[Cập nhật: Sau khi bài viết này được đăng và nhận được sự đồng tình của nhiều bạn đọc, ngày 11/03/2014 báo Lao Động đã lẳng lặng thay đổi hình ảnh bia chủ quyền trên poster nhưng nội dung vẫn không đổi.].
Trên báo Lao Động số 53, ngày 10/03/2014, có đăng bài viết Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, trong đó có nói rằng:
“Đồng chí Đặng Ngọc Tùng – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Ngày 14.3.1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức, 64 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và anh dũng hy sinh.
40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa.
Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội.”.
Những tưởng sau những loạt bài về sự kiện Hoàng Sa – 01/1974 với luận điệu sai trái nhằm rửa mặt cho cái thây ma VNCH, bị dư luận nhân dân phản đối và những người có tâm huyết với lịch sử và sự thật đưa ra những lý luận và dữ liệu thuyết phục để vạch trần bản chất thì những kẻ cơ hội và lều báo sẽ có một chút liêm sỉ để câm lặng một thời gian. Nhưng không. Như những con đỉa dai dẳng đói, chúng chẳng bao giờ chịu ngừng nghỉ cái vòi của mình khi chưa no bụng máu. Lần này, “ăn theo” sự kiện Trường Sa 1988, những kẻ nào đó đã núp dưới bóng của tờ báo Lao Động để lồng vào “lời kêu gọi” những luận điệu quen thuộc như trên.
Tôi không tin rằng ông Đặng Ngọc Tùng – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – lại không phân biệt được sự hy sinh bất khuất của những chiến sỹ HQNDVN ở Gạc Ma với cái chết của những người cầm súng cho giặc ở Hoàng Sa. Bất kỳ ai có tìm hiểu một cách nghiêm túc về sự kiện Hoàng Sa đều thấy rằng:
1. Chẳng có cái gì gọi là “kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo” cả khi mà: 4 tàu to lớn hiện đại với hỏa lực áp đảo của VNCH đã “tưởng bở” khép vòng vây và tấn công phủ đầu 4 con tàu “ghẻ” của Trung Quốc nhưng kết quả là quân ta bắn quân mình và soái hạm HQ-5 kéo theo con tàu mạnh nhất HQ-4 bỏ chạy sang tận Philippine, bỏ mặc 2 đồng đội là HQ-16 “lết” tấm thân tàn về Đà Nẵng và cái xác HQ-10 cùng đám thủy thủ tàu bơ vơ giữa vòng vây tàu Trung Quốc.
2. Chẳng có cái gì gọi là “kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo” khi mà toàn bộ quân đồn trú của VNCH trên các đảo còn lại của Hoàng Sa đều nhanh chóng xuôi tay đầu hàng một cách bình an vô sự và được đưa đi “du lịch” trên đất Trung Quốc, được đối đãi tử tế với cơm ngon và quà lưu niệm khi được trao trả về cho VNCH.
3. Chẳng có cái gì gọi là “kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo” khi mà sau khi ngỡ mình mạnh hơn, ra tay đánh trước nhưng lại bị thiệt thân (vì sự phản phé của”đồng đội”) thì: “Các binh sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) sau khi bị hỏa tiễn của Hải quân Trung Cộng bắn trúng hầm chỉ huy và bị chìm, trong khi đó tàu của Hải quân Trung Cộng đi ngang qua chứng kiến tình trạng này nhưng họ không đến bắt mà bỏ đi như lời khai của các bĩnh sĩ của Hộ tống hạm này, sau khi được cứu vớt và về đến đất liền: “Chúng tôi có thể sắp bị bắt làm tù binh. Tôi ngoắc thủy thủ đoàn trên tàu của Trung Cộng, thủy thủ đoàn cũng ngoắc lại nhưng không đến cứu”.”.
