp của quân đội Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam cũng vậy, nếu trong lúc hàng chục vạn quân Mỹ đang tụ tập dồn cục lo rút đi mà Việt Nam mở chiến dịch quân sự ngay lúc đó thì sẽ có đổ máu lớn. Trước đó Việt Nam cũng đã chứng tỏ được là họ có khả năng đánh ở bất kỳ nơi nào trong vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam, kể cả đầu não Sài Gòn, kể cả tòa đại sứ Mỹ, và đánh rất bất ngờ, khó lường.

Hiệp định này còn đem lại sự “danh chính ngôn thuận” cho các đội quân viễn chinh mệt mỏi của Mỹ rút khỏi chiến trường. Phần nào giữ được danh dự nước lớn của Hoa Kỳ.

Sau khi Hoa Kỳ đã đạt được mục tiêu đó, hoàn thành việc rút quân mà không mất giọt máu nào, thì vai trò thực tế của hiệp định Paris đến đó là hết. Ngay sau đó Mỹ tích cực phá hoại tất cả các điều khoản khác trong hiệp định, hậu thuẫn, cung cấp tiền bạc, vũ khí, hướng dẫn, và lệnh cho Thiệu đánh trước để giành ưu thế, bất ngờ đánh mạnh, lấn chiếm nhiều vùng giải phóng, nhằm giành bằng được thế thượng phong. Như vậy, kể từ đó, hiệp định Paris 1973 đã bị vô hiệu hóa, không còn giá trị, hiệu lực.

Trong các thỏa thuận giữa hai phía và các điều khoản trong hiệp định, Mỹ chỉ thực hiện tương đối nghiêm chỉnh điều khoản rút quân. Còn tất cả các điều khác họ đều phớt lờ, phá hoại, hoặc thi hành không nghiêm chỉnh, với một thái độ thiếu thiện chí.

Chữ ký của Mỹ còn chưa khô mực vào hiệp định có những nội dung sau, thì họ đã mau chóng không giữ lời:

“Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã quy định trong hiệp định Genève 1954.”

Những hành động phá hoại hiệp định nói trên và sẽ nói thêm ở dưới đây đã không cho thấy điều đó.

“Hoa Kỳ phải hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, “cố vấn” và chuyên viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh, hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.”

Mỹ không hoàn toàn chấm dứt xâm lược mà tiếp tục can thiệp và nắm chính trị, quân sự, kinh tế ở miền Nam. Thực tế họ là người làm chủ trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam, có quyền lớn nhất, quyền tối cao, quyền quyết định. Họ tiếp tục nuôi dưỡng ngụy quyền, cung cấp vũ khí và tiền bạc để giữ lại sự tồn tại của ngụy quyền, duy trì thuộc địa kiểu mới.

Họ rút đại quân nhưng để lại hàng vạn sĩ quan “cố vấn” và nhân viên quân sự mặc thường phục, khắp miền Nam vẫn đầy người Mỹ. Các sĩ quan chỉ huy Mỹ lúc trước hoạt động trên danh nghĩa “cố vấn quân sự”, thì lúc này hoạt động trên danh nghĩa “tùy viên quân sự”. Các sĩ quan Mỹ chuyển vai trò từ chỉ huy ở tiền tuyến sang chỉ đạo ở hậu phương.

Ngay sau khi ký kết hiệp định Paris, Mỹ-ngụy đã lấn chiếm vùng giải phóng, ra sức tiêu diệt chính phủ lâm thời, tiếp tục áp đặt chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Mỹ tăng cường cung cấp quân sự cho ngụy quyền Sài Gòn. Mỹ viện trợ thêm cho ngụy 652 máy bay, 200 xe tăng, thiết giáp, 70 khẩu pháo. Họ đề ra các kế hoạch chiến tranh mới và ủy quyền cho ngụy chấp hành.

Sau năm 1973, lính Mỹ có quay lại Việt Nam trong các đợt rời rạc, đặc biệt là lực lượng Thủy quân Lục chiến. Chiến lược quân sự cuối cùng của quân đội Mỹ ở Việt Nam là chiến dịch Gió Lốc do Thủy quân Lục chiến tiến hành, nhằm đánh trả quân đội Việt Nam bảo vệ cho người Mỹ và di tản họ ra khỏi Việt Nam.

Việc quân chính quy Mỹ rút đi và chấm dứt các chiến dịch quân sự trực tiếp do thực binh Mỹ tiến hành không có nghĩa sau năm 1973 không còn người Mỹ, sĩ quan Mỹ, quân nhân Mỹ nào ở Việt Nam. Mỹ cam kết trong hiệp định rằng sẽ phá đổ các căn cứ quân sự Mỹ, nhưng họ đã bội ước và chuyển giao lại cho quân đội Sài Gòn.

“Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền (chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn), hai quân đội (Quân Giải phóng miền Nam và quân đội Sài Gòn), hai vùng kiểm soát (vùng giải phóng và vùng tạm chiếm) và ba lực lượng chính trị (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, chính quyền Sài Gòn).”

Cũng như việc phá hoại cuộc tổng tuyển cử toàn quốc theo hiệp định Genève 1954, Mỹ lại phá hoại cuộc tổng tuyển cử ở miền Nam theo hiệp định Paris 1973. Sau khi quân đội Mỹ đã về nước, không còn phải lo đến nhân mạng binh sĩ và áp lực từ Quốc hội, chính trường, dư luận nhân dân, thì chính phủ Mỹ lập tức phản bội hiệp định, đưa Thiệu ra phát ngôn quá khích và phá hoại hiệp định.

Ngoài sự phá hoại lộ liễu các điều khoản về quân sự, sự phá hoại nghiêm trọng không kém của Mỹ là việc phá hoại tổng tuyển cử, và cuộc bầu cử đã không bao giờ diễn ra được.

“Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.”

Hàng vạn tù binh và dân thường Việt Nam đến ngày 30/4/1975 mới được tự do khi Côn Đảo và Phú Quốc được giải phóng. Trước ngày 30/4 các tù nhân, tù binh phía Việt Nam vẫn đầy ở Côn Đảo, Phú Quốc và nhiều nơi khác, không hề được trao trả theo hiệp định.

Tóm lại, người Mỹ đã không từ bỏ ý định duy trì chủ nghĩa thực dân mới đối với miền Nam Việt Nam. Họ cố gắng bám víu, sử dụng nơi đây như một căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ và là một thuộc địa kiểu mới. Họ đã tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh thực dân mới trên quy mô lớn. Họ tăng cường cung cấp quân sự và chu cấp kinh tế cho ngụy quyền bù nhìn, vẫn duy trì bộ máy kiểm soát, giám sát và chỉ đạo cuộc chiến với hàng vạn “tùy viên” và nhân viên quân sự người Mỹ khoác áo dân sự.

Do đó, thật là vô lý, phi logic khi ngụy biện rằng Mỹ “vướng” các điều khoản về quân sự trong hai văn kiện chính trị trên, trong đó có hiệp định Paris, nên mới không can thiệp và đương đầu với hải quân Trung Quốc. Ông can thiệp vào Việt Nam từ đầu đến cuối cuộc chiến, từ năm 1954 đến 1975, thậm chí ông dính líu, can dự từ tận thời chiến tranh Pháp – Việt. Ông nuôi dưỡng ngụy quân, ngụy quyền từ đầu đến cuối. Rồi bây giờ ông hô ông không can thiệp năm 1974 được vì hiệp định Paris?

