Đọc bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…” của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, đăng trên “Bô shit” mà tôi cứ tủm tỉm cười vì “quan ngại” cho trình độ nhận thức, lý luận của mấy vị “đầu đàn rận chủ”, dù khoác vào mình những danh xưng “nhân sĩ trí thức” đượm mùi thuốc pháo. Thật là một thực tế đáng báo động cho tương lai của trào lưu “nhập khẩu dân chủ” ở nước ta! Sau một vài lần “thọ giáo” trình độ của các vị giáo sư, tiến sĩ như Tai Ương, Quang A, Từ Huy,… tôi đã mất phần nào hứng thú với họ thì may sao lại nổi lên “ông sao” Lê Hiếu Đằng này. Trước giờ, tôi mới chỉ biết ông này qua bài viết Về chuyện ông Lê Hiếu Đằng “đằng đằng sát khí” của nhà phê bình Đông La chứ chưa từng đọc qua bài viết nào của ông ấy nên chỉ nghĩ đây là một ông già “hăng tiết vịt” giỏi chém gió như bao ông cựu công chức chưa cai được cơn sốc khi được thoát khỏi cảnh làm “đầy tớ nhân dân”. Khi đọc bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…”, quả thực tôi hơi bị “hết hồn” khi đối chiếu sự tối tăm, cùng quẫn của lý lẽ trong bài viết với những cái danh trí thức to vật vã gắn với cái tên Lê Hiếu Đằng: luật gia, cựu giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (1975-1983). Thật đúng như bác Che Chuoi, một độc giả thân thiết của blog Đôi Mắt nhận xét: “Tôi chả biết Lê Hiếu Đằng học hành ra sao. Chỉ thấy hắn ta viết lách câu cú chả ra làm sao. Tay này cần cho học lại văn lớp chín”. Cũng vì “tài năng có hạn nhưng …” nên không lạ khi bài viết của ông Đằng liên tiếp nhận được rất nhiều phản ứng của đủ thành phần xã hội có quan tâm đến chính trị. Về khoản “kiếm gạch về xây nhà” này thì ông Đằng đã hơn hẳn các vị Tai Ương, Quang A rồi.

Theo “lời mớm” của “Huệ Chi nó có cái gì như lươn” thì ông Đằng phải đi cấp cứu ở bệnh viện Bình Dân, một bệnh viện chuyên về nam khoa – tiết niệu. Thường những người lớn tuổi vào bệnh viện này là liên quan đến tiết niệu, đường tiểu tiện bị tắc. Không rõ là có phải vì bị bí tiểu mà não ông Đằng cũng “bí lù” nên viết một bài viết như vậy? Có phải vì vậy mà khéo thay ông ta lại khoe rằng trong lúc nằm viện ông đã đọc sách của đạo diễn Trần Văn Thủy, người nổi tiếng với bộ phim “Chuyện tử tế”, phẩm chất mà tôi chắc rằng chẳng “người tử tế” nào có thể tìm thấy được từ những lời nói, hành động của ông Đằng. Chí ít thì điều đó cũng đúng theo thông tin của một người hoạt động cùng thời với ông ấy mà tôi rất tin tưởng và tôn trọng cung cấp dưới đây:

Những người bạn cô hoạt động trong phong trào sinh viên chống Mỹ ngụy ngày trước có nói chuyện với nhau về Lê Hiếu Đằng và rất bất bình vì những hành động của ông ta. Ông ta đã làm ô danh phong trào, là “con sâu làm rầu nồi canh”…
….
Về LHĐ , Nguyễn Hướng Dương là một em khuyết tật ở chân , mẹ em cũng là một sinh viên trong phong trào chống Mỹ đô thị miền Nam trước năm 1975. 12 năm qua em làm giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù. LHĐ khi ấy còn trong Ủy Ban MMTQTP hắn được đưa về làm chủ tịch quản lý quỹ từ thiện xây dựng chương trình thư viện sách nói này .
LHĐ lợi dụng chương trình này để nhận nguồn tài trợ, tài chánh sử dụng bất minh, lèm nhèm cướp công sức của em Nguyễn Hướng Dương đã làm việc cho chương trình giúp đỡ người mù suốt 12 năm nay. LHĐ dùng thời gian làm từ thiện thì ít mà làm chính trị biểu tình thì nhiều, khi LHĐ chủ mưu và tham gia các cuộc biều tình thì thành viên ban quản trị rất sợ, vì số lượng khách nước ngoài và người lạ mà LHĐ tiếp xúc họp hành ở trụ sợ đã làm cho các nhà tài trợ trong nước hoang mang, không biết ông chủ tịch này có phải là phản động không và họ không tài trợ. Dự án xây lại trụ sở bị đình chỉ vì nhà tài trợ nói ngày nào LHĐ còn làm chủ tịch họ không cho một xu. BQT phải yêu cầu năn nỉ LHĐ đứng có lợi dụng chưc vụ quỹ từ thiện để làm chính trị, và xin ông hãy thôi chức này, nhưng LHĐ ngoan cố không chịu. Mời họp để giải quyết thì lần lữa không đến, mất mấy tháng trời đấu tranh LHĐ mới chịu ký giấy rời khỏi chức vụ này khi phải vào bệnh viện.

