Lời nói đầu

Tôi bắt tay vào việc viết blog chính luận với một sở thích “quái gở” là tìm đọc những bài viết chống phá chế độ chính trị và CN Marx – Lê của các vị “giáo sư – tiến sĩ cấp tiến” để phản bác lại. Thời đó, các đối tượng ưa thích của tôi là TS Nguyễn Quang A, PGS (nhưng tự xưng GS) Tương Lai cùng các bô lão của nhóm “bô-xít”. Thời gian qua đi, khả năng lý luận của các vị ấy ngày càng lụn bại còn sự múa may tác oai tác quái càng thăng hoa, điển hình là những trò lố của Nguyễn Quang A ở bờ hồ Hà Nội. Rồi tôi biết đến cái tên Nguyễn Văn Tuấn, một giáo sư Việt kiều Úc, được cho là rất nổi tiếng trong giới học thuật (y học) ở Việt Nam và đặc biệt là có một cái blog cũng rất đình đám. Thời gian đầu, tôi có “giao lưu” với ông ta một bài về đề tài lúa gạo, nhưng sau đó đọc những bài viết khác trên blog của ông ta về những vấn đề chính trị – xã hội khác, tôi cảm giác “chán chẳng muốn nói” nên không quan tâm nữa. Đúng ra thì tôi thường khá “mẫn cảm” đối với những người ăn nói kiểu “đao to búa lớn”, dân dã gọi là “nổ”. Sau này có bạn trên facebook hỏi tôi về ông này, tôi bảo là tôi không biết rõ về chuyên môn thực sự của ông ta nhưng nếu nói về các vấn đề chính trị – xã hội thì với những gì ông ta thể hiện trên blog của mình, tôi xem đó chỉ là tư duy của “anh rửa chén” (được giới thiệu trên wikipedia là một trong những công việc đầu tiên của ông này khi qua Úc). Thế là ngay lập tức có một số người hâm mộ của ông ấy vào “ném đá” tôi tới tấp (hi…hi…). Gần đây, anh bạn trên facebook lại nhắn tin cho tôi nói giới học thuật Việt Nam đang ồn ào về việc GS Nguyễn Văn Tuấn về việc “đạo văn” và “khai man bằng cấp” của ông ta, tôi mới quay lại tìm hiểu vấn đề này. Tiếc rằng, ông “giáo sư” Việt kiều đã đóng blog và tài khoản facebook, rút lui không kèn không trống khỏi chốn mạng ảo. Tuy vậy tôi sẽ tổng hợp lại các thông tin chung quanh sự kiện này để các bạn cùng tham khảo. Loạt bài này dự kiến sẽ gồm 3 phần về:
1 – Lý luận đáng ngờ của Ông Nguyễn Văn Tuấn ủng hộ Đại học Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư!
2 – Một Nguyễn Văn Tuấn đạo văn
3 – Một Nguyễn Văn Tuấn khai man bằng cấp

Trước tiên, mời các bạn tham khảo bài viết “Lý luận đáng ngờ của ông Nguyễn Văn Tuấn ủng hộ Đại học Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư!” của tác giả Kiều Phong có trước khi vụ lùm xùm của Nguyễn Văn Tuấn được khui ra.

***
“Nói “tương đồng” thì có vẻ oai, chứ Tàu nó chỉ xem Việt Nam chỉ là một phiên bản của họ. Chính vì thế mà các quan chức Tàu có thể hống hách và ngổ ngáo trong các tuyên bố như là lời phán của cha mẹ dành cho con. Việt Nam có vùng vẫy hay suy nghĩ gì thì Tàu cũng đoán trước được, vì Việt Nam chỉ học từ Tàu thôi, và đâu có thầy nào (nhất là thầy Tàu) mà dạy cho trò 100% sở trường. Sự lệ thuộc ngoại bang nó ghê gớm ở chỗ làm cho dân tộc không còn tự chủ và độc lập trong suy nghĩ, và người ngoài nhìn vào với ánh mắt khinh thường.” (Nguyễn Văn Tuấn – Một bản sao của Tàu)

Lý luận đáng ngờ của ông Nguyễn Văn Tuấn ủng hộ Đại học Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư!

