Như đã thành một thông lệ, cứ đến những ngày lễ lớn của dân tộc, đặc biệt là các ngày Quốc Khánh, ngày Giải phóng miền Nam, trên các mạng xã hội như Facebook lại ngập tràn màu đỏ quốc kỳ. Lá cờ tổ quốc là một biểu tượng trực quan, rõ ràng, riêng biệt nhất về một đất nước, một dân tộc giữa thế giới bao la này. Đó là niềm tự hào của mọi con người có đủ khả năng nhận thức và tình cảm trong sáng. Vậy mà không ít kẻ, vì những mục đích bệnh hoạn xuất phát từ sự thù hằn mù quáng vẫn không ngừng tìm cách bôi nhọ lá cờ dân tộc ấy. Trong tăm tối, chúng lần mò tìm những cọng lông tơ vương vãi, và rồi rống lên như thể đã bẫy được con voi sự thật. Bao năm nay, chúng cứ ra rả khoe vài ba cọng lông tìm được như một chiến tích kinh thiên động địa mà không biết rằng đang bị người đời nhìn bằng con mắt thương hại thế nào. Chúng thêu dệt lên đủ loại truyền thuyết về nguồn gốc lá quốc kỳ với tất cả sự khát khao chứng minh được Việt Cộng là tay sai của Trung Cộng để cố gạt đi sự thật về bản chất là tay sai ngoại bang của chúng! Nhân dịp tết độc lập này, tôi xin kể vài câu chuyện về những lá cờ. Những điều thiêng liêng gặp hoài nên trở thành bình thường nhưng đến một lúc nào đó chúng ta sẽ ngỡ ngàng khi thấy điều bình thường ấy ẩn chứa nhiều điều thú vị.
1. Trong “tam bảo” (quốc kỳ, quốc ca, quốc huy) của chế độ, quốc kỳ Việt Nam có thân phận lận đận nhất, cho đến bây giờ vẫn chưa xác định chính xác được ai là tác giả đích thực. Một thời gian dài, người ta dựa vào khảo cứu của nhà văn Sơn Tùng và cho rằng ông Nguyễn Hữu Tiến là tác giả của lá quốc kỳ đỏ sao vàng. Nhưng sau đó, Tỉnh ủy Đảng CSVN tại Mỹ Tho đã cho rằng “Lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ Mặt trận, lá cờ Tổ quốc lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ là do Xứ uỷ trực tiếp chỉ đạo. Đồng chí Phan Văn Khoẻ- Bí thư Tỉnh uỷ Mỹ Tho, Xứ uỷ viên đã giao trực tiếp cho đồng chí Lê Quang Sô nghiên cứu thiết kế”.
Như vậy lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu trong khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940). Và ngay từ lần đầu xuất hiện, lá cờ đã phải thấm đẫm máu nhân dân vì sự đàn áp của thực dân Pháp. Đến 19/05/1941, tại Cao Bằng, Bác Hồ đã chọn lá cờ này làm cờ của Mặt trận Việt Minh. Tháng 08 năm 1945, Quốc dân Đại hội tại Tân Trào đã quyết nghị lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca”.
Để làm rõ nguồn gốc lá cờ Bác mang từ nước ngoài về, cũng trong năm 1965, tôi tìm gặp được cụ Đặng Văn Cáp, một nhà nho người Hà Tĩnh, hoạt động cách mạng ở Thái Lan (nhân vật được tái hiện trong tập truyện Con người và con đường, tác giả Sơn Tùng) được Bác phân công theo dõi tin tức qua radio để báo cáo lại cho Người từ năm 1940.
Cụ Đặng Văn Cáp kể hồi ấy ở Quế Lâm, qua radio, biết ở Nam kỳ có khởi nghĩa. Bác lặng đi. Rồi Bác nói: “Dậy non rồi, tổn thất lớn”. Bác lại hỏi: “Trong khởi nghĩa Nam kỳ có gì mới nữa?”. Cụ Cáp báo cáo với Bác, trong khởi nghĩa Nam kỳ lần đầu tiên có cờ đỏ sao vàng.
Bác hỏi: “Sao mấy cánh?”. Cụ Cáp trả lời: “Họ không nói”. Bác lại hỏi: “ Sao vàng ở giữa hay ở góc?”. Cụ Cáp lại trả lời: “Cũng không thấy nói”. Bác lặng đi suy nghĩ. Rồi Bác bảo cụ Cáp ra phố mua cho Bác một tấm vải đỏ… Khi cụ Cáp mua về, Bác đã thửa lá cờ đỏ, sao vàng cắt bằng giấy vàng, có 5 cánh, dán ở giữa.