Rõ ràng, những lý do chính phủ Mỹ đưa ra chỉ là giải thích nặng tính chính trị chứ không đúng với thực tế những gì diễn ra. Ngoài ra còn nhiều yếu tố Mỹ dính líu, can dự vào hải chiến Hoàng Sa mà có lợi cho Trung Quốc, mà loạt bài này đã nói tới.

Ngụy quyền dùng luận điệu giả dối để chạy tội bỏ rơi quần đảo Hoàng Sa

Ngụy quân tháo chạy rồi đổ cho tại Trung Quốc “mạnh hơn gấp bội”, ngụy quyền hủy bỏ chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa và đổ cho “Trung Quốc có lực lượng mạnh hơn gấp bội”. Họ còn cho cục Tâm lý chiến, 1 trong 5 phân cục trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị và những văn nô, bồi bút quen thuộc như Trần Văn Trung, Văn Thành Cao, Phan Nhật Nam, Nhã Ca Trần Thị Thu Vân…. sáng tác hư cấu lên những câu chuyện bịa đặt như “không quân Trung Quốc tham chiến và dùng MiG rải bom Hoàng Sa”, hay “Trung Quốc dùng cả chục tàu chiến hiện đại hơn để xâm lược Hoàng Sa”.

Lâu nay trong nội bộ ngụy quân, ngụy quyền cũng chỉ quen phục tùng Mỹ nên không phục nhau, nên trong những nỗ lực tuyên truyền như thế này họ cũng không ai nói giống ai và thường mâu thuẫn nhau. Đến nói dối cũng nói dối không thống nhất và không nhất quán. Người nói thế này, kẻ nói thế kia.

Nhưng chung quy lại thì cũng chỉ có 2 vấn đề chính: 1. Họ nói rằng lực lượng tàu chiến Trung Quốc là áp đảo và “mạnh hơn gấp bội” cho nên họ mới thất bại và tháo chạy. Luận điệu này được một vài “lều báo” tiêu cực trong nước vô tư lặp lại. 2. Họ nói rằng các máy bay Mỹ mà họ sử dụng không đủ sức bay ra Hoàng Sa chiến đấu và quay về.

Trước hết, lực lượng tham chiến thật sự trong hải chiến Hoàng Sa chỉ là hai tàu HQ-10 và HQ-16. Hai tàu HQ-04, HQ-05 chỉ đứng ngoài quan sát, và sau đó rút lui khi HQ-16 bị bắn trúng, may đạn không nổ, tàu hư hại và phải quay về VN, và HQ-10 bị bắn trúng và chìm.

Tuy nhiên chỉ hai tàu HQ-10 và HQ-16 cũng đã là quá mạnh so với lực lượng Trung Quốc. Tàu HQ-10 Nhật Tảo nhỏ nhất hải đội quân đội Sài Gòn, nhưng cũng lớn gấp đôi các tàu “hàng nhái” Kronstadt của Trung Quốc, một loại tàu lạc hậu cũ kỹ do Liên Xô chế tạo từ năm 1945, trên danh nghĩa là “săn ngầm” nhưng thực tế được hải quân Trung Quốc dùng để tuần tra, huấn luyện.

Theo thuyền trưởng Lê Văn Thự, sau khoảng 20 phút thì HQ-16 của Sài Gòn bị trúng đạn pháo 127mm của chính tàu đồng đội HQ-5. May mắn là viên đạn không nổ. Nguyên văn hồi ức của ông Thự: “May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.”

Trong số 4 tàu chiến Sài Gòn tham chiến, thì động thái của hai tàu HQ-04 và HQ-05 là mờ ám kỳ lạ hơn hết. HQ-04, theo hạm trưởng Lê Văn Thự, là tàu hiện đại nhất của hải đội, phù hợp nhất với tác chiến trên biển, 1 mình nó cũng thừa sức đánh bại 4 tàu nhỏ của Trung Quốc, nhưng lại đứng ngoài nhìn, không tham chiến. HQ-05 thì khai hỏa bắn chìm tàu HQ-16 của thuyền trưởng Lê Văn Thự. Và chỉ nhờ may mắn đạn không nổ nên nó mới không chìm.

Sau đó, HQ-04 và HQ-05 an toàn lành lặn không về Sài Gòn ngay mà lại chạy về phía căn cứ Subic của Philippines. Như vậy thực tế chỉ có hai tàu HQ-10 và HQ-16 là có tham chiến và đáng lẽ đã thắng trận nếu như không có phát đạn 127mm bất ngờ bắn vô hiệu hóa tàu HQ-16, và như hạm trưởng Lê Văn Thự nghi ngờ, có thể cả tàu HQ-10.

Có thể thấy rằng trong “trận hải chiến” này, tác động của hải quân Trung Quốc là rất nhỏ, “công lao” chủ yếu dành cho tàu HQ-05 đã bắn tàu HQ-16, và như ông Lê Văn Thự đặt nghi vấn, có thể là cả HQ-10, khiến hạm trưởng Ngụy Văn Thà bị tử trận. Xin lưu ý điểm này: Nếu không nhờ may mắn đạn của HQ-5 bắn tàu HQ-16 không nổ, thì ngày nay sự thật đã bị chìm vào quên lãng, và ngày nay chúng ta sẽ đinh ninh rằng 2 tàu này bị hải quân Trung Quốc bắn chìm.

Sau hải chiến, cũng chẳng có ai nói đến việc vớt tàu HQ-10 lên để truy cứu xem đạn nào đã bắn HQ-10, hay xin người Mỹ giúp với khoa học kỹ thuật tiên tiến của họ. Trung úy Hồ Hải viết trên trang nhà “Dân chủ ca” của đồng đội Nguyễn Văn Thành năm 2013: “Đã 39 năm trôi đi, các bạn nào đã bắn bạn, mà nay qua những bài viết “lạm phát” còn hăng-hái bắn nhiều, bắn hăng-hái hơn bao giờ hết lúc cuối đời, đã trốn chạy mà còn bịa đặt không xấu-hổ. Các anh vẫn kiên-quyết giết thêm đồng-đội HQVN của mình nữa hay sao…”

Điều lạ là lũ người mà trung úy Hồ Hải gọi là “bịa đặt không xấu hổ” kia có lẽ không bao gồm hạm trưởng tàu HQ-5, trung tá Phạm Trọng Quỳnh ở San Jose, Cali, người chỉ huy tàu HQ-05, là tàu đã bắn vào tàu HQ-16. Có lẽ ông Lê Văn Thự nghi ngờ là có cơ sở. Bởi vì 40 năm nay ông Phạm Trọng Quỳnh là người im lặng, kín tiếng trong 4 hạm trưởng hiện diện ở phía tây Hoàng Sa. Ông ta từ chối, thậm chí là tránh né báo chí, thậm chí là mọi người lạ, người ngoài, thậm chí đến việc nhờ chuyển lời cho một tờ báo ở San Jose mà ông ta còn phải nhờ bạn thân cùng khóa là trung tá Trần Quang Thiệu chuyển lời dùm.

Đây là triệu chứng của một bệnh nhân trầm cảm. Không có bất kỳ thông tin nào cho thấy ông ta bị trầm cảm, nhất là trong thời kỳ trong quân đội. Người trầm cảm không thể leo lên làm trung tá, hạm trưởng.

Đặt giả thuyết ông Quỳnh bị lương tâm dày vò, ăn năn hối hận điều gì đó, nếu là bắn lầm, hoặc bắn thật nhưng ông Thự đã không bị gì, thì liệu có đến mức ông Quỳnh phải “trầm cảm” đến mức đó 40 năm nay hay không? Ông ta có phải hối hận chuyện bắn tàu ông Thự hay không, hay là hối hận chuyện khác.