Câu chuyện đại học Tôn Đức Thắng tự phong chức danh giáo sư đang làm xôn xao hệ thống đại học Việt Nam. Khi cả xã hội lên án hành động có phần tùy tiện này, vẫn có những cây bút cố gắng vận động trong vô vọng để chứng minh hiệu trưởng Lê Vinh Danh không lạm quyền. Một trong số đó là ông Nguyễn Văn Tuấn, đương kim cố vấn cao cấp, người bạn thân thiết của hiệu trưởng trường này.

Ông Nguyễn Văn Tuấn có phải là giáo sư?

Ông Nguyễn Văn Tuấn, được đông đảo mọi người biết đến với danh xưng giáo sư y khoa hiện công tác tại Đại học New South Wales ở Australia (UNSW Medicine). Có một điều bất ổn ở đây, đó là sở làm việc của ông Nguyễn Văn Tuấn là Garvan không hề được coi là một school (trường) hay institute (viện) của đại học UNSW . Trung tâm Garvan chỉ được coi là nơi cộng tác (associated) với đại học New South Wales mà thôi. Chính quyền tiểu bang New South Wales đã cấm trung tâm Garvan không được dùng domain của trường đại học UNSW- unsw.edu, hơn thế còn yêu cầu trung tâm này hoạt động độc lập, thành tích (performance) của Garvan không được tính vào performance của đại học UNSW. Chức danh giáo sư y khoa của UNSW ( professor of medicine, được công nhận bởi khoa của faculty of medicine ) là thứ ông Nguyễn Văn Tuấn chưa từng có. Ông Tuấn chỉ làm việc ở Garvan với chức danh Principal Research Fellow ( tạm dịch là nghiên cứu viên trưởng), Level D (associate professor- phó giáo sư), không phải Level E (professor- giáo sư). Do thiếu tính chính danh, ông Nguyễn Văn Tuấn không thể xin được chức danh giáo sư thỉnh giảng (visiting) tại các trường y khoa như đại học Y Hà Nội, Y Thái Bình hay Y Huế. Vậy mà, một trường đại học không đào tạo ngành y như trường đại học Tôn Đức Thắng lại mời ông về làm giáo sư cố vấn. Sẽ chẳng có ai muốn lôi chuyện này ra trước công luận vì lâu nay ông Nguyễn Văn Tuấn là một người viết bài phê phán những bất công của chế độ. Nhưng sau khi Nguyễn Văn Tuấn có dấu hiệu cổ xúy đại học Tôn Đức Thắng tự phong chức giáo sư, các nhà khoa học ôn hòa nhất nhận thấy rằng đến lúc cần bàn về tư cách của con người vô cùng năng động và bí ẩn này.

Vì sao có sự thân thiết quá mức giữa Nguyễn Văn Tuấn và Lê Vinh Danh. Những phân tích trên hướng đến một giả thuyết không phải là vô lý: Khi đại học Tôn Đức Thắng có thể tùy ý phong giáo sư thì biết đâu trường này sẽ mở thêm khoa y và cố vấn Nguyễn Văn Tuấn sẽ đàng hoàng tới dạy, rồi sau một vài năm đàng hoàng lấy chức giáo sư, thứ mà ông không có được sau bao năm lăn lộn ở xứ người. Xin lưu ý, đó là một giả thuyết. Chúng tôi không muốn dùng việc bác bỏ danh hiệu giáo sư khống của ông Nguyễn Văn Tuấn ở phần này để làm bằng chứng bác bỏ những lập luận của ông ở phần ngay sau đây:

Bài đăng đầy nghi vấn trên blog cá nhân.