Từ năm 1955, tôi có duyên gặp và trở thành bạn tri kỷ với nhạc sỹ Văn Cao. Có lần tôi hỏi anh Văn Cao: “Khi viết Tiến quân ca, anh đã nhìn thấy cờ đỏ sao vàng chưa?”. Văn Cao trả lời: “Chưa. Mình tưởng tượng ra chứ chưa hề nhìn thấy”.
Vậy là, có một điều kỳ lạ làm tôi suy nghĩ. Bác Hồ chưa nhìn thấy cờ đỏ sao vàng, chỉ nghe cụ Đặng Văn Cáp báo cáo có cờ đỏ sao vàng trong khởi nghĩa Nam kỳ mà Bác đã thửa ra lá cờ.
Còn nhạc sỹ Văn Cao chưa hề nhìn thấy cờ đỏ sao vàng, nhưng đã viết trong Tiến quân ca: “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước… Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới. Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than”. Dường như ở đây có sự gặp gỡ về mặt tâm linh…
3. Quốc kỳ Việt Nam hiện nay, còn gọi là Cờ đỏ sao vàng, có ngôi sao vàng năm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Năm đỉnh của ngôi sao nằm trên một đường tròn có tâm ở chính giữa lá cờ và bán kính bằng 1/3 chiều rộng (2/9 chiều dài) lá cờ. Lá cờ này thể hiện ý tưởng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Theo nhà văn Sơn Tùng, ông Nguyễn Hữu Tiến có để lại một bài thơ trong đó giải thích ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng như sau:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì Nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng mau lên! Hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh
Quyết đánh tan phát xít Nhật Tây…
Nhưng ý nghĩa thực sự của một lá quốc kỳ là thể hiện sự độc lập, tự do của dân tộc. Nơi nào có lá cờ tổ quốc, nơi đó người Việt Nam độc lập, tự do, bình đẳng với các dân tộc khác.
4. Sau trận đấu bóng Việt Nam – Arsenal, một anh chàng cầu thủ Arsenal đã giắt chiếc áo đấu có biểu tượng quốc kỳ Việt Nam vào “vùng nhạy cảm”. Trong dư luận mạng ảo, bên cạnh các “hòn bấc ném đi” chê trách cầu thủ này không ít “hòn chì ném lại” của các fan Arsenal hay của những kẻ sính ngoại bênh vực anh chàng này. Theo lý lẽ của họ thì “ở Tây như thế là bình thường. Người ta còn lấy quốc kỳ may quần lót”. Các bạn ấy không nói cụ thể là “Tây” nào nhưng tôi cho rằng ý họ nói về Hoa Kỳ. Bởi lẽ, ở các nước Âu châu cả ngàn năm văn hóa, trải qua bao thăng trầm lịch sử, tôi nghĩ họ cũng tôn trọng quốc kỳ của họ chẳng khác gì chúng ta, dù có thể khác ở cách thể hiện. Và nếu giả sử có hiện tượng 1 số người Tây Âu nào đó lấy “quốc kỳ may quần lót” thì cũng không có nghĩa là văn hóa nước họ cho phép điều đó. Nhưng nếu ở nước Mỹ người ta coi việc “may quần lót bằng quốc kỳ” là bình thường thì tôi có thể hiểu được. Ở cái xứ sở “Hợp chúng quốc” ấy, mỗi dân tộc, nhóm dân cư có những nền tảng văn hóa khác nhau và ít có cơ hội cùng đoàn kết nhau vì một mục tiêu lớn lao nào đó, hoặc cùng trải qua thời gian xây dựng đất nước kéo dài. Xét về lịch sử, xã hội, họ như những đứa trẻ con cá tính, được nuông chiều nên khó lòng thấu hiểu được giá trị thiêng liêng của lá quốc kỳ như những dân tộc đã có hàng ngàn năm tạo dựng đất nước bằng máu, mồ hôi và nước mắt.
