Thời gian vừa qua, thủ đô nước Mỹ “rúng động” vì cuộc biểu tình ngồi của hàng ngàn người với số lượng người bị bắt giữa kỷ lục. Quy mô lớn là vậy nhưng sự kiện này lại diễn ra khá “êm thấm” và có vẻ như không nhận được nhiều sự quan tâm từ các kênh truyền hình lớn tại Mỹ. Thực hư của cuộc biểu tình này là thế nào? Trong bài viết “‘Democracy Spring’ Just Had A Huge Weekend, Here’s Everything You Need To Know About The Movement” (tạm dịch: “Mùa Xuân Dân Chủ” chỉ là một buổi dạo chơi cuối tuần khổng lồ, đây là tất cả những gì bạn cần biết về phong trào này) đăng trên trang Uproxx, tác giả Mark Shrayber đã cho ta thấy một góc nhìn sơ lược về nguyên nhân, mục đích, tổ chức của phong trào này. Qua đó, chúng ta có thể hình dung phần nào về vai trò của tiền bạc, sự bất bình đẳng trong bầu cử tại Mỹ cũng như tính cải lương trong nền chính trị nước này.
Được rồi, đó là tóm lược, nhưng chính xác thì Mùa xuân Dân chủ là gì và làm sao nó hy vọng có thể thay đổi thế giới?
Theo tuyên bố của phong trào này thì mục tiêu của họ là để làm nổi bật chính xác cách thức tham nhũng của chính phủ thông qua cách mà tiền được xử lý trong suốt quá trình bầu cử. Đó là một nỗ lực phi đảng phái, phi bạo lực, bắt đầu với một cuộc diễu hành từ Philadelphia đến Washington DC (ngày 2/4 đến ngày 11/ 4) và sau đó tiếp tục với các cuộc biểu tình ngồi bắt đầu vào ngày 11/4 và kết thúc vào ngày 18/4. Mặc dù các cuộc biểu tình diễn ra hòa bình và kiềm chế, tờ báo USA Today đã cho biết số lượng các vụ bắt giữ đã tăng lên 900 vào ngày thứ Bảy và có khả năng tăng cao hơn vào ngày cuối cùng của cuộc biểu tình.
Như nhà hoạt động Christian Chiakulas đề cập trong một bài viết trên Huffington Post, Mùa xuân Dân chủ có nghĩa là để nhắc nhở chúng ta rằng mỗi người đều có lá phiếu của mình, cho dù họ là người rất giàu hay rất nghèo. Nhưng điều đáng lý ra là như vậy thì, theo Chiakulas, thực tế lại diễn ra như sau:
Ngày 21 tháng 1 năm 2010, sẽ được ghi nhớ như một ngày ô nhục, Tòa án tối cao phán quyết trong vụ Citizens United kiện FEC rằng chính phủ không có quyền hạn chế chi tiêu của chiến dịch bầu cử của bất kỳ công ty, công đoàn, hoặc cá nhân nào. Quyết định thảm hại này (chúng tôi sẽ nói lý do ngay sau đây) có nguồn gốc từ phán quyết năm 1976 về vụ Buckley và Valeo, khi tòa án về cơ bản đã lập luận rằng tiền chi tiêu để gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử được bảo vệ bởi quyền đảm bảo tự do ngôn luận trong Tu chính án đầu tiên.
Và ở đây chúng ta đã đâm đầu vào rắc rối rằng: nếu tiền là ngôn luận, thế thì, một nghèo xác xơ trên các góc phố nhếch nhác sẽ hoàn toàn không có sức mạnh đối kháng chống lại các doanh nhân giàu có trong bất động sản xa hoa nhất. Cái chủ nghĩa công bằng cấp tiến đính kèm trong Tuyên ngôn Độc lập ngày nay chắc chắn cũng bị phớt lờ như khi nó được viết ra.
Trong khi nhiều người có thể thậm chí không quan tâm xem kết quả vụ Citizens United sẽ ảnh hưởng đến chính trị như thế nào, The Washington Post chỉ ra rằng phán quyết này đã cho đảng Cộng hòa “một lợi thế bầu cử”, điều mà những người không có nhiều tiền không thể đủ khả năng để cạnh tranh cùng (nó cũng giúp giải thích sự hạn chế dễ thấy của các ứng cử viên bên thứ ba (tức ứng cử viên ngoài 2 đảng Dân chủ & Cộng hòa – ND)). Đó là những gì Mùa xuân Dân chủ đang cố gắng để ngăn chặn: những khoản tiền lớn tạo ra sự bất bình đẳng về quyền đại diện nhân dân.
Dưới đây là một số thông tin giải thích cách tiền ảnh hưởng đến cuộc bầu cử quốc hội như thế nào, một cách trực quan:
91% trong số những người chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử là người đầu tư nhiều tiền nhất. Đó là sự thật.
