Loạt bài “Chiến lược viết bài văn khoa học rõ ràng”
Ông Nguyễn Văn Tuấn khẳng định bài viết là từ kinh nghiệm của chính ông ta |
Facebooker Vu Thi Phuong Anh, một giảng viên ĐH KHXH&NV TPHCM, đã phát hiện ra rằng “một loạt 3 bài viết có tựa là “Chiến lược viết bài văn khoa học rõ ràng” được đăng lên từ năm 2014, với lời giới thiệu rằng “Ở đây, tôi sẽ lấy kinh nghiệm của chính mình (là người duyệt và biên tập bài báo) cộng với sách vở để đưa ra một số “chiến lược” mà tôi hi vọng sẽ giúp các bạn trong việc viết một bài báo khoa học cho đạt.”” trên blog của ông Tuấn thực ra là “đều lấy từ cùng một phần của một cuốn sách có tựa là Grant Application Writers’ Handbook của tác giả Laine Reif-Lehrer do nhà Jones and Barlett xuất bản năm 2005 (fourth edition, là bản mà tôi có trong tay). Cả loạt 3 bài đó đều là của tác giả ngoại quốc (đã nêu), ông NVT chỉ làm công việc dịch hoặc diễn nghĩa nó ra, thêm thắt vài lời cảm thán cho dí dỏm, còn từ tựa đề, đến cấu trúc bài viết, và tất cả mọi ví dụ minh họa, đều là của tác giả bản tiếng Anh hết thảy” và “…Cụ thể là phần viết về Strategies for achieving clarity and brevity in your writing (từ cuối trang 190 đến hết trang 200, tổng cộng hơn 10 trang), và lấy ngay từ cái tựa làm tựa của loạt bài trên blog, đến cấu trúc, ý tưởng, và tất tần tật mọi ví dụ!!!!”.
Theo facebooker này thì “Sau một số năm đi lại, tổ chức các seminar ở VN, ông giáo sư đã cho tập hợp những bài viết tản mạn trên blog như thế của ông để in thành sách, và ông tiếp tục giới thiệu chúng cho đồng nghiệp, cho các học viên và khuyến khích họ mua để đọc, để tham khảo như những cẩm nang dành cho người làm khoa học. Rất tốt, vì nó đáp ứng một nhu cầu có thật ở VN mà chưa có nhiều người đáp ứng.” nhưng “Hóa ra, đối với ông NVT thì lấy ý tưởng của người khác làm của mình, thậm chí còn lòe, còn nổ về điều đó như những bằng chứng về năng lực siêu việt của mình, là điều ông ấy làm thường xuyên lắm thì phải.”
Một số so sánh giữa tác phẩm gốc bằng tiếng Anh & “tác phẩm” của ông GS Việt kiều.
Bài “Mười nguyên lí để tăng khả năng công bố bài báo khoa học”
Trong bài này, như nhiều bài bị tố đạo văn khác, ông Tuấn trình bày “Trước đây, tôi có viết một loạt bài chỉ ra những lí do tại sao một bài báo khoa học bị từ chối. Nay tôi xin trình bày 10 nguyên tắc để nâng cao xác suất bài báo khoa học được công bố trên các tập san quốc tế. Bài này dựa vào kinh nghiệm cá nhân (trong các tập san y khoa) là phần lớn, nên có thể những nguyên tắc này không hẳn áp dụng cho các ngành khác”. Tuy nhiên, thực chất bài viết này của ông Tuấn là “đạo” lại bài tiểu luận “Ten principles to Improve the Likelihood of Publication of a Scientific Manuscript” của tác giả James M. Provenzale.
Sách “Từ nghiên cứu đến công bố: Kỹ năng mềm cho nhà khoa học”
Đây là một trong những cuốn sách của ông Tuấn, tập hợp từ những bài trên blog của ông ta, do nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, tái bản năm 2013. Trong cuốn này, có thể dễ dàng tìm ra nội dung cuốn sách được “xào nấu” từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như trang 438 – 439 trong sách này được “đạo” từ trang 33 – 34 của sách Mastering Scientific and Medical Writing: A Self-help Guide (tác giả: Silvia M. Rogers).