5. Cờ đỏ sao vàng là cờ của tỉnh Phúc Kiến Trung quốc (1933)???
Bắt đầu từ hình ảnh một lá cờ trên http://www.worldstatesmen.org/China.html từ trước 2005, đám vong bản mãi quốc cầu vinh “lải nhải” về việc quốc kỳ Việt Nam vốn là cờ của tỉnh Phúc Kiến (!?). Sau khi trang web này phát hiện sai sót của mình, gỡ lá cờ đó xuống (tôi cũng chẳng biết lá cờ được đăng lúc đó như thế nào cả) thì chúng lại lu loa rằng “Lá cờ đỏ sao vàng này đã bị lấy ra sau khi Worldstatemen.org bị VC khiếu nại”(!).
Thực ra, chẳng có cái gọi là “cờ của tỉnh Phúc Kiến” mà lá cờ đó là cờ của chính phủ Cách mạng Nhân dân và nước Cộng hoà Trung Hoa (Trung Hoa Cộng hoà quốc, 中華共和國), một chính thể thành lập tại Phúc Kiến, tồn tại trong vòng có 2 tháng (11/1933 – 01/1934). Thực chất đây là một biến cố quân sự trong quân đội của Tưởng Giới Thạch khi Thái Đình Khải và Lý Tế Thâm ly khai khỏi Quốc Dân đảng. Chính phủ Phúc Kiến tuyên bố từ bỏ lá cờ “Thanh thiên bạch nhật” của chính phủ Tưởng Giới Thạch và dựng một quốc kỳ mới, được miêu tả là: nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh lam, ở giữa là ngôi sao năm cánh màu vàng (dĩ thượng hồng hạ lam trung khảm ngũ giác hoàng tinh kỳ vi quốc kỳ). Lá cờ này gần giống như lá cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng khác màu xanh. Hiện nay trang web Worldstatesmen cũng đã cập nhật hình ảnh lá cờ này.
6. Một loại cờ khác của Trung Quốc thường được đám CCCĐ đưa ra làm “nguồn gốc” cho quốc kỳ Việt Nam là lá cờ chúng thấy được trong một bộ phim về Vạn Lý Trường Chinh.
Thật ra có 2 lá cờ tương tự nhau trong giai đoạn 1931 – 1937, cùng là cờ đỏ, ngôi sao trắng lớn cánh mập, ở giữa có biểu tượng búa liềm.
* Loại 1: phổ biến nhất, chính quân kỳ của Hồng quân công nông Trung Quốc. Dòng chữ đen bên trái lá cờ là “Trung Quốc công nông hồng quân”. Từ năm 1949, quân kỳ của quân đội Trung Quốc là lá cờ “bát nhất” (1/8, ngày kỷ niệm thành lập quân giải phóng nhân dân Trung Quốc).
* Loại 2: Lá cờ trong đại hội đại biểu thành lập nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (07/11/1931), một thể chế chính trị do Mao Trạch Đông đứng đầu, tại tỉnh Giang Tô, thủ đô là Thụy Kim. Tháng 12/1935, tên nước đổi thành “Cộng hòa Nhân dân Xô viết Trung Hoa”. Chính quyền này tồn tại đến 1937 thì tự động giải tán khi Đảng cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng để chống Nhật. Trong quá trình tồn tại, quốc kỳ chính thức là lá cờ nền đỏ, bên trên có hình quốc huy. Tuy nhiên, trong điều kiện bấy giờ việc in ấn một lá cờ như vậy quá phức tạp nên trên thực tế, lá cờ trong đại hội đại biểu năm 1931 được sử dụng như một sự thay thế.
|
Quốc kỳ chính thức của Cộng hòa Xô viết Trung Hoa |
|
Lá cờ thay thế, chính là hội kỳ năm 1931. Dòng chữ Hán nghĩa là Trung Hoa tô duy ai cộng hoà quốc. |
7. Một số người thắc mắc vì sao quốc kỳ từ 1945 – 1955 có hình
“ngôi sao mập” (cong) còn về sau lại
“mi nhon” như hiện giờ đang thấy. Thực chất việc thay đổi này là do nhu cầu chuẩn hóa các biểu tượng quốc gia. Có thể thấy, một ngôi sao cong vừa khó vẽ, vừa khó thiết lập tiêu chuẩn cụ thể hơn ngôi sao có các cạnh thẳng. Do đó, ngày 30/11/1955, chủ tịch nước VNDCCH đã ký
sắc lệnh 249/SL, dựa trên quyết định của Quốc hội khóa họp thứ 5, 5/9/1955, về việc sửa đổi Quốc kỳ và Quốc ca. Theo đó:
“những cánh sao vàng từ nay không làm theo đường cong như trước mà làm theo đường thẳng như hình vẽ ở bản Phụ lục số 1”.