Tương quan lực lượng tàu chiến

Tại phía tây quần đảo Hoàng Sa lúc đó, hải quân Sài Gòn có 3 tàu khu trục (báo chí Sài Gòn gọi là “tuần dương hạm”) HQ-4, HQ-5, HQ-16 và 1 tàu hộ tống (hộ tống hạm) HQ-10. Họ dùng tên một số anh hùng giải phóng dân tộc của VN đặt tên cho các tàu này để che giấu bản chất bán nước phi nghĩa và ngụy trang “chính nghĩa”. Ngoài ra, theo Wikipedia Tiếng Anh, quân đội Sài Gòn còn có 1 trung đội đặc công nước, 1 đội phá hủy dưới nước, 1 trung đội thường trú trên các đảo.

Theo Wikipedia Tiếng Anh, Trung Quốc có 4 tàu hộ tống dự phòng số 271, 274, 389 và 396; và cho biết các tàu đó đã rất cũ và nhỏ, và đã không được duy trì tốt trong nhiều năm. Sau hải chiến, lực lượng này được tăng cường bởi 2 tàu chống ngầm Kronstad-Class (số 281 và 282). Trong khi đó, tổng lực và vũ khí của hải quân Sài Gòn là đáng kể hơn so với Trung Quốc. Hai tàu tới sau của Trung Quốc không tham chiến.

Theo trung tá Lê Văn Thự, thuyền trưởng tàu HQ-16 thì chỉ có 3 tàu Trung Quốc tham chiến. Wikipedia Tiếng Anh cũng nói đến bi kịch tàu HQ-16 bị bắn tổn thương nặng bởi đồng đội HQ-5, phải lui chạy về phía tây. Trong khi đó, HQ-4 và HQ-5 cũng đã bị bắt buộc phải thoái lui.

Ngày 11/12/2007, đài IFeng của Trung Quốc đã đề cập tới các loại vũ khí mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sử dụng trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974. Tiết lộ này đã xác minh và làm rõ hơn thông tin trước đó của Wikipedia Tiếng Anh.

Cụ thể: Hai chiếc tàu 271 và 274 mà Wikipedia Tiếng Anh nói tới thật ra là tàu chống ngầm loại nhỏ của Liên Xô, được lắp ráp tại Trung Quốc với tên gọi “Type 6604”. Hai tàu 389, 396 mà Wikipedia nói tới chính là 2 tàu dò mìn Type 010 do Trung Quốc nhái theo phiên bản lớp T-43 của Liên Xô. Còn 2 tàu 281 và 282 là tàu chống ngầm lớp T-037, hay còn gọi là lớp Hải Nam.

Minh họa so sánh tàu chiến của hải quân Sài Gòn (trên cùng) và tàu Trung Quốc.

Blogger Nguyễn Thanh Tùng trên blog Đôi Mắt đã vẽ ra table sau đây về tương quan lực lượng tham chiến ở Hoàng Sa năm 1974, có dẫn nguồn đầy đủ về các thông số kỹ thuật từ các chuyên trang Global Security và Wikipedia Anh ngữ cho từng loại tàu. Mời các bạn xem:

Hải quân VNCH Hải quân Trung Quốc
Tàu tuần dương HQ-5 (Trần Bình Trọng): Soái hạm
Nguyên là tàu Castle Rock (WHEC 383) thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ. Được chuyển giao cho HQVNCH vào ngày 21-12-1971.
– Trọng tải: 1766 tấn tiêu chuẩn, 2800 tấn tối đa
– Kích thước: dài 94,72m, ngang 12,56m, mớn nước 4,17m.
– Vận tốc tối đa: 18 knots (33.7 km/h).
– Vũ khí: 1 khẩu 127 ly (5 inch) phía trước mũi, 1 đại bác 40 ly đôi cũng ở sân trước nhưng ở sân thượng phía trên khẩu 127 ly, 2 khẩu 40 ly bên tả và hữu hạm tại sân sau và 2 khẩu đại bác 20 ly đôi ở hai bên hông đài chỉ huy. Nguyên thủy khi chuyển giao, HQ-5 chỉ có đại bác 127 ly, sau này Hải Quân Công Xưởng gắn thêm các ụ đại bác 40 ly để tăng cường hỏa lực tác chiến.
– Thủy thủ đoàn: chừng 200 người.
Tuần Dương Hạm là loại chiến hạm lớn nhất của HQVN và có súng cỡ 127 ly cũng lớn nhất. Các loại vũ khí chống tàu ngầm đã bị cắt bỏ khi chuyển giao cho HQVN.

“Soái hạm” này có truyền thống là bỏ chạy theo ngoại nhân: Trong trận Hoàng Sa thì bỏ đồng đội chạy sang Philippine, rồi lại theo lối cũ mò sang dâng xác cho Philippine khi miền Nam được giải phóng.

2 tàu săn ngầm lớp Kronstadt: 271 & 274
Hai chiếc này thuộc loại chống ngầm loại nhỏ của Liên Xô, được lắp ráp tại TQ với tên gọi Kiểu 6604.
– Trọng tải: 289 tấn.
– Dài: 52,24m; Rộng: 6,55m; Mớn nước: 2,2m
– Vận tốc tối đa: 20,5knots (38km/h)
– Vũ khí: 1 pháo 85 mm (mà các lều báo “nhai lại” của các vị “quân nhục VNCH” rằng 100 ly) , 1 súng pk 37 mm, 1 súng phòng không 25 mm, thiết bị chống ngầm.
Tài liệu TQ giải mật sau này mô tả về 2 tàu này như sau:
Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.
Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.

Tàu tuần dương HQ-16 (Lý Thường Kiệt)
Nguyên thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, trước đây mang tên Chicoteague (WHEC 375). Được chuyển giao cho HQVNCH vào ngày 21/6/1972. Tàu có đặc tính tương tự như HQ-5.

2 Tàu rà mìn T-43: 396 & 389
Đây là những con tàu rà mìn Kiểu 010 do TQ sản xuất nhái theo phiên bản lớp T-43 của LX.
– Trọng tải: 590 tấn
– Dài: 59,94m; Ngang: 8,38m; Mớn nước: 2,06m.
– Vận tốc tối đa: 14knots (26 km/h)
– Thủy thủ đoàn: 70 người
– Vũ khí: 2 pháo đôi 37mm (không phải pháo 85mm như các báo đưa tin); 2 pháo đôi 25mm; 2 pháo đôi 14,5mm; 2 dàn thủy lôi.

Tàu khu trục HQ-04 (Trần Khánh Dư)
Nguyên là USS Forster DER 334 của Hải Quân Hoa Kỳ.
Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 25/9/ 1971
– Trọng tải: 1.590 tấn tiêu chuẩn, 1.850 tấn tối đa.
– Kích thước: dài 93m; ngang 11,5m; mớn nước 3,18m.
– Vận tốc tối đa 21 knots (39km/h).
– Thủy thủ đoàn: 175 người.
– Vũ khí: 3 pháo 76mm (3 inches) bắn bằng điện 20 phát / phút; 2 pháo phòng không 40mm; 8 pháo phòng không 20mm; 3 ống phóng lôi 530mm.
Được trang bị radar TACAN, là tàu chiến chủ lực của hạm đội.