Theo trang web Mùa xuân Dân chủ:
Yêu cầu chung của chúng tôi với Quốc hội là họ phải có hành động ngay lập tức để chấm dứt việc lũng đoạn của những kẻ lắm tiền trong chính trị và đảm bảo cuộc bầu cử tự do và công bằng, trong đó mọi người dân Mỹ có một tiếng nói bình đẳng. Chúng tôi đã xác định có ít nhất bốn dự luật cải cách đang bị trì hoãn tại Quốc hội là những hành động đúng đắn cần được thực hiện. Chúng bao gồm đề xuất xây dựng luật pháp để hỗ trợ các quỹ bầu cử nhỏ của công dân, các dự luật đó sẽ thực hiện nhỏ đô các cuộc bầu cử công dân tài trợ mạnh mẽ, ngăn cấm các cuộc chiến giữa các cử tri, và trao quyền cho công dân có quyền bầu cử phổ quát; đồng thời giới thiệu biện pháp sửa đổi hiến pháp để đảo ngược phán quyết vụ Citizens United.
Những dự luật cải cách mà chúng tôi đề xuất là: Đạo luật Chính phủ của nhân dân & Đạo luật Bầu cử công bằng; Đạo luật cải cách về quyền bầu cử năm 2015 và Đạo luật về trao quyền của cử tri năm 2015; và Dân chủ cho tất cả các tu chính án.
Đây không chỉ là một phong trào tự phát. Cùng với các nhóm như Black Lives Matter, Retail, Wholesale, và Department Store Union (RWDSU), những người biểu tình còn bao gồm các thành viên của Take Back Our Republic, một nhóm bảo thủ chủ trương cải cách tài chính đồng thời cũng muốn đưa quyền lực tiền bạc ra khỏi chính trị và quay trở lại với ý tưởng chúng tôi được dạy ở trường rằng mỗi cử tri được có một phiếu bầu.
Phong trào Mùa xuân Dân chủ còn có sự tham gia của tổ chức Democracy Awakening, có mục tiêu đảm bảo rằng mọi người đều có quyền bỏ phiếu công bằng, phản đối sự phân biệt đối xử của luật căn cước cử tri, và muốn có một phiên xử công bằng về ứng cử viên tòa án tối cao của chính quyền Obama. Đó là phong trào mà rất nhiều người đã đến với nhau vì một số mục tiêu rất quan trọng.
Mặc dù một số người có thể so sánh các cuộc biểu tình này với phong trào Chiếm phố Wall, vốn bị chỉ trích vì thiếu kế hoạch và sự gắn kết, phong trào Mùa xuân Dân chủ đã rút ra những bài học tốt từ đó, tạo nên một sự kiện có cả sự tập trung và tổ chức tốt. “Những gì các bạn có ở đây rất chuyên nghiệp, được điều chỉnh cẩn thận và sự phối hợp tuyệt vời để đối phó với lực lượng thực thi pháp luật ở Washington,” Cornell Brooks, chủ tịch và là giám đốc điều hành của NAACP, nói với USA Today.
Trang web của phong trào Mùa xuân Dân chủ thậm chí còn bao gồm các quy tắc về sự bất tuân dân sự và khẳng định rằng bất cứ ai tham gia có thể đối mặt với “nguy cơ bị bắt” sẽ được đào tạo đúng đắn về các hành vi bất tuân dân sự (bao gồm các thông tin không chỉ về cách cư xử mà còn làm thế nào để có được sự giúp đỡ pháp lý).
Bạn có thể tự hỏi chính mình, nếu những cuộc biểu tình rất ôn hòa thì tại sao có những người bị bắt giữ? Đó là một câu hỏi hay, câu trả lời để có thể dễ bị hiểu sai bởi những người chỉ đọc tiêu đề. Mọi người, kể cả Rosario Dawson, không bị bắt vì họ đang làm mất thời gian của người khác với các biểu ngữ và đảo lộn các thùng rác mà vì thủ đô có đạo luật về cấm tụ tập và gây cản trở.
Theo USA Today:
Những người bị bắt đã bị buộc tội vi phạm quy chế của thủ đô cấm “tụ tập, cản trở, hoặc quấy rầy”, đó là tội nhẹ – theo phát ngôn viên cảnh sát Eva Malecki. Tất cả những người bị bắt là thành phần tham gia phong trào Mùa xuân Dân chủ. Hầu hết đã được xử lý và sau đó thả ra tại hiện trường.
Ngày chủ nhật, Malecki nói người biểu tình vẫn “có trật tự và tôn trọng”, cũng giống như họ đã thể hiện trong tuần trước.
Rosario Dawson tươi cười kể về việc cô bị bắt và thả ra, khen ngợi các lực lượng cảnh sát là lịch sự và không đe dọa, đã nói với kênh truyền hình The Young Turks rằng cô và nhóm mà cô gia nhập “vì tình đoàn kết” đã được biết rằng họ sẽ bị bắt giữ nhiều lần (và theo cách nhẹ nhàng nhất có thể) trước khi thực sự được xử lý và thả ra. Vào ngày 18, cô cho biết, nhóm sẽ đạt được nhiều vụ bắt giữ hơn bất kỳ cuộc biểu tình nào khác ở Thủ đô, đảm bảo rằng chúng tôi không chỉ muốn được kể về nó mà còn làm cho nó trở thành một sự kiện lịch sử. Cho dù điều này có làm thúc đẩy tổ chức này lên vị thế như họ mong muốn hay không thì có vẻ như sự kiện này đã chắc chắn đạt được cái mà như nó tự quảng cáo cho mình- “Cuộc biểu tình ngồi lớn nhất để cứu dân chủ trong lịch sử nước Mỹ.”
Người dịch: Nguyễn Thanh Tùng
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