Phụ lục số 1 này quy định về hình dáng và màu sắc quốc kỳ như sau:
Cờ hình chữ nhất, nền mầu đỏ tươi, giữa có hình sao vàng năm cánh mầu vàng tươi. Trung tâm của sao đặt đúng trung tâm của cờ, một cánh sao quay thẳng lên phía trên.
Kích thước: Chiều rộng của cờ bằng 2 phần 3 chiều dài. Từ trung tâm A của sao đến đầu một cánh B của sao gần bằng 1 phần 5 chiều dài của cờ.
8. Việc các lá cờ hay các biểu tượng, logo có sự tương đồng là hoàn toàn dễ hiểu. Đặc biệt giữa các nước theo chủ nghĩa xã hội có nhiều điểm chung (màu đỏ của cách mạng, biểu tượng búa liềm của công nông, các ngôi sao dẫn đường) trong khi “quỹ” biểu tượng để thiết kế lại không nhiều. Do đó, trên thế giới có rất nhiều trường hợp các lá cờ giống nhau nhưng chẳng ai hơi đâu đi xoi mói và quy chụp là cờ nước này bắt chước nước kia, hay lố bịch hơn là xem nước này là “thuộc địa” của nước khác chỉ vì lá cờ có nét tương đồng. Đến mỗi con người có 1 bộ ADN riêng biệt mà tự nhiên vẫn “đãng trí” cho ra đời những người giống nhau như đúc đó thôi.
Nếu ý tưởng về lá quốc kỳ của Việt Nam có ảnh hưởng từ một mẫu có trước nào đó thì tôi cho rằng nó chịu sự ảnh hưởng của lá cờ Liên Xô (ngoài búa liềm có ngôi sao viền vàng trên nền cờ đỏ). Biểu tượng ngôi sao đó đã được Nguyễn Ái Quốc đưa vào tờ báo Thanh niên, tờ báo cách mạng đầu tiên của dân tộc, ngay từ năm 1925.
|
Cờ Liên Xô (1923 – 1955) |
|
Một mẫu cờ được cho rằng “không chính thức” của Liên Xô |
|
Biểu tượng ngôi sao trên các số báo Thanh Niên, có từ 1925. |
9. Xét về mọi tiêu chí: ý nghĩa, sự đơn giản, hiệu quả in ấn, sự nổi bật,.. quốc kỳ Việt Nam thực sự là một thiết kế tuyệt vời. Trong gian khó nhưng Cách mạng Việt Nam vẫn cho ra đời những sản phẩm trí tuệ vượt thời gian: quốc kỳ, quốc ca.
Có lẽ vì “vẻ đẹp biểu tượng thuần khiết” ấy, rất nhiều quốc gia, đảng phái, hội nhóm trên thế giới có chung ý tưởng khi chọn lá cờ cho mình.
|
Lá cờ “âm bản” của quốc kỳ Việt Nam này là Hội kỳ của Thanh niên tiền phong, do bác sỹ Phạm Ngọc Thạch làm chủ tịch, hoạt động tại miền Nam năm 1945. Đặc biệt, năm 1967 Nguyễn Văn Thiệu lập ra đảng Dân chủ cũng sử dụng lá cờ vàng sao đỏ này! Lá cờ này ngày nay được quốc đảo Mohéli (Mwali), thuộc Comoros, sử dụng. |
|
Lá cờ “nhái” hoàn toàn quốc kỳ Việt Nam này là cờ của Liên hiệp Thanh niên Cộng sản, thuộc Đảng cộng sản Bồ Đào Nha. Chữ “U.E.C” trên lá cờ là những chữ cái đầu của “União dos Estudantes Comunistas”. |
|
Lá cờ của hãng tàu Braun & Blanchard – Chile (1925) |
|
Kiểu 1: ngôi sao ở giữa nhỏ. |
|
Kiểu 2: ngôi sao lớn màu trắng ở giữa. |
|
Lá cờ nửa trắng nửa đỏ này được 1 phi công Mỹ lấy được trong 1 trận chiến năm 1969, khi máy bay anh ta bay ngang qua cột cờ. Anh chàng phi công này là Harry Oberg, thuộc sư đoàn kỵ binh không vận số 1 (First Air Calvary). |
|
Lá cờ phổ biến nhất được dùng làm Quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cũng có 2 loại “sao mập”, “sao gầy” như quốc kỳ Việt Nam. |
|
Đây là một “dị bản” khá lạ. |
|
“Dị bản” sọc trắng ở giữa này được thấy trong chiến dịch Mậu Thân (1968) tại Huế. Loại này giống cờ của Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam. |
|
Cờ của Burkina – Faso có nguồn gốc từ cờ Cộng hòa miền nam Việt Nam?! |
11. Nếu suy diễn theo kiểu đám CCCĐ đã nói ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng các lá cờ của các đảng phái hoạt động tại miền Nam Việt Nam trước 1975 như Đại Việt Quốc dân đảng, Tân Đại Việt đảng, Đại Việt cách mạng đảng đều có nguồn gốc từ … quốc kỳ CHDCND Triều Tiên.