Tàu đánh cá vũ trang Nan Yu và “tiểu đĩnh bọc sắt”
Các bài viết về sự kiện Hoàng Sa cho rằng có khoảng 6 chiếc tàu đánh cá được trang bị vũ khí trong khu vực quần đảo Hoàng Sa bấy giờ, cùng 1 số thứ gọi là “tiểu đĩnh bọc sắt” (tức ca nô). Mặc dù không có ghi chép nào về việc các tàu này tham dự trực tiếp vào trận chiến nhưng các tàu cá được trang bị vũ khí bộ binh này cũng được tính vào “lực lượng tham chiến của Trung Cộng” để tạo thành “một lực lượng hùng hậu” của đối phương.
Tác dụng chính của các tàu này là để do thám, thám sát, theo dõi, dò xét thủy đạo, địa hình, chuyên chở quân lính,…
Những tàu loại này cũng tương tự như các tàu đánh cá vũ trang của TQ đang gây hấn tại Trường Sa nhưng lạc hậu hơn nhiều.

Tàu hộ tống HQ-10 (Nhựt Tảo)
Nguyên là USS Serene (MSF 300), dùng để rà mìn ngoài đại dương (MSF – Mine Sweeper Fleet). Được chuyển giao cho HQVN vào tháng 1/1964.
– Trọng tải 650 tấn tiêu chuẩn, 945 tấn tối đa.
– Dài 56,24m, ngang 10m, mớn nước 2,97m.
– Vận tốc tối đa 14 knots (27,4km/h).
– Vũ khí: 1 pháo 76 ly lộ thiên ở sân trước, 2 pháo 40 ly đơn bên tả và hữu hạm ở sân giữa, 4 pháo20 ly đôi ở hai bên đài chỉ huy và ở sân sau.
– Thủy thủ đoàn chừng 80 người.
Khi được chuyển giao cho HQVN, chiến hạm được biến cải từ tàu vớt mìn thành tàu hộ tống. Các dụng cụ rà mìn được cắt bỏ. Các vũ khí chống tàu ngầm được thêm vào gồm 2 giàn thả thủy lựu đạn (depth charge) ở sân sau và một giàn phóng thủy lựu đạn loại Hedgehog ở sân trước.

2 tàu săn ngầm lớp T-037: 281 và 282
Còn gọi là tàu săn ngầm lớp Hainan, là thế hệ tàu săn ngầm mới (lúc đó) do Trung Quốc tự đóng để thay thế cho loại Kronstadt.
Hai con tàu này thực ra không đóng vai trò đáng kể trong trận hải chiến nhưng dẫu sao vẫn được tính vào “lực lượng hùng hậu của Trung Cộng” vì: (1) Soái hạm HQ-5 của VNCH đã cong đít chạy khi phát hiện 2 tàu này trên radar (và các vị “anh hùng” sau đó lu loa rằng đây là tàu tên lửa cao tốc Komar và được báo GDVN trang trọng giới thiệu); (2) hai tàu này đã “đóng đinh” vào chiếc quan tài cho cái xác HQ-10 chìm xuống biển sâu khi mà nó bị các đồng đội bỏ rơi.
– Trọng tải: 390 tấn
– Dài: 58,77m; ngang: 7,2m; mớn nước: 2,2m.
– Tốc độ: 30,5 knots (56,5 km/h)
– Thủy thủ đoàn: 70 người
– Vũ khí: 2 pháo đôi 57mm, 2 pháo đôi 25mm bắn nhanh , 4 ống phóng bom chìm RBU1200 (mà các “anh hùng” và “lều báo” phong làm “hỏa tiễn diệt hạm”).

Qua các thông số từ các chuyên trang Global Security và Wikipedia Anh ngữ cho từng loại tàu kể trên, thì có thể thấy rõ: Trong hải chiến Hoàng Sa, hải quân Sài Gòn chiếm ưu thế tuyệt đối về hỏa lực và hơn hẳn về độ giãn nước. Chưa kể các yếu tố công nghệ hiện đại hơn, đảm bảo độ chính xác tốt hơn nhờ có sự hỗ trợ của pháo tự động.

Tác chiến trên biển chủ yếu là các cuộc đấu pháo giữa các tàu, và yếu tố giãn nước cũng như hỏa lực, cỡ nòng pháo, là có vai trò quan trọng bậc nhì. Không quân và máy bay quân sự với tốc độ, tốc lực, hỏa lực sát thương bỏ xa tàu chiến, là quan trọng bậc nhất và có vai trò quyết định trong một cuộc hải chiến. Về tổng thể, hải quân Sài Gòn có ưu thế tuyệt đối.

Thật ra với độ chênh lệch lực lượng đó thì chỉ cần một mình tàu HQ-04 tham chiến thì vẫn có thể đánh chìm 6 tàu Trung Quốc bằng các pháo bắn nhanh 76mm. Vậy tại sao hải quân Sài Gòn lại “thất bại”? Phải chăng “thất bại” từ những tiêu cực, khuất tất phía sau, thậm chí là phản bạn, “bán độ”?

Không phải ngẫu nhiên mà đại tá Nguyễn Thành Trung, cựu phi công không quân Sài Gòn, đã cho biết nếu kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa được triển khai, trong đó có lực lượng không quân, thì khả năng chiến thắng là 100%, bởi vì theo kiến thức quân sự của ông, máy bay F5 của không quân Sài Gòn thừa sức từ Đà Nẵng bay ra phía tây Hoàng Sa tác chiến. Ông khẳng định nếu phi đội của ông bay ra Hoàng Sa từ Đà Nẵng thì có thể chiến đấu được khoảng nửa giờ và quay về.

Còn Trung Quốc thời đó không máy bay nào đủ sức từ Hải Nam bay ra Hoàng Sa tác chiến và quay về. Một bên có tàu to lớn hơn, tốt hơn, hỏa lực mạnh hơn, và có không quân. Bên kia không có không quân, phòng không yếu ớt cũ kỹ, với những tàu rà mìn và tàu cá vũ trang lạc hậu. Như vậy khả năng chiến thắng, theo ông, là 100%. Ông cũng cho biết là chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa bị Nguyễn Văn Thiệu hủy bỏ vì người Mỹ không cho phép.

Theo hạm trưởng Lê Văn Thự quan sát thì Trung Quốc không có súng đại liên (thông thường cơ hữu của Tiểu đội) và máy truyền tin đơn vị (thường cơ hữu của Trung đội). Ông cho rằng điều này cho thấy là Trung Quốc đã biết trước là sẽ không có thể xảy ra sự kháng cự đáng kể nào từ phía Sài Gòn.

Theo ông thì quân đồn trú Sài Gòn đã bị áp đảo và kháng cự yếu ớt, ngoài ra Trung Quốc chỉ sử dụng một lực lượng vừa đủ để đoạt lấy Hoàng Sa. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều sử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại không xung trận.

Ông nói: “Lúc trước, Sở Phòng vệ Duyên Hải ở Đà Nẵng có loại tàu PT chuyên đi bắn phá phía bắc vĩ tuyến 17 là loại chiến hạm thích hợp với trận chiến Hoàng Sa. Nhưng tôi nghe nói Hoa Kỳ đã thu hồi lại loại tàu này khi họ rút quân khỏi Việt Nam, trước ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra.”

Như vậy, đề nghị các cơ quan báo chí kiểm tra rà soát lại tất cả các “bài báo” vừa rồi về hải chiến Hoàng Sa, gỡ bỏ hay ít nhất chỉnh sửa lại các thông tin và thông số sai sự thật. Đây là thời buổi Internet rất dễ truy cập thông tin nhanh qua Google, Wikipedia, cả Facebook và các mạng xã hội, chỉ cần một điểm sai thôi là cả thiên hạ đều biết rồi đem ra chê cười, làm tổn hại uy tín báo chí, mà các ông làm báo y như thời ăn lông ở lỗ, tuyên truyền kiểu Hitler, Đức Quốc Xã, không cần biết người khác nghĩ gì, làm xấu hổ báo chí, biến báo chí nước ta trở thành trò cười.