So sánh nội dung 2 cuốn sách |
Như so sánh ở hình trên, có thể thấy ông Tuấn đã “chuyển ngữ” gần như toàn bộ nội dung của sách ngoại văn. Thậm chí, trong ví dụ “The clinical center was responsible for recruiting the patients, monitoring the trial, and analyzing the data”, ông ta còn trí trá thay đổi chủ ngữ “The department” trong nguyên mẫu thành “The clinical center”. Không rõ là ông ta muốn thể hiện sự “sáng tạo” của mình hay tìm cách lẩn trốn những người cắc cớ tìm tài liệu đối chiếu trên google. Một ví dụ khác là trang 85 của sách được “đạo” từ tài liệu WRITING A BIOLOGICAL RESEARCH PAPER của Wade B. Worthen. Ngoài ra, chắc chắn còn rất rất nhiều những phần đạo văn tương tự trong cuốn sách này đang chờ các bạn “khai phá”.
Đạo văn nhưng vẫn bị chê về … văn
Bên cạnh bị tố về hành loạt hành vi đạo văn của các tác giả nước ngoài, ông Tuấn còn bị không ít các vị trí thức trên facebook chỉ ra những lỗi về dịch thuật, thậm chí có những từ được ông ta chuyển ngữ một cách sai lệch nghĩa hoàn toàn. Mời các bạn xem một số “đánh giá” dưới đây.
“Giáo sư Việt kiều” đạo văn nhưng còn làm sai lệch ý nghĩa của câu văn. |
Một ví dụ về tài “chém gió” vô căn cứ của “giáo sư”! |
Phản ứng của “giáo sư” Tuấn
Như đã viết ở phần trước, sau khi được facebooker Hung Nguyen nhắc nhở về việc chôm chỉa bài viết từ một tác giả người Brazil, ông Tuấn đã chặn (block) facebooker Hung Nguyen và lẳng lặng sửa lại bài viết.
“Giáo sư” Tuấn âm thầm sửa lại bài viết… |
“Phản ứng” này của ông Tuấn được một người bạn của ông ta giải thích như sau: “Cái vụ này tôi chán như con gián. Anh Nguyễn Văn Tuấn không thích ai phản biện là đúng rồi. Tôi chơi với anh ấy mấy chục năm nay; bạn bè gặp nhau ở Sydney hay Hà Nội đều tay bắt mặt mừng; thế mà đôi khi thấy anh ấy nói không đúng tôi nhận xét thì anh ấy block tôi ngay. Kể ra anh ấy block tôi rất mừng vì hiểu được tình nghĩa của nhau thực sự ra sao. Tuy vậy, đưa nhau ra moi móc như thế này có hay không? Tôi nghĩ nếu không nhất trí về quan điểm, ta tranh luận về quan điểm. Moi móc nhau làm gì? Ai được ai mất cái gì đây?”. Bác trí thức này phát biểu một câu hơi bị tréo ngoeo bởi ông Tuấn “không thích ai phản biện là đúng rồi” và “khi thấy anh ấy nói không đúng tôi nhận xét thì anh ấy block tôi ngay” nhưng lại đề nghị người khác “nếu không nhất trí về quan điểm, ta tranh luận về quan điểm”!
“Nguyễn Văn Tuấn không thích ai phản biện”, “thấy anh ấy nói không đúng tôi nhận xét thì anh ấy block tôi ngay” |
Thậm chí, ông giáo sư còn viết một note (ghi chép) khá dài trên facebook (https://www.facebook.com/drtuanvnguyen/posts/1557490997897354) để chống chế về việc ông bị tố đạo văn. Mời các bạn tham khảo dưới đây.
Đạo văn?
Tôi lại trở thành một đối tượng bị tấn công trong không gian mạng. Lần này, có người vu cáo rằng tôi đạo văn trong những bài hướng dẫn về cách viết bài báo khoa học. Tôi có thể khẳng định rằng tôi không hề đạo văn ai cả, nhưng tôi xin giải thích để bạn đọc an tâm.