Ngoài ra còn vô số chi tiết chứng tỏ rằng Mỹ ngụy đã dàn cảnh để “bán” Hoàng Sa cho Trung Quốc, theo sự bắt tay của Mỹ và Trung Quốc trước đó (có thể đọc trong loạt bài về Hoàng Sa của chúng tôi). Vậy mà, giờ đây báo Lao Động, Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của một chính thể được dựng xây và gìn giữ bởi bao xương máu của các anh hùng liệt sỹ lại trơ tráo cào bằng giá trị xương máu bằng sự lươn lẹo của ngôn từ: “Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam”. Những người lính trên con tàu Nhật Tảo kia không phải chiến đấu vì Việt Nam mà vì lệnh của Mỹ và của những kẻ bán nước cho đế quốc. Họ ăn lương Mỹ, dùng tàu Mỹ, súng Mỹ để càn quét các vùng duyên hải và canh giữ vùng trời, vùng biển cho Mỹ, ngăn chặn đường tiếp tế trên biển của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Có ai dám chắc rằng bàn tay họ chưa từng nhuốm máu các chiến sỹ giải phóng quân và thậm chí cả những người dân quê hương họ?
Ông Tùng chắc chắn phải biết những điều đó và có nghĩa vụ phải biết. Vậy thì, chúng tôi rất thắc mắc là những lời trên bài báo kia có phải là do ông Tùng nói / viết ra hay là sự lồng ghép của những kẻ tráo trở mang danh nhà báo? Tri ân những anh hùng liệt sỹ là điều cần thiết và là điều Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên nhưng lợi dụng truyền thống cao đẹp này để thực hiện những mưu đồ đen tối, bôi đen lịch sử, xóa nhòa ranh giới thật- giả, tốt – xấu,… là điều phải cực lực lên án. Báo Lao Động tiếc thay lại vô tình (hy vọng là thế) tiếp tay cho những điều như thế. Cũng chính bởi những cái tâm đen đã làm vẩn đục chương trình nên ngay cả cái poster quảng bá cũng thể hiện sự “thô thiển, tăm tối” như sự đánh giá của nhiều người. Thật khó hiểu là tại sao người ta có thể thiết kế và chấp nhận một cái poster với hình ảnh bia chủ quyền Việt Nam bị “đục khoét” nham nhở như vậy. Phải chăng là như lời giải thích của một bạn đọc trên Facebook rằng (đây là) “sản phẩm của những não trạng uất hận, kìm nén, bị ức chế kinh niên”?
Phải chăng vì “u ám” như vậy nên “lời kêu gọi” đã nhanh chóng được sự hưởng ứng phụ họa của các thành phần cơ hội và thần kinh chính trị như Nguyễn Xuân Diện hay sự “trở về từ chiến tranh biên giới phía Bắc” của Đào Tuấn? Nhắc đến Đào Tuấn, chúng tôi lại nhớ đến bài viết “Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet” của anh này, trong đó dẫn lời ông Hồ Quang Lợi – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội – “nêu kinh nghiệm “Tổ chức nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”, từ đó khai sinh ra khái niệm “dư luận viên” mà nhiều người trong chúng tôi được “dán mác” hơn một năm nay mà chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Đây cũng là một bài học cho các lãnh đạo nhà nước khi làm việc với “quyền lực thứ tư”, nhất là khi loại quyền lực này đã và đang bị “kền kền hóa”.
Nguyễn Xuân Diện “múa” phụ họa. |
“Anh hùng liệt sỹ nào hy sinh” ở Hoàng Sa năm 1974 vậy Đào Tuấn? |
Nhìn những gì trong “lời kêu gọi” trên báo Lao Động và những sự kiện mà chúng tôi đã phân tích trước đây, chợt rùng mình khi nghĩ đến chuyện Đảng CSVN luôn kêu gọi nêu cao cảnh giác chống Diễn biến hòa bình nhưng thực tế thì “chất độc” của Diễn biến hòa bình đã lan tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng đó thôi. Dù gì thì chúng tôi vẫn tin rằng những lời lẽ “cào bằng giá trị xương máu” trên tờ Lao Động này không phải do ông Tùng nói ra!
TƯỢNG ĐÀI CAM RANH
Tượng đài Tưởng niệm các quân nhân Liên Xô/Liên bang Nga, Việt Nam hy sinh vì hòa bình ổn định khu vực, cạnh Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, hiện cũng là nơi tưởng niệm các chiến sỹ HQNDVN hy sinh tại Trường Sa năm 1988. Mời các bạn xem một số hình ảnh của nhà báo Thiềm Thừ về đài tưởng niệm này.
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