Không chỉ chỉnh sửa thông tin và tôi đề nghị sửa lại hết những cách đưa tin. Cách đưa tin kiểu ca ngợi, “vinh danh” như vậy là không đúng, không phù hợp. Bây giờ dù cho cố tưởng tượng ra cuộc kháng chiến chống Mỹ ở VN chưa bao giờ tồn tại, mà chỉ có “nội chiến Nam – Bắc phân tranh” thôi, và “Nam Việt Nam là 1 quốc gia hoàn toàn độc lập”, thì cứ cố tin như vậy đi, thì cũng vẫn không thể ca ngợi, vinh danh.

Ông vinh danh cái gì? Bắn bạn, bỏ chạy, thua to, mất đảo. Vinh danh gì ở đây? Chưa truy cứu hỏi tội bắt tội là may. Làm cái gì cũng phải dựa trên sự thật khách quan. Chứ đâu thể bất chấp tất cả, duy ý chí, lừa gạt bản thân và lừa gạt người khác như bọn phát xít như vậy được.

Ông Dương Trung Quốc hay nói VN là “ốc đảo dị thường”, vậy thì sự kiện đưa tin bừa bãi và đầy sạn, và cách đưa tin của một bộ phận báo chí vừa qua chính là một biểu hiện của “ốc đảo dị thường” đó, sao ông không lên tiếng, mà còn phụ họa theo?

Có ai trên thế giới này đưa tin về sự kiện hải chiến Hoàng Sa theo cái kiểu của một số báo chí VN vừa qua không? Có ai ghi mấy thông số kỹ thuật xanh rờn vào các loại tàu nói trên hay không? Có ai phán TQ dùng MiG rải bom Hoàng Sa hay không? Có ai kêu gọi, hay thậm chí ủng hộ ca ngợi, vinh danh hải quân Sài Gòn ở Hoàng Sa hay không? Thậm chí, có ai quan tâm đến sự kiện đó hay không? Có bao nhiêu nguồn tin nói về nó rồi? Thế giới người ta đâu có điếc, người ta đâu có ngu, nhưng người ta đánh giá đúng “tầm vóc” của sự kiện đó. Mà cái “tầm vóc” của sự kiện này rõ ràng không to lớn như những gì một bộ phận báo chí đã xuyên tạc, phóng đại, thổi phồng lên vừa qua.

Qua sự việc vừa rồi, có nhiều dư luận cho rằng các tài liệu chính thức của ngụy bịa đặt hư cấu và tiểu thuyết hóa hải chiến Hoàng Sa là để chạy tội cho ai đó, có khuất tất gì trong đó. Bởi vì với lực lượng không quân lớn thứ ba thế giới về chất lượng trang bị đó, đồng thời rất nhiều người làm chứng là nó hoàn toàn thừa khả năng bay ra Hoàng Sa chiến đấu và quay về, thì không có cách nào, không có lý do gì mà có thể để thua, để Hoàng Sa rơi vào sự kiểm soát Trung Quốc. Và cho dù thua thì cũng không có lý do chính đáng nào để mà hủy bỏ chiến dịch lấy lại Hoàng Sa.

So sánh tương quan tổng thể lực lượng thì Hoàng Sa không thể rơi vào tay Trung Quốc được, không có cách nào. Tàu hải quân Sài Gòn tuy không phải tối tân gì nhưng vẫn hơn tàu Trung Quốc, như đã dẫn chứng ở trên qua các thông số kỹ thuật.

Không quân Sài Gòn bay ra Hoàng Sa chiến đấu được, không quân Trung Quốc không thể bay ra Hoàng Sa chiến đấu, như cựu phi công không quân Sài Gòn Nguyễn Thành Trung đã cho biết. Vậy đúng như ông ta nói, khả năng chiến thắng là 100% chứ còn gì nữa!

Và như trung tá Lê Văn Thự cho biết rằng “họ cho trôi xuôi luôn” không họp hành rút kinh nghiệm gì cả để tái chiến lần 2. Nghĩa là ngay từ khi mới vào bờ quay về thì cả hải quân ngụy, quân đội ngụy, cả hệ thống chính trị ngụy Sài Gòn đã xác định là không đánh đấm gì nữa, “cho trôi xuôi luôn”? Phải chăng những ồn ào về “chiến dịch tái chiếm HS” cũng chỉ để làm màu là chính?

Thay vì ca ngợi, “vinh danh”, có lẽ nên lập ra một ủy ban điều tra lại về những gì thật sự xảy ra ở Hoàng Sa. Hiện nay số nhân chứng vẫn còn nhiều, đa số họ im lặng không nói, nhưng nếu không điều tra lại thì sau này họ già rồi qua đời thì không còn nhân chứng nữa. Tử vô đối chứng.

Không quân lớn thứ ba thế giới ngồi nhìn Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

Từ lúc chính phủ Mỹ xâm lược Việt Nam cho đến năm 1974, không quân Sài Gòn được Mỹ trang bị và xây dựng thành đội máy bay cường kích lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Liên Xô và chính quốc Hoa Kỳ. Đó là lý do vì sao lúc đó và cả sau này nhiều lính ngụy hay “tự hào” rằng “VNCH có không quân thứ 3 thế giới”.

Dĩ nhiên về tổng thực lực thực chất (tính đến cả mức độ tinh nhuệ thiện chiến, tinh thần chiến đấu và năng lực chiến đấu thật sự) thì lực lượng này đương nhiên không thật mạnh đến mức thứ 3 thế giới, nhưng nói chung vẫn rất mạnh, và quá mạnh nếu so sánh với quân chủng không quân và hải quân sơ khai của Trung Quốc, cũng như lực lượng phòng không lạc hậu cũ kỹ có cũng như không của họ.

Xin lưu ý trong các cuộc chiến của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trước đó, như kháng chiến chống Nhật và quân phiệt, nội chiến Quốc – Cộng, và chiến tranh Triều Tiên thì quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và các lực lượng tiền thân của nó như Hồng quân Công-Nông, Bát Lộ quân, Tân Tứ quân đều chỉ đánh trên bộ, họ chỉ có bộ binh.

Sau khi thống chế Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân đảng bỏ chạy ra Đài Loan cát cứ, thì CHND Trung Hoa vẫn không chiếm được các đảo Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan chỉ cách họ vài km.

Nên có thể thấy rằng nếu quân đội CHND Trung Hoa có năng lực đánh chiếm Hoàng Sa ở rất xa, thì từ lâu họ đã thống nhất các đảo Kim Môn và Mã Tổ sát gần bên họ về với chính quốc Đại Lục.

Năm 1974, Trung Quốc vẫn đang chìm trong nghèo đói, nợ nần do hậu quả của chính sách “Đại nhảy vọt” gây ra trước đó. Họ chẳng những chưa thoát khỏi hậu quả của “Đại nhảy vọt”, mà còn đang chia rẽ nội bộ chính trị xã hội, đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ đang bị phân hóa loạn lạc bởi “Cách mạng văn hóa” (1966-1976), bị bà Giang Thanh và Tứ nhân bang (Bè lũ bốn tên) thao túng lũng đoạn phá hoại, nhà cải cách Đặng Tiểu Bình lúc đó chưa có quyền lãnh đạo.

Nói cách khác, với trình độ khoa học kỹ thuật và hiện thực lạc hậu, tình hình nghèo khó, chia rẽ nội bộ chính trị xã hội của Trung Quốc và quân đội của họ, thì trong năm 1974 hải quân Trung Quốc sơ khai đó không có khả năng thắng lợi nếu thật sự xảy ra một trận hải chiến.

