Sau khi bài “Sâu bít” hóa nghị trường hay nhố nhăng chính trị của blog Đôi Mắt ra mắt mọi người, bạn đọc Nguyễn Ngọc Loan có thắc mắc rằng:
“Có thắc mắc là tại sao DTQ “nổi” thế nhưng thông tin về DTQ khá nghèo nàn, tiểu sử ấy mà. Cứ như là có ai đó cố dấu đi vậy? Ví dụ như “nhà sử học lỗi lạc” làm gì , ở đâu từ 1965 đến 1975, từ 1975 đến 1999 … chẳng hạn. Rồi tại sao quê Bến Tre mà lại sống ở Hà Nội, rồi lại là dân biểu của Đồng Nai?”
Tôi đã có trả lời bạn Nguyễn Ngọc Loan tại đây.

Bản thân ông Dương Trung Quốc cũng thổ lộ rằng: “Tôi có một lý lịch nghề nghiệp rất đơn giản: sinh ra, lớn lên, đi học, thi học sinh giỏi môn sử phổ thông rồi tốt nghiệp khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, về Viện Sử học công tác cho đến khi về hưu vẫn tiếp tục hoạt động trong một hội nghề nghiệp của giới sử học và làm một tờ báo của Hội Sử”.

Mọi chuyện tưởng đơn giản thế là xong nhưng tôi lại phát hiện một bài báo đăng trên tờ Thể thao & Văn hóa (thuộc Thông tấn xã Việt Nam) ngày 13/09/2010, với tựa đề Nhà sử học Dương Trung Quốc và nếp nhà Hà Nội. Tác giả bài báo, “trong tiếng nhạc Đoàn Chuẩn”, đã “được tiếp kiến nhà sử học Dương Trung Quốc và lắng nghe lối nói hấp dẫn cùng cả “pho chuyện” dồi dào của ông” vào một “Buổi tối mưa”. Trong “pho chuyện dồi dào của ông” mà tác giả kể lại cho độc giả có chi tiết đáng chú ý sau:
“Ông nội là cụ Dương Trung Giao – chủ hãng nước mắm Liên Thành, là người duy tân, làm kinh tế để nuôi chí. Hãng Liên Thành bảo trợ cho trường Dục Thanh ở Phan Thiết nơi Nguyễn Tất Thành dạy học. Ra Hà Nội, cụ mua ngôi nhà 27 Hàng Đường từ 1917, lấy vợ là Nguyễn Thị Hợi, người Ngọc Thụy”.
Đây là một thông tin rất quan trọng, cho thấy gia đình “nhà sử học” Dương Trung Quốc có mối liên hệ với Bác Hồ từ trước khi Bác rời Việt Nam đi tìm đường cứu nước. Có thể hiện nay chúng ta đã quá quen với nước mắm Chinsu, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Nha Trang, nước mắm Cát Bà,.. mà không ấn tượng lắm với cái tên nước mắm Liên Thành, mặc dù đây là một cái tên lịch sử.

Tôi qua trang web của nước mắm Liên Thành thì thấy họ giới thiệu về lịch sử hình thành hãng thế này:

Cách đây 100 năm, ngày 06/06/1906, từ ý tưởng của chí sỹ Phan Châu Trinh. Công ty Liên Thành được thành lập tại Phan Thiết. Liên Thành là chủ sở hữu và sáng lập ra trường Dục Thanh Phan Thiết, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học. Và cũng chính Liên Thành góp phần tổ chức, giúp đỡ tài chính cho nhà ái quốc Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn và sang Pháp.

Những Người Sáng Lập Gồm:
1- Nguyễn Trọng Lội (1871-1911). Cụ Nguyễn Thông quê ở Long An, năm 1849 đỗ Cử nhân, ra làm quan ở Cần Thơ. Khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, ông tham gia chống Pháp. Khi Nam Kỳ thuộc Pháp, ông di cư ra Bình Thuận lập ra Bình Châu xã và dựng một tòa nhà nhỏ gọi là Ngoạ Du Sào để ở (nay thuộc khu di tích Dục Thanh). [Chỗ này trang web của hãng nước mắm viết hơi tối nghĩa. Tôi chú thích thêm: cụ Nguyễn Trọng Lội là con trai cả của danh sĩ Nguyễn Thông và là cổ đông lớn nhất của hãng nước mắm Liên Thành]
2- Nguyễn Qúy Anh (1881-1938) cũng là con trai cụ Nguyễn Thông.
3- Hồ Tá Bang (1875-1943), quê ở Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, tham gia phong trào Duy Tân, nhưng cũng là người ái mộ cụ Phan Bội Châu.
4- Nguyễn Hiệt Chi (1870-1935), quê gốc ở Nghệ An, tham gia phong trào Cần Vương, sau vào Phan Thiết làm trợ giáo.
5- Trần Lệ Chất (1866-1968), quê ở Thanh Hà, Hà Tỉnh, tham gia phong trào Văn Thân của Phan Đình Phùng. Sau khi phong trào Văn Thân thất bại, năm 1895 ông ra làm việc với Pháp. Do biết chữ Pháp và chữ Hán ông được xếp vào ngạch Cao đẳng nhân viên là ngạch cao nhất của người bản xứ.
6- Ngô Văn Nhượng. quê ở Bình Thuận, là thừa phái, có công góp phần bảo vệ Công ty Liên Thành lúc mới thành lập.
….
Quá trình phát triển:
– 1906 – 1916: khởi nghiệp và mở rộng các phân cuộc ở Đức Thắng, Huy Long, Phú Hào, Mũi Né và Phan Rí thuộc Phan Thiết
– Năm 1917: Dời Tổng cuộc (trụ sở chánh) vào phân cuộc Chợ Lớn, hiện nay là số 3-5 Châu Văn Liêm. Đây là nơi Bác Hồ có nghỉ lại trước khi ra đi tìm đường cứu nước, và đã được công nhận là di tích lịch sử.
– Năm 1917: trong khi mướn phố ở Chợ Lớn, Liên Thành mua một sở nhà cũ ở Vĩnh Hội (cũng gọi là Khánh Hội nay là Bến Vân Đồn) để làm vựa nước mắm.
– Năm 1922: Tổng cuộc ở Chợ Lớn phí tổn quá nặng, tiền mướn phố rất đắt, Hội đồng quản trị quyết định xây nhà cũ ở Vĩnh Hội và trả lại phố ở Chợ Lớn, Tổng cuộc Liên Thành chính thức ở 243 Bến Vân Đồn và hiện nay cũng là trụ sở chính của Công ty Liên Thành.
– Năm 1975: Sau giải phóng Công ty Liên Thành được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao thêm 9 hãng nước mắm tư nhân để lại lập nên “ Xí nghiệp Quốc doanh Nước mắm Liên Thành”.
– Năm 1990: để thích nghi với nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp được đổi tên là “ Xí nghiệp chế biến thủy hải sản Liên Thành”.
– Năm 2001: chuyển thành Công ty Cổ phần đến ngày nay.