Ngày 21.09.2015, ông Nguyễn Văn Tuấn đã đăng bài Thử giải đáp những ngộ nhận về đại học bổ nhiệm giáo sư trên trang blog cá nhân với những lập luận ủng hộ đại học Tôn Đức Thắng phá lệ làng tự phong giáo sư. Rất nhanh, chưa đầy một ngày sau, ngày 22.09.2015, hiệu trưởng Lê Vinh Danh trích dẫn nguyên văn bài đăng và gửi đến tập thể giảng viên trường này trong một lá thư . Nguyễn Văn Tuấn đã tung ra những lập luận mâu thuẫn trong phần chữ màu đỏ, chúng tôi tóm lược ý kiến phản biện trong phần xen kẽ vỡi chữ màu đen để bạn đọc tiện theo dõi:

Ông Tuấn lý luận rằng ĐH TĐT có những tiêu chuẩn cứng về số bài báo khoa học quốc tế (ISI), chất lượng tập san, và trích dẫn; Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (gọi tắt là HĐNN) không xem xét đến trích dẫn và chất lượng nghiên cứu. Bộ tiêu chuẩn của ĐHTĐT được tham khảo từ các đại học Mĩ và Úc, và những công trình nghiên cứu về scientometrics (trắc lượng khoa học), nhưng bộ tiêu chuẩn của HĐNN thì không rõ từ đâu.

Nhận xét: Bộ tiêu chuẩn của HĐNN không rõ từ đâu là đúng. Nhưng có gì làm tin cho sự trung thực của trường ĐH TĐT, khi Việt Nam chưa có những bộ lọc tích trung thực của một công trình khi cho nó ra quốc tế ? Trắc lượng khoa học cũng có thể là sai lầm, phong giáo sư cần có yếu tố nữa nên học tập tại các nước Âu-Mỹ là ứng cử viên phải đào tạo ra ít nhất 3 vài tiến sĩ khoa học, còn việc đăng tải lên một tạp chí quốc tế chưa đủ để chứng minh thành tích của một người, khi mà nạn mua bán công trình diễn ra không phanh như ở Việt Nam.

‘Bổ nhiệm chức vụ giáo sư là vấn đề của trường đại học, là chuyện liên quan đến học thuật, chứ không liên quan đến luật pháp.’

Nhận xét: Các trường đại học ở Việt Nam đầy rẫy tệ nạn, bổ nhiệm chức vụ giáo sư đòi hỏi sự cẩn trọng của cả đất nước. Ông Tuấn nói là không liên quan đến luật pháp là sai lầm, vì luật pháp sinh ra để điều chỉnh các hành vi trong xã hội, bao gồm hành vi ở các trường đại học.

Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ trao quyền tự chủ cho ĐH TĐT, có ghi rõ rằng ĐHTĐT có quyền “*tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm nhân sự là cán bộ quản lí, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, viên chức*.” Như vậy, “TDTU, thì có quyền bổ nhiệm giảng viên, giáo sư vì đó là quyền được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.”

Nhận xét: Thủ tướng cho đại học Tôn Đức Thắng quyền, nhưng không nói đó là toàn quyền. Đại học Tôn Đức Thắng không thể tuỳ tiện khi xử dụng quyền này. Quyền phải đi đôi với trách nhiệm. ĐH TĐT phải có trách nhiệm khai báo với bộ GD&ĐT qui chế bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu chung cho tất cả các trường với chế độ bình duyệt của một ban kiểm định có trình độ cấp cao và tinh thần vô tư với thành phần độc lập với nhà trường. Bộ GD&ĐT không thể đứng ngoài và sẽ theo dỏi kiểm tra quá trình bổ nhiệm để đảm bảo tính hợp lệ. Trong giai đoạn bộ chưa triển khai đồng bộ quyền tự trị đại học, chưa có qui trình cho động tác quan trọng đặc biệt là bổ nhiệm PGS và GS thì ĐH TĐT thắng không thể đi tiên phong bổ nhiệm người của mình một cách vô trách nhiệm được!

Từ “viên chức” trong quyết định chưa hề được diễn dịch, vậy nên việc ĐH TĐT cố tình hiểu “viên chức” bao gồm “giáo sư” là hành động của một cơ quan nhà nước đang tìm kẽ hở trong giai đoạn quá độ để tự tung tự tác là không thể chấp nhận được.