Nếu nhìn ra thế giới bằng cái “tư duy” của các vị CCCĐ, sẽ có khối chuyện “tình ngay lý gian” và những vụ kiện tụng “bản quyền” không có hồi kết.
|
Ba nước này, ai là “thuộc địa” của ai? |
Ngoài ra còn rất nhiều “biến tấu” khác …
|
Chóng mặt chưa? |
© Đạo Sĩ Chăn Gà
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍
nếu nói lá cờ có điểm tương giống nhau là ăn cắp của nhau hay là thuộc địa thì hâm quá.Nga và pháp thuộc địa nhau hổi nào đối đầu nhau trong chiến tranh thì ăn cắp làm gì mà cờ vẫn giống nhau đấy thôi,theo mình nghĩ cờ việt nam mang âm hưởng chung của xã hội chủ nghĩa là màu đỏ của cách mạng búa liềm của công nông và ngôi sao năm cánh đại diện cho 5 giai cấp cùng chung lại nôm na là thế,dù sao vần thế cờ nước mình đẹp giản dị mà đặcbiệt y như người việt nam vậy
Tóm lại là muốn biết lá cờ của nước này có phải bắt chước cờ nước kia (để từ đó kết luận quốc gia này có phải thuộc địa hay tay sai hay từng là thuộc địa, tay sai của quốc gia kia) không thì phải dựa vào nguồn gốc xuất xứ và hoàn cảnh lịch sử ra đời của các quốc gia và những lá cờ ấy chứ không phải chỉ nhìn cái bề ngoài, hình thức các lá cờ giống nhau hay gần giống nhau mà có thể kết luận được. Kết luận kiểu đó là quá hàm hồ và phi lý.
P/S: Còn về lịch sử lá cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam không? Mình nghĩ lúc nào đó Thanh Tùng nên viết thêm một bài về đề tài này nữa cho đủ bộ. 🙂 Mình lên mạng thấy có mấy tay chống Cộng cực đoan còn không phân biệt nổi đâu là cờ Đảng, đâu là cờ Tổ quốc nữa. Họ gọi cờ đỏ sao vàng là cờ Việt Cộng mới khôi hài chứ. =))
Nhân đọc bài này tôi được biết là ngôi nhà mà tôi đang ở ngày 16/8/1945 mà ông nội tôi cùng anh em kéo lên để hôm sau giành chính quyền phủ Trực ninh tỉnh Nam định thắng lợi là lá Cờ Đỏ Sao Vàng.Về hình dáng cờ và sao thì không biết thế nào,còn về lá Cờ Búa Liềm được người nhà ông Vũ Văn Giáo cắm trên cây gạo Cầu cao đầu là hình Đuôi nheo.Đối với tôi thì lá Cờ Đỏ Sao Vàng rất là thiêng liêng bởi vì nó cũng đã nhuộm thêm máu đỏ của ông nội tôi để bảo vệ nền Độc lập non trẻ.Oái ăm thay,xót xa thay là lá Cờ Đỏ Sao Vàng từ ngày đó đến nay nó vẫn chưa được thượng cờ lần thứ 2. Xót xa.
Yù woéo khom! :))
(h) (h)
bài viết này rất hay ,đạp toan toàn bộ luận điệu bôi nhọ lá cờ VN
em sao chép lại nhé
Đúng rồi anh, để em thêm vào bài viết 😀
Đảng Dân chủ của Nguyễn Văn Thiệu có đảng kỳ là cờ vàng sao đỏ (âm bản của cờ đỏ sao vàng) :d http://fddinh.blogspot.com/2011/12/chuyen-ve-la-co.html