Cách đây khá lâu, chắc cũng gần chục năm, tôi đặt cho mình mục tiêu quảng bá cách viết bài báo khoa học. Tôi sưu tầm những ví dụ từ bài vở, từ các bài báo khoa học trên các tập san như Science, Nature, NEJM, sách, báo chí, v.v. để viết những bài hướng dẫn về cách viết bài báo khoa học. Một số bài là của chính tôi đã công bố trên mấy tập san y khoa, một số bài là từ bạn tôi, một số từ sách. Lúc đó, tôi chỉ viết dưới dạng “note” và viết nhanh đăng trên website cá nhân. Tôi không dịch, mà chỉ đọc và nắm lấy ý chính, rồi viết lại theo kinh nghiệm cá nhân mình. Đây không phải là những bài báo, càng không phải là journal articles, mà chỉ là note, do đó tôi chưa quan tâm đến nguồn. Thật ra, nhiều bài đều có đề nguồn. Vả lại, thời đại này, chỉ cần google là ra ngay.
Nhưng sau đó không lâu thì website của tôi bị đánh sập, nên mất hết bài vở. Sau này, tôi quay về blog, và phải sưu tầm lại những bài tôi đã bị mất. Đến khi tìm lại bài từ các trang blog khác, tôi gom góp về trang blog của mình. Nhưng cũng không đầy đủ, và đó chính là lí do tại sao bài vở trên trang blog rất rời rạc, chẳng có hệ thống gì cả. Và, cũng là lí do tại sao có bài thì ghi nguồn, có bài không có nguồn. Tuy nhiên, có note tôi ghi nguồn của các ví dụ, có note tôi không/chưa ghi nguồn vì tìm không ra chi tiết. Khi tìm ra chi tiết (do bạn đọc cung cấp) tôi ghi rõ nguồn. Thật ra, tôi chỉ lấy ví dụ để minh hoạ cho một điểm nào đó. Có những câu văn mang tính quá phổ biến (kiểu như “It has been shown that …”) thì tôi không nghĩ là cần đề nguồn.
Đến khi nhà xuất bản gom góp lại in thành sách, và có lẽ do áp lực thời gian, nên tôi không kiểm tra kĩ. Thật ra, một người như tôi mà làm như thế (không ghi nguồn) thì các bạn lên án nghiêm khắc là đúng, và tôi không hề giận dỗi. Tôi giận mình thì đúng hơn. Đó là do tôi sơ suất chứ hoàn toàn không đạo văn.
Một người như tôi, với kinh nghiệm viết rất nhiều bài báo khoa học và báo chí phổ thông thì tôi không đến nỗi thiếu chữ để đạo văn người khác. Tôi cũng từng giảng dạy về cách viết bài báo khoa học, trong nước cũng như ngoài nước, do đó tôi biết thế nào là đạo văn. Tôi nhấn mạnh là những gì tôi trích dẫn là ví dụ hoặc những đoạn mang tính phổ biến trong khoa học mà rất nhiều tác giả dùng. Do đó, cho rằng tôi đạo văn là không đúng. Nói rằng tôi sơ suất hoặc cẩu thả thì tôi chấp nhận. Và, tôi thành thật xin lỗi về sai sót đó.
Chúng ta, như tôi hay nói, học lẫn nhau. Các bạn nếu thấy tôi sai sót thì cứ viết cho tôi để chỉnh sửa. Rất nhiều bạn đọc đã làm như thế. Họ viết cho tôi yêu cầu chỉnh sửa từ câu văn, chính tả, đến nguồn gốc những con số và ý tưởng. Khi nhận được những thư như thế, tôi rất cám ơn, và hứa chỉnh sửa. Tôi thấy rất buồn khi có bạn không làm như thế mà la toáng lên rằng tôi đạo văn! Nếu các bạn ấy muốn hạ uy tín của tôi thì các bạn ấy đã ở mức độ nào đó thành công.
Những ai từng theo học trong các lớp học do tôi giảng dạy, hay những nghiên cứu sinh của tôi trong nước cũng như ngoài nước đều biết tôi là người như thế nào, và tôi đã làm gì. Tôi thấy không cần phải đính chính về ý định của mình.