Qui trình phong chức danh giáo sư của HĐNN rất lạc hậu, do đó nhiều giáo sư không thật sự chất lượng. Trong khi đó các đại học thiếu giáo sư nên phải giao về cho đại học.

Nhận xét: Đại học tốt nhất là đại học quốc gia Hà Nội đứng hàng chót trong top 200 đại học châu Á và còn chưa lọt nổi vào top 500 đại học thế giới. Uy tín của các đại học ở Việt Nam còn rất thấp, do đó sẽ là một động tác ngạo mạn để một trường đại học ở Việt Nam như TĐT tự phong chức danh giáo sư.

Sau khi ĐHTĐT lên tiếng, đã có nhiều giáo sư ủng hộ việc trao quyền bổ nhiệm giáo sư cho đại học.

Nhận xét: Các giáo sư hay chuyên gia ý thức rằng việc phong hàm PGS, GS mà không gắn bó đến công việc giảng dạy hay nghiên cứu khoa học tại các trường như hiện này là không phù hợp nữa. Họ đồng loại ủng hộ hướng đổi mới giao quyền bổ nhiệm cho các trường bắt đầu bằng những trường có đông đảo giảng viên có chất lượng với qui chế thống nhất cho cả nước. Đó là xu hướng tiến bộ cần thiết cho việc cải tổ đại học đang được chính phủ phát động.

Tuy nhiên có lẽ trừ ông Nguyễn Văn Tuấn, không có giáo sư nào đi ủng hộ việc tự bổ nhiệm chức giáo sư mà lý lịch khoa học của đương sự chưa đạt yêu cầu, hai lần trượt chức danh PGS như ông Lê Vinh Danh. Đăng đàn lung tung cổ vũ cho nước cờ tiên phong tuỳ tiện của ĐH TĐT mà bỏ qua không phê phán hành động phản học thuật của ông Lê Vinh Danh là một thái độ đáng chê trách, không xứng đáng với một người tự cho mình vai trò chuyên gia quốc tế, đi rao giảng không ngừng nghĩ về tác phong học thuật!

Những nhận định phản đối ĐH TĐT chưa đủ tư cách để bổ nhiệm giáo sư là những nhận định mù mờ, chủ quan, và thiếu cơ sở khi không định nghĩa được tư cách đó là gì.

Nhận xét: Khi không ai định nghĩa được tư cách đó là gì, vậy tại sao ông Tuấn hết lòng ủng hộ TĐT lại vội vàng tự cho rằng mình có đủ tư cách để phong giáo sư – một việc nếu được triển khai một cách vô tổ chức sẽ ảnh hưởng đến sinh mệnh học thuật của cả đất nước ?

Ông Tuấn nêu ra con số 90% sinh viên TDTU có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp. Tổ chức xếp hạng đại học quốc tế QS đánh giá điểm phục vụ sinh viên của TDTU là 5/5 sao. Có trường đại học nào (ngoại trừ TDTU và FPT) dám dùng đánh giá độc lập của cơ quan nước ngoài như QS?

Khi ông Tuấn đưa ra con số 9)%, ông không nhắc đến bất cứ một mẩu thống kê nào có tính chất khoa học. Con số lấy từ đâu, khảo sát năm nào qua chiến dịch thăm dò nào. Tôi thành thật thất vọng khi tôi biết ông Tuấn là một chuyên gia dùng phương pháp thống kê trong nghiên cứu về sức khoẻ tại Garvan. Tại sao ông Tuấn lại hy sinh tính chuyên nghiệp của mình để “ra tay nghĩa hiệp” cứu TĐT một cách vội vã và vụng về như vậy?

Ở đây tôi thấy cần nhắc lại lời bình của GS Trẩn Hữu Dũng một GS Việt kiều tại Mỹ đã đưa lên chuyên sang điện tử Viet-Studies: “Tổ chức xếp hạng đại học quốc tế QS là cái gì đây”!