Hệ thống phòng không Trung Quốc gần như con số 0. Họ chỉ có pháo phòng không bắn máy bay cánh quạt thời Thế chiến II, ngắm bắn thủ công, tốc độ rất chậm. Không có các thiết bị phòng không hiện đại.

Loại tháp pháo phòng không mạnh nhất của Trung Quốc là tháp pháo 2 nòng 57mm dùng trên tàu, nó còn ít chức năng hơn nhiều tháp pháo thời Thế chiến II, ngắm bắn thủ công. Các pháo thuộc loại “đồ cổ” này có tốc độ bắn cực kỳ chậm, tốc độ đầu đạn thấp. Khi bắn các máy bay phản lực thì chúng đã quá lạc hậu.

Điều mỉa mai là, tổng cộng thì toàn bộ hạm đội Trung Quốc chỉ có vài nòng pháo phòng không 37 và 57 “đồ cổ” này là đáng kể. Cho nên có thể nói hệ thống phòng không Trung Quốc, đặc biệt là phòng không trên tàu, là con số 0. Có nghĩa là nếu không quân Sài Gòn mà xuất kích thì lính phòng không Trung Quốc sẽ phải dùng súng chuyên bắn máy bay cánh quạt của Thế chiến II để bắn máy bay phản lực hiện đại của năm 1974.

Có thể thấy, nếu không quân Sài Gòn xuất kích thì Trung Quốc phải bó tay không hề có một cách nào đối kháng. Chính vì thế Trung Quốc cũng không dám đánh mạnh từ đầu, mà dò ý dần, và khi họ thấy những “dấu hiệu”, “đèn xanh?”, thì bọn họ mới đánh tới. Trung tá Lê Văn Thự quan sát cũng cho biết Trung Quốc có vẻ dè dặt và không có nỗ lực mạnh mẽ quyết đoán đánh lấy Hoàng Sa.

Không quân Sài Gòn có thể bay ra Hoàng Sa chiến đấu và quay về hay không?

Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị, cựu phi công Sài Gòn Nguyễn Thành Trung đã cho biết năm 1974 phi đội của ông nếu từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa thì đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về. Trong khi thời điểm đó Trung Quốc chưa có máy bay nào khả dĩ bay ra Hoàng Sa rồi về được, không quân Trung Quốc lúc đó gần như con số 0. Như vậy, nếu chiến dịch chiếm lại Hoàng Sa có diễn ra thì khả năng chiến thắng đích thị là 100%! Bởi vì không quân, với các máy bay oanh tạc vốn nhanh hơn gấp ngàn lần các tàu chiến, là yếu tố quyết định giành thắng lợi trong hải chiến.

Như đã phân tích, lúc đó hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tàu nhỏ, cũ, lạc hậu, chủ yếu được dùng để tuần tra và huấn luyện. Phòng không trên các tàu Trung Quốc gần như là số 0, trong khi không quân Sài Gòn có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới.

Do đó, không có lý do nào để Trung Quốc có thể chiếm được tây Hoàng Sa. Trừ phi có những kế hoạch phía sau. Có “tay trong”, có kẻ “bán độ”. Có lẽ hải quân Trung Quốc cũng không hề biết, họ như thiên lôi sai đâu đánh đó, ban đầu họ cũng chỉ thử, họ không tin ngay nổi là họ có thể dễ dàng lấy được quần đảo.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại xác nhận trên BBC Việt ngữ như sau: “Từ khi tôi biết được có sự xuất hiện bất thường của quân Trung Cộng ở vùng bán đảo Hoàng Sa, cố vấn Mỹ bên cạnh tôi không một phút nào tán đồng lệnh của tổng thống Thiệu và các biện pháp tôi dùng trước và trong cuộc chiến. Khi tôi cho tăng viện thêm chiến hạm thì chính ông ta là người hăm dọa tôi là sẽ có phản lực cơ Trung Cộng tấn công chiến hạm của Hải Quân VNCH do đó tôi mới xin Không Quân VNCH tại Đà Nẵng ra nghênh chiến. Các phi vụ không thực hiện được vì theo tư lịnh Sư Đoàn 1 Không Quân (Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh) cho biết chỉ chiến đấu được có 15 phút vì quá xa, quá nguy hiểm.”

Như vậy, ông Hồ Văn Kỳ Thoại đã gián tiếp cho biết rằng chiến dịch chiếm lại Hoàng Sa không diễn ra là vì người Mỹ không tán đồng. Và lý do được một số người không quá mức vô sỉ (những kẻ bảo rằng máy bay Mỹ do ngụy sử dụng không bay ra được HS) đưa ra để biện hộ cho việc hủy bỏ chiến dịch là vì “máy bay chỉ chiến đấu được có 15 phút”, có lẽ họ nói giảm xuống thành 15 phút để củng cố sự biện minh của họ cho việc hủy bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa.

Tuy nhiên, dù cho chỉ có chiến đấu được 15 phút rồi quay về đi nữa thì khả năng thất bại của Trung Quốc, khả năng thắng trận của quân đội Sài Gòn vẫn là 100% như đại tá Nguyễn Thành Trung xác nhận. Bởi vì toàn hải chiến Hoàng Sa vốn cũng chỉ diễn ra trong khoảng 15-20 phút theo lời kể của trung úy Trần Kim Diệp, sĩ quan tình báo bên cạnh đại tá Hà Văn Ngạc ở Bộ tư lệnh hành quân của hải quân Sài Gòn.

Thử nghĩ cả chục máy bay F5 của Mỹ do không quân Sài Gòn sử dụng đều bay ra Hoàng Sa xuất phát từ những mốc thời gian khác nhau, thì họ hoàn toàn có thể duy trì rải bom oanh tạc xuống đầu quân Trung Quốc trong thời gian dài. Đâu có ai bắt anh đem tất cả máy bay ra cùng 1 lúc? Mà anh đổ thừa là chỉ đánh được có 15 phút? Anh hoàn toàn có thể cho máy bay này tiếp chiến và thay thế máy bay kia cơ mà.

Thậm chí, chỉ cần 5-10 phút trợ chiến cho các đoàn tàu thì cũng quá đủ để san bằng lực lượng gọi là “hải quân” mỏng manh lạc hậu của Trung Quốc năm 1974, hầu như chỉ có những tàu rà mìn và tàu cá vũ trang cũ kỹ, sét rỉ, được Liên Xô viện trợ từ Thế chiến II.

Do đó có thể thấy ý kiến của đại tá Nguyễn Thành Trung, cựu phi công không quân Sài Gòn rằng nếu chiến dịch chiếm lại Hoàng Sa diễn ra thì khả năng chiến thắng là 100%, là không phải đại ngôn, mà đó là sự thật thực tế.

Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân vận-Chiêu hồi, cựu Bí thư của “tổng thống” Nguyễn Văn Thiệu, một cựu quan chức chiến tranh chính trị, nói đỡ cho thượng cấp nhưng cũng vô tình xác nhận úp mở trên BBC Việt ngữ: “Sau phiên họp tại Bộ Tư lệnh hành quân ở Tiên Sa (Đà Nẵng) có sự tham dự của đại tướng Cao Văn Viên và các tự lệnh Quân đoàn I, Tư lệnh Hải Quân và Không quân vùng I chiến thuật, chính tổng thống Thiệu đã quyết định không dùng phi cơ F5 oanh tạc các tầu chiến và lính Trung Cộng ở Hoàng Sa ‘vì quá nguy hiểm’ cho các phi công trong hoàn cảnh thiếu nguyên liệu và không có yểm trợ của Hoa Kỳ.”