Tôi đã tham gia sinh hoạt học thuật ở nước ngoài nhiều năm, đã từng ngồi trong các hội đồng hoà giải, nhưng chưa bao giờ chứng kiến những “đấu tố” học thuật như cá nhân tôi đang trải qua. Tôi hiểu rằng những gì mình đang hứng chịu là một loại “karma”, nhưng tôi cũng muốn nói ra để các bạn biết rằng ở tuổi này, tôi đã và đang chứng kiến karma xảy ra cho mọi người, chứ chẳng riêng tôi. Tôi từng trích một câu nói của một hiền nhân [đại khái] rằng đạp đổ người ta xuống bùn thì rất dễ, nhưng tạo điều kiện để mình cùng với người ta đi lên và đi xa thì rất khó. Tôi chỉ mong muốn chúng ta đối xử với nhau một cách tử tế và trong tinh thần thân thiện.
Trong thực tế, tôi cũng là nạn nhân của nhiều vụ đạo văn. Người ta lấy bài của tôi rồi đăng lại, đề tên tác giả khác mà quên tôi. Nhưng vì trong blog nên tôi cũng chẳng có gì phàn nàn. Có người lấy bài của tôi viết luận án tiến sĩ, nhưng tôi cũng không phàn nàn, mà chỉ báo riêng cho bạn đó biết để ghi nguồn. Tôi không thấy giận và cũng chẳng cần phải lên án người ta, vì tôi muốn tìm cách giúp người ta tốt hơn.
Cả đời tôi chỉ tâm niệm cố gắng tìm mọi cách để giúp cho nền khoa học nước nhà tốt hơn. Những cách đó bao gồm cả đào tạo nghiên cứu sinh, hợp tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, và chuyển giao công nghệ. Tôi không nghĩ mình đã làm gì gây tổn hại đến nước nhà. Nhưng nếu tôi có làm gì gây khó chịu cho các bạn hay hiểu lầm, thì tôi thành thật xin lỗi. Tôi nói ra điều đó không chỉ đơn giản là một câu văn, mà là từ đáy lòng của tôi.
===
TB: Tôi cũng xin nói thêm là sau cái note này 1 tuần, tôi sẽ không xuất hiện trên facebook nữa. Tôi cảm thấy những gì mình đã làm với ý định đem lại lợi ích cho các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh nhưng hoá ra lại đem phiền phức đến cho cá nhân mình! Tôi thành thật xin lỗi các bạn về quyết định có thể nói là khá đột ngột này. Tôi sẽ tập trung vào việc hoàn thành các dự án đang làm, kể cả một cuốn sách. Dĩ nhiên, các bạn vẫn có thể liên lạc tôi qua email khi cần giúp đỡ.
Nhưng facebooker Vu Thi Phuong Anh phản bác rằng: “Tôi có thể khẳng định: Tôi biết rất nhiều người khi liên hệ trực tiếp với ông về những gì mà họ nghĩ ông là sai, thì ông chỉ có 2 thái độ: Trịch thượng, mắng mỏ, khinh thường, im lặng bỏ qua; hoặc nếu đuối lý thì “chặn” hoặc cắt đứt quan hệ”. Và như những gì đã dẫn chứng ở trên, nhận xét này của Vu Thi Phuong Anh không phải là không có cơ sở.
Với một người tự kiêu ngạo mạn như vậy thì có lẽ đó là sự “thành thật” và “khiêm tốn” tột cùng mà ta có thể mong đợi rồi. |
Với rất nhiều chứng cứ được cộng đồng facebook phơi bày ra, ông Tuấn không thể đưa ra lời giải thích hợp lý mà cũng chẳng dám đường đường chính chính tranh luận với những người đã đưa ra nghi vấn về sự đạo văn của ông ta. Thay vào đó, sau khi “vứt” ra cộng đồng một lời giải thích lấp liếm, ông Tuấn đã tạm rút lui khỏi tài khoản facebook drtuanvnguyen, có lẽ để “tránh bão” và chờ cơ hội trở lại khi “trời quang mây tạnh”. Chắc chắn ông Tuấn không chịu thừa nhận về hành vi đạo văn của mình, nhưng với những gì đã chứng tỏ ở trên, xem ra tiêu chí hàng đầu của người làm khoa học, đó là sự trung thực, thì có vẻ như là điều xa xỉ đối với vị “giáo sư” Việt kiều này.
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