Tổ chức này có đáng tin không, khi mà kết quả các cuộc khảo sát phải có thù lao? Xếp hạng QS liệu có định nghĩa về thất nghiệp, việc làm tốt hay việc làm xấu đúng với Việt Nam, một đất nước công bố 1,83% dân số thất nghiệp nhưng người đi bán vé số đầy đường. Vậy, giao cho đại học TĐT tự phong giáo sư khác gì đưa dao kiếm cho đứa con nít sử dụng? Người Pháp vẫn sử dụng câu danh ngôn rằng “đứa con nít khỏe mạnh thường là đứa con nít bạo tàn”. Một đứa con nít lớn về số lượng nhưng yếu về chất lượng như Tôn Đức Thắng, khi được sổ lồng thì không biết sẽ gây ra hậu quả gì cho xã hội.

Ông Tuấn nêu ra ví dụ rằng các trường cao đẳng cộng đồng ở Mĩ có tư cách bổ nhiệm giáo sư, dù các trường này không có nghiên cứu khoa học mà chỉ thuần tuý đào tạo.

Nhận xét: Ai cũng biết tại Mỹ đại học có thượng vàng và hạ cám. Các trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ có cái có chất lượng có cái không. Ta biết có nhiều trường “đại học” ma hay dỏm tại Mỹ đã làm ăn, bán bằng tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Các ngài “giáo sư” của các trường này cũng chỉ là dỏm, là ma. Chẳng nhẽ ông Tuấn lại xúi Việt Nam thoải mái đi theo xu hướng này.

Đổi mới theo hướng giao quyền tự trị cho các trường đại học trong đó có quyền bổ nhiệm các giáo sư với chức năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cần phải học hỏi cách làm hiện đại phổ biến tại các đại học nghiêm túc tại Mỹ, tại đại bộ phận các đại học tại Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Úc… Việc bổ nhiệm này phải luôn luôn thực thi một cách công khai có sự kiểm tra của một cơ cấu kiểm định với các qui chế và tiêu chí chung cho cả nước.

Khi ông Tuấn cổ vũ cho việc bổ nhiệm tư do thả lỏng theo kiểu ông Lê Vinh danh đã tự phong cho mình như ai cũng được biết ông Tuấn đang tuyên truyền cho khả năng đi xuống trong giai đoạn cải tổ đại học hiện nay. Thả lỏng tự do kiểu này thì ai cũng sẽ trở thành giáo sư đại học và không sớm thì chầy đại học mà ông đang là cố vấn cao cấp sẽ thương mại hoá việc bổ nhiệm giáo sư…

Ông Tuấn trưng ra một loạt thành tích nghiên cứu khoa học để chứng minh rằng ĐH TĐT vượt trội, về số công bố quốc tế, về số bằng sáng chế do USPTO cấp, số lượng labo nghiên cứu do nhiều giáo sư hàng đầu thế giới lãnh đạo, số vốn đầu tư nghiên cứu khoa học, và số công trình được công bố trên những tập san số 1 trong chuyên ngành quốc tế. Sang trọng hơn nữa, là số cố vấn hàng đầu từ nước ngoài. Ông Tuấn khẳng định đó là những chứng cứ cho thấy ĐH TĐT thừa tư cách khoa học để bổ nhiệm giáo sư.

Nhận xét: Thứ nhất , các giáo sư nói tới ở đây không phải là giảng viên cơ hữu của trường, mà phần lớn chỉ là những người thỉnh giảng, không gắn bó lâu dài với nền đào tạo ở TĐT. ĐH TĐT có nhiều giáo sư xây dựng hình ảnh cho trường, theo kiểu đến rồi đi, nhưng có bao nhiêu giáo sư là giáo sư thường xuyên liên tục? Tại Việt Nam, đã có tình trạng các trường mua chuộc các nhà khoa học đứng tên trường mình rồi gửi đến các tạp chí quốc tế để mua danh tiếng.