Đương nhiên, đây là chỉ là một sự biện hộ, nói đỡ, tuy nhiên cũng nhờ nó, cộng với nhiều nguồn khác, đã hoàn toàn bác bỏ luận điệu xảo trá rằng “VNCH không chiếm lại Hoàng Sa do máy bay không thể bay được ra Hoàng Sa” của những kẻ ngu dốt hoặc cố tình nói láo tránh né, tự lừa gạt bản thân sau này.

Thực tế, cả chính quyền, quân đội, không quân, hải quân Sài Gòn đã im lặng ngồi nhìn Trung Quốc chiếm đóng lãnh thổ Hoàng Sa. Rồi “không hiểu tại sao” sau gần 1 tháng mới ra tuyên cáo về chủ quyền. Và trong bản tuyên cáo lại không ghi rõ ràng về “chủ quyền của Việt Nam” như tuyên bố ngày 20/1/1974 của chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam, để tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế thuận lợi cho công tác tranh đấu, khẳng định chủ quyền của các chính thể người Việt tương lai, mà lại ghi là “chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa”, trong khi năm 1974 ai cũng biết “quốc gia”, “nhà nước” này trước sau gì cũng sẽ không còn tồn tại.

Hoàng Đức Nhã là một trùm tâm lý chiến, vừa là Tổng trưởng Dân vận-Chiêu hồi, vừa kiêm Tham vụ Báo chí của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, trên BBC Việt ngữ còn nói rằng chính quyền Nguyễn Văn Thiệu “không đủ lực tái chiếm Hoàng Sa”. Hơn nữa họ phải bảo toàn lực lượng hải quân và chống Quân đội Nhân dân Việt Nam. Và rằng chuyện tái chiếm Hoàng Sa tạm gác lại để “ưu tiên cho các mục tiêu trước mắt quan trọng hơn”. Rằng sau khi các mục tiêu này được giải quyết thì họ “sẽ thu hồi Hoàng Sa”.

Nếu ông không đủ lực thì có nghĩa là ông…. không đủ lực. Tại sao ông đang không đủ lực, rồi sau khi các mục tiêu trước mắt được giải quyết xong rồi ông bỗng dưng có đủ lực tái chiếm Hoàng Sa? Như vậy rõ ràng là ông mâu thuẫn và giả dối, ông đã có đủ lực ngay từ đầu, và ông chưa bao giờ thật sự có ý muốn thu hồi Hoàng Sa.

Cứ cho là ông muốn ưu tiên chống lại Việt Nam, chống lại quyền được độc lập và thống nhất của dân tộc Việt Nam, và nói rằng nó “quan trọng hơn” chuyện giành lại Hoàng Sa mà thực chất là cho Mỹ, một vật mà họ không còn muốn và đem biếu cho Trung Quốc, thì các lý do bao biện quanh co của ông cũng không trung thực, bởi vì lúc đó Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân du kích Giải phóng chỉ tấn công các ông trên bộ, chiến trường ở đất liền, thời điểm đó các chiến dịch quân sự, hay thậm chí các hành động quân sự do bên nào phát động thì đều diễn ra trên mặt đất. Ông không dùng hải quân. Vậy ông cần bảo tồn lực lượng hải quân để làm gì?

Lý do mà Nguyễn Văn Thiệu và một số sĩ quan quân đội, quan chức Sài Gòn đưa ra để giải thích rằng sở dĩ hủy bỏ kế hoạch dùng không quân tái chiếm Hoàng Sa là vì “nguy hiểm lắm”, “quá nguy hiểm”, rồi sau đó đổ tội cho nhau, là một lý do vô lý bịp bợm đến ngạc nhiên, giống như một trò cười. Đi đánh trận mà sợ nguy hiểm?

Sao ông đi đến “đất thánh cộng sản” ở Hạ Lào ông không kêu “nguy hiểm”? Sao ông đưa quân sang Campuchia truy quét các căn cứ của cách mạng thì ông không hô “nguy hiểm”? Sao các chiến dịch trong cuộc chiến “chống nước cứu Mỹ” thì ông không nói “nguy hiểm”?

Bây giờ đưa không quân ra đánh một bọn không có bao nhiêu phòng không, không có bao nhiêu tàu chiến, thậm chí không có bao nhiêu quân, không có bao nhiêu sức chống trả, thì ông hô là “nguy hiểm”?

Rõ ràng khi nói vậy là khinh thường người nghe, theo cách nghĩ là bố cứ đưa lý do thế đấy chúng mày nghĩ sao thì mặc chúng mày. Tuy nhiên các lý do này cũng đã gián tiếp bác bỏ các luận điệu của bọn chống cộng tàn dư ngụy ngu dốt sau này là “máy bay VNCH không đủ sức bay ra HS tham chiến”.

Cựu hạ sĩ quan điện tử Đỗ Văn Thọ, từng ở trên tuần dương hạm HQ-4 ,trả lời phỏng vấn BBC Việt ngữ qua điện thoại, cũng nói: “Tại sao phi cơ thì nhiều mà không đi, còn bao nhiêu chiến hạm nữa, như HQ-1 Trần Hưng Đạo.”

Trong cuộc phỏng vấn với cựu thiếu tá không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538. Phi đoàn nghênh cản của không quân Sài Gòn được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với không quân Việt Nam trường hợp quân đội Việt Nam tấn công các phi trường trong vùng tạm chiếm mà truyền thông và báo chí Sài Gòn gọi là “vùng 1 chiến thuật”.

Ngày 19/1/1974, thiếu tá Hồ Kim Giàu chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung Quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hoàng Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ. Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.

Tại sao các nhân chứng trong chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa lại trực tiếp hoặc gián tiếp cho biết không quân Sài Gòn đủ sức bay ra Hoàng Sa tham chiến và quay về?

Đó là vì không quân Sài Gòn có máy bay F-5 và A-37, là 2 trong những máy bay khá hiện đại vào thời đó. Họ có 254 máy bay cường kích Cessna A-37 Dragonfly chủ yếu là kiểu A-37B dùng máy đẩy J-85-GE-17A. So với các kiểu A37 khác thì kiểu này có thêm khả năng bay xa và tiếp dầu trên không. Cessna A-37 Dragonfly có tầm bay tối đa là 1.480 km.

Không quân Sài Gòn được Mỹ cấp cho 158 máy bay F-5A Freedom Fighter, 10 RF-5A, 8 F-5B huấn luyện, và bản mới nhất của dòng F5 là F-5E Tiger II. Máy bay đời đầu F-5A Freedom Fighter đã có tầm bay tối đa 2.232 km. Đời sau F-5E Tiger II có tầm bay tối đa 2.483 km. Ước lượng vùng xa nhất của chiến sự năm 1974 chỉ bằng nửa tầm của các máy bay F-5. Ngoài ra không quân Sài Gòn còn có Cessna T-37 Tweet (tầm bay 1.500km).

Khoảng cách từ căn cứ Chu Lai ra quần đảo Hoàng Sa và vùng chiến sự nằm trong tầm tác chiến của A-37 và F-5:

oOo

Thái độ đáng ngờ của các tàu HQ-04, HQ-05, cùng hàng loạt biến động chính trị giữa ba cường quốc Mỹ – Xô – Trung trong giai đoạn này, khiến ta đặt dấu chấm hỏi: Liệu ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn có thật sự quyết tâm giữ quần đảo Hoàng Sa?