Ông Đằng, sau cơn bệnh dậy, đã đòi “xin “tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân cuộc đời của tôi, tư cách một đảng viên, một công dân ở những điểm cơ bản sau: một cách minh bạch, sòng phẳng để từ đây thanh thản dấn thân vô cuộc chiến mới”. Có lẽ ông ấy lú thật rồi, vì đọc cả cái bảng kê “thanh toán” dài dằng dặc của ông ấy, tôi chẳng thấy ông ta đã làm được gì cho Đảng cộng sản Việt Nam, dù vỗ ngực khoe 45 năm tuổi Đảng, mà ngược lại, toàn những chiêu trò phá quấy. Thế mà nhìn xem, ông ta lại được Đảng phân công nắm giữ những vị trí quan trọng như: phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968-1977), Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định (1969-1975), Nguyên phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (từ 1989-2009). Xem ra trong cái “bảng thanh toán” này ông ta mua thì nhiều, bán ra thì ít, tức là ông ta nợ ĐCSVN nhiều chứ chẳng phải ngược lại. Vậy bây giờ ông ta sẽ “trả nợ” cho Đảng CSVN như thế nào đây? Trả thế nào khi bao năm nay ông ta kêu gào chống phá Đảng nhưng tay vẫn không nỡ lìa xa tấm thẻ Đảng, dù rằng có thể đối với ông ta, “giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo”? Ông ta tiếc gì nhỉ? Hay ông ta không đủ can đảm để “ra đi” một mình, trong lặng lẽ, mà phải kêu gọi thảm thiết sự hưởng ứng từ các “đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng” khác? Mà quả thực, nếu ông ta lôi kéo được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đảng viên không có tư tưởng phấn đấu vì những mục đích đúng đắn của Đảng CSVN, những người “theo Đảng kiếm ăn”, ra khỏi Đảng, thì thiết nghĩ cả Đảng CSVN và nhân dân Việt Nam sẽ biết ơn ông ấy, và xem như ông ấy đã thanh toán sòng phẳng món nợ của mình. Có điều làm sao mà người ta theo lời ông ta được vì ngay chính mồm ông ta vẫn vừa chửi Đảng vừa lẩm bẩm đếm số thâm niên tuổi Đảng để khoe đó thôi!?

Trong “Chuyện tử tế”, nhà quay phim Đồng Xuân Thuyết khi hấp hối trên giường bệnh đã đọc cho các bạn nghe một đoạn văn trong tác phẩm “Quy luật của muôn đời” của nhà văn Nga Nodar Dumbatze như thế này: “Tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác, nó nặng đến nỗi một người không mang nổi, bởi thế người đời chúng ta, chừng nào còn sống, hãy gắng giúp nhau để cho tâm hồn trở nên bất tử. Ông giúp cho tâm hồn tôi sống mãi, tôi giúp cho người khác, người ấy lại giúp cho người khác nữa và cứ như thế cho đến vô cùng. Sao cho cái chết của từng con người không đẩy chúng ta vào tình trạng cô đơn trong cuộc sống”. Ông Đằng nếu đã đọc sách của ông Thủy, chắc hẳn phải biết câu chuyện này. Vậy thì nếu cần phải “tính sổ” thì đã đến lúc ông Đằng nên tính sổ với chính lương tâm của mình. Có lẽ, ông Đằng nên một lần, cân thử xem tâm hồn mình còn nặng được bao nhiêu vì với những gì ông ấy đã viết ra, có vẻ như “xác phàm” đã nặng hơn tâm hồn nhiều lắm. Điều đó thật là trái lẽ tự nhiên, trái “Quy luật của muôn đời” khi ông ấy đang ở vào cái tuổi “gần đất xa trời”.

Tranh Babui.

Trường hợp ông Đằng cũng có thể coi là một điển hình của việc “buông lỏng kỷ cương” trong quản lý ở nước ta, dẫn đến tình trạng “quan tham dân gian” nhiều như hiện nay. Đối chiếu những hành vi của ông Đằng với điều lệ Đảng CSVN, với 19 điều Đảng viên không được làm theo Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương thì có thể thấy ông ta đã quá dư thừa điều kiện để được khai trừ. Ấy vậy mà không hiểu sao chi bộ nơi ông ta sinh hoạt (hoặc có tên sinh hoạt) vẫn không có động thái gì thể hiện sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng. Phải chăng tính cả nể, tình đồng chí bao năm khiến các vị lãnh đạo chi bộ vẫn cứ phải “vận động” theo kiểu “nếu đ/c Đằng thấy Đảng chật hẹp quá thì xin ra khỏi Đảng”? Nếu vậy thì thật là đáng buồn khi tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đã không vượt qua được tính thỏa hiệp truyền thống của các lão nông quẩn quanh sau lũy tre làng!

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