Như vậy, công ty này khi thành lập có đến 6 ông chủ nhưng tuyệt nhiên không thấy có tên cụ Dương Trung Giao. Tôi tiếp tục “nghiên cứu lịch sử” liên quan đến hãng nước mắm Liên Thành nhưng vẫn không thấy có mối liên hệ gì giữa công ty này và cụ Dương Trung Giao. Trong quá trình tìm hiểu đó, tôi cũng được biết chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành tới dạy học tại trường Dục Thanh và được Liên Thành thương quán hỗ trợ hết mình là do được cụ Trương Gia Mô, đồng liêu của cụ Nguyễn Sinh Sắc, giới thiệu với cụ Hồ Bá Tang, đồng sáng lập trường và hãng nước mắm.

Sáu sáng lập viên của LTTQ: Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi,
Nguyễn Quý Anh (hàng trên), Nguyễn Hiệt Chi,
Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng (hàng dưới)

Năm 1979, các ông chủ của hãng nước mắm này hiến công ty cho Nhà nước với điều kiện là giữ lại tên Liên Thành cùng với bàn thờ 6 cụ tổ sáng lập nêu trên. Vậy phải chăng hãng nước mắm đã bỏ sót ông chủ thứ 7? Hay là cụ Dương Trung Giao là chủ mới trong giai đoạn sau này? Điều này cũng không hợp lý vì năm 1917, Liên Thành thương quán chuyển dịch vào Sài Gòn còn cụ Dương Trung Giao lại đi theo chiều ngược lại: “Ra Hà Nội, cụ mua ngôi nhà 27 Hàng Đường”. Dù gì thì với bề dày truyền thống yêu nước trong hơn 100 năm xây dựng và phát triển, kinh qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thiết nghĩ Liên Thành không thể không thành kính ghi công và trân trọng sự đóng góp của từng người, từng thế hệ, nhất là trong giai đoạn ban đầu hoạt động của hãng.
Hay là cụ Dương Trung Hậu chỉ đóng một vai trò của người làm công ăn lương trong hãng này nhưng tác giả bài báo đã “nhầm nhọt” sang thành “chủ hãng”? Vậy cũng không hợp lý lắm vì đây là một yếu tố lịch sử quan trọng, có liên quan đến Hồ Chủ tịch, nhất là khi tác giả nói rõ: “cụ Dương Trung Giao – chủ hãng nước mắm Liên Thành, là người duy tân, làm kinh tế để nuôi chí” (giống y thông tin về 6 cụ kia). Tác giả bài viết này là Vi Thùy Linh, nếu tôi không nhầm thì là nhà thơ Vi Thùy Linh nổi tiếng (vốn có quan hệ thân thiết với ngài DTQ), chứ không phải là “nhà dân chủ” mới nổi Linh “nhà thổ”, nên khó có chuyện phịa ra cái dữ liệu này, nhất là khi đăng lên báo cho bàn dân thiên hạ xem chứ không phải là “trà chanh chém gió”. Và dù tác giả có “nhầm nhọt” thật thì chắc chắn ngài DTQ sẽ đính chính lại với người viết (chí ít thì cũng được 1 số báo biếu để xem người ta viết gì về mình trên báo chứ!).

Thế không lẽ là “nhà sử học” Dương Trung Quốc cung cấp sai thông tin cho người viết à? Điều này thật là khó tin vì ngài là người nghiên cứu sử, lại là người có địa vị trong ngành sử và xã hội đồng thời kiêm nghề báo nên hơn ai hết ngài hiểu rằng bóp méo lịch sử là một cái tội (chí ít là với lương tâm) và gây ra những hệ lụy khó lường. Ngài ấy có hàng chục năm nghiên cứu về lịch sử cận đại Việt Nam không lẽ chi tiết lịch sử liên quan đến chính gia đình mình mà lại mơ hồ (hay nói như 1 người hâm mộ của “nhà sử học” khi phê phán bài “Sâu bít” nghị trường … của tôi là “ông ấy là nhà sử học lỗi lạc nên làm sao sai được”!)?!
Như vậy, chỉ có thể là do hãng nước mắm Liên Thành đã có thiếu sót trong việc này. Hãng nước mắm thì làm sao rành rẽ lịch sử bằng nhà sử học được, cho dù là lịch sử thành lập và phát triển của chính mình (!). Vậy tôi đề nghị hãng nước mắm Liên Thành nên tìm hiểu kỹ lại lịch sử nhà mình để làm rõ vấn đề này, trả lại đúng vai