Trong hoàn cảnh đó, cứ cho là hải quân thật sự thua trận, thì không quân của họ hoàn toàn đủ sức tiêu diệt sạch sẽ các tàu “đồ cổ” của Trung Quốc. Họ có đội máy bay cường kích lớn thứ ba thế giới, chỉ sau hai siêu cường Mỹ – Xô.

Trung Quốc thậm chí không có radar phòng không hay radar điều khiển hỏa lực, mà đơn thuần là các pháo phòng không 57mm, 37mm và 25mm nhắm bắn thủ công, với tốc độ chậm, y hệt tác chiến trong Thế chiến II. Không quân Sài Gòn thừa sức tiêu diệt các tàu này, nhưng một trận đánh nhỏ, dù chỉ để trả đũa, dù chỉ để “phục hồi danh dự”, cũng không diễn ra. Đó là một chuyện rất lạ lùng. Lúc này cái khẩu hiệu “tổ quốc – danh dự – trách nhiệm” càng thấy mỉa mai hơn.

Tuy nhiên cũng không có gì quá khó hiểu khi chúng ta nhận thức rõ ai mới là người làm chủ ở Sài Gòn và những vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam lúc này. Họ muốn tặng vật gì cho ai, thì vật đó sẽ thuộc về người đó.

Qua lời kể của các ông Nguyễn Thành Trung, Hoàng Đức Nhã, Hồ Kim Giàu, Đỗ Văn Thọ…. các nhân chứng trong kế hoạch chiếm lại Hoàng Sa sau khi cuộc hải chiến xảy ra, cũng như các thông số cự li hoạt động của máy bay và cự li từ Đà Nẵng đến Hoàng Sa, cũng như chuyện kế hoạch bị hủy bỏ vào phút chót (nếu máy bay không thể bay ra HS tham chiến được thì ông mở chiến dịch làm gì để phải hủy bỏ vào phút chót?) đã hoàn toàn quét sạch mọi nghi ngờ, đồn đoán và mọi luận điệu của bọn phản động sau này rằng “máy bay VNCH không thể bay ra HS tham chiến”.

Do đó, tôi đề nghị các blogs và báo chí ở cả trong và ngoài nước gỡ bỏ hoặc ít nhất chỉnh sửa lại các luận điệu xuyên tạc và các thông tin sai sự thật đó. Đồng thời, sửa lại cách thể hiện sao cho phù hợp với lịch sử kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, phù hợp với lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975, phù hợp với lịch sử khu vực và thế giới.

Sự kiện gọi là “hải chiến Hoàng Sa” là một sự kiện nhỏ, xảy ra trong khoảng 15-20 phút. Nó là một sự kiện bên lề cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, hay cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ, một trong những cuộc chiến tranh lớn nhất, dài nhất lịch sử thế giới và khi đó cả thế giới dõi theo, nhìn vào. Dư luận thế giới và giới học thuật, trí thức quốc tế không quan tâm nhiều đến sự kiện xung đột quân sự này. Do đó không nên thổi phồng, phóng đại nó lên một cách không bình thường, không giống ai như vậy.

Kế hoạch ma, chiến dịch ma

Sau khi liên lạc với chính phủ Mỹ, Nguyễn Văn Thiệu đã đột ngột hủy bỏ chiến dịch phản công cướp lại tây Hoàng Sa và những nơi vừa bị Trung Quốc cướp đoạt. Trong khi đây là một chiến dịch quân sự đã lên kế hoạch tác chiến hoàn chỉnh và chỉ chờ lệnh xuất phát.

Đại tá Nguyễn Thành Trung, cựu phi công không quân Sài Gòn, nhân chứng trong chiến dịch tái chiến Hoàng Sa, cho biết: “Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với khả năng chiến thắng là 100%, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo tổng thống Thiệu không được hành động.”

Một số trang blog tàn dư ngụy, điển hình là trang của một băng nhóm làm loạn chống phá đất nước tự phong là “dân làm báo”, được cho là một chi nhánh trá hình của tổ chức khủng bố Việt Tân, đã vội vã lấp liếm, ngụy biện chống đỡ vụng về, cãi lại ông Trung rằng ông chỉ là “trung úy” “nên không thể biết” việc Mỹ có cho phép ông Thiệu hành động hay không.

Tên Phạm Trần trong trang blog ấy quên rằng đại tá QĐNDVN Nguyễn Thành Trung không phải là một trung úy thật sự của ngụy quân, mà là một điệp viên được Trung ương cục miền Nam chỉ đạo thi tuyển vào không quân Sài Gòn. Ngay sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển, ngày 31 tháng 5 năm 1969, điệp viên Nguyễn Thành Trung được kết nạp Đảng. Cũng chính ông là người đã nhận mệnh lệnh đánh bất ngờ gây khủng hoảng cho ngụy quân trong thời điểm quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bằng cách xuất kích từ sân bay Biên Hòa, lái máy bay ném bom dinh tổng thống ngụy quyền. Sau đó ông tiếp tục dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè. Gây bất ngờ và hoảng loạn cho Mỹ-ngụy.

Như vậy ông đã hoạt động tình báo lâu năm trong lòng ngụy quyền và có những mối quan hệ bên trong ngụy quyền, và từ những thông tin nội bộ đó nên ông mới biết như vậy. Thông tin này của ông Trung phù hợp với thường lý, phù hợp với những gì xảy ra quanh đó, đặc biệt là diễn biến xảy ra ngay sau đó, tương thích với các thông tin khác, nguồn khác. Tóm lại, đó là một thông tin hợp lý và là một nguồn đáng tin cậy của một nhân chứng trong không quân Sài Gòn.

Tên Phạm Trần trong trang blog ấy vốn phán rất nhiều nhưng không hề chứng minh được gì, bản thân cũng không phải là nhân chứng hay một nhân vật gì ai biết ai hay, hắn chỉ là một vô danh tiểu tốt, không hề là một nguồn đáng tin, nhưng hắn lại phủ nhận thông tin của ông Nguyễn Thành Trung bằng cách ngụy biện rằng “Nguyễn Thành Trung không chứng minh được”.

Đây là một ngụy biện điên rồ, mất trí và đáng xấu hổ của Phạm Trần nói riêng và đám “dân làm báo” nói chung. Chẳng có cái tòa án nào trên thế giới này mà khùng điên ba trợn đến mức đòi các nhân chứng đi chứng minh các lời khai của mình. Nên nhớ ông Nguyễn Thành Trung kể lại những gì ông biết với tư cách là một nhân chứng trong cuộc, trong không quân Sài Gòn, liên quan đến chiến dịch chiếm lại Hoàng Sa đáng lẽ đã phải diễn ra.

Và với cái tâm lý hèn hạ sợ hãi sự thật của quý vị thì tôi nghĩ dù cho ông Thiệu có ghi âm lời ông Mỹ và chuyển cho quý vị, thì quý vị cũng vẫn sẽ bảo đó là cộng sản “dàn dựng”, hoặc tìm ra luận điệu gì đó để trốn tránh sự thật cho bằng được theo phong cách “cố đấm ăn xôi”, “Chí Phèo cào mặt ăn vạ”, tự lừa dối bản thân.

Quý vị muốn tự sướng thủ dâm tinh thần tôn thờ Mỹ hơn cả cha mẹ, ngụy biện chạy tội cho Mỹ-ngụy thì đó là chuyện nhạy cảm riêng tư của quý vị, đó là một căn bệnh thầm kín của quý vị. Nhưng quý vị làm ơn làm phước đừng đưa những căn bệnh đó lên trên blog như thế.

(còn tiếp)

Thiếu Long

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