Tôi cũng nhắc nhở ông Tuấn là vì áp lực thành tích kiểu mới, gia tăng số lượng các công bố khoa học mà một hiện tượng tiêu cực mới đang hiện hành: Công bố các bài khoa học nguỵ tạo, công bố nhiều nơi một nội dung khoa học tự sao chép. Hình như ông Tuấn chưa biết là sự việc này đã xảy ra chỉ mới đây thôi cho một thành viên nhà khoa học của ĐH TĐT!

Tôi cũng xin hỏi ông Tuấn là hai chủ nhân hai bằng sáng chế mà ông nhấc đến với lòng tự hào có phải là thành viên cơ hữu của ĐH TĐT không? Nếu không thì có phải vì đã chi tiền cho việc đóng phí xin bằng phát minh mà có không?

Lần nữa ta thấy ngay sự vượt trội mà ông nói đến có nội dung giả tạo đáng ngờ.

Phải có thẩm định nghiêm túc ông Tuấn ạ. Không thể tự tung tự tác, tự khoe mà thành sự thật đâu âu nhé !

Ông Tuấn cho rằng Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (gọi tắt là HĐNN) không giữ bản quyền danh xưng “giáo sư”. Danh xưng “giáo sư” không phải do HĐNN sáng chế ra, không ai làm chủ danh từ đó cả. Do đó, nói rằng TDTU (hay bất cứ đại học nào) không lợi dụng danh xưng của HĐNN, vì các trường ở Mỹ cũng dùng từ professor.

Nhận xét: Ở Mỹ, nghề sư phạm hay nghiên cứu bình đẳng như các nghề khác, danh xưng giáo sư không ảnh hưởng đến cách đối xử giữa con người với con người. Nhưng đối với một dân tộc bỗng dưng háo danh như Việt Nam ngày nay, thả nổi việc sử dụng danh từ “ giáo sư- professor” sẽ tiếp tay cho bất bình đẳng trong xã hội, nạn mua bán danh vọng vốn khó kiểm soát sẽ càng trầm trọng.

Ông Tuấn còn cho rằng “ Qui trình bổ nhiệm giáo sư của ĐH TĐT là dựa vào bình duyệt từ các giáo sư, chứ không phải chỉ nội bộ tự phong. Hồ sơ của ứng viên sẽ được xem xét, và nếu đạt, gửi cho một số giáo sư ngoài trường, kể cả giáo sư nước ngoài, bình duyệt. Qui trình của ĐH TĐT cũng giống như bất cứ qui trình của đại học nào ở các nước tiên tiến và trong vùng ASEAN.”

Hay lắm nhưng xin GS Tuấn cho biết qui trình đã bổ nhiệm ông hiệu trưởng Lê Vinh Danh đã dựa trên một hội đồng gồm những ai? Hội đồng này có đủ tư cách và trình độ như ông nói không?

Tại sao phải áp dụng qui trình mà ông nói đến cho người khác mà lại không áp dụng cho chính ông hiệu trưởng, người lẽ ra phải làm gương cho các giảng viên khác?

Ngay việc thực thi đầu tiên đã sai trái thì còn ai có thể tin tưởng ở việc áp dụng qui trình sau này?

Thưa GS Tuấn, nói phải song hành với làm.

Là người sinh sống tại Úc hẳn ông biết việc này.

Tại sao ông không đem về Việt Nam cái phong thái nghiêm túc văn mình mà đi cổ động cho một hướng đi đầy bất trắc, ngay từ đầu đầu đã lộ ra cái sai trái?

Ngày nào mà GS Tuấn chưa khuyến cáo ông Lê Vinh Danh từ bỏ danh vị giáo sư tự phong hiện có thì ngày ấy những bài viết, bài phỏng vấn của GS Nguyễn Văn Tuần đều mang màu sắc thiếu trung thực, phản học thuật, thứ màu sắc gọi là tiêu biểu Lê Vinh Danh, nói một đàng làm một ngả…

Ngày ấy GS Tuấn chưa xứng đáng là cố vấn cao cấp của một trường công lập tại Việt Nam!

Ngày ấy tất cả những rao giảng của GS Nguyễn Văn Tuần sẽ còn rất đáng ngờ!

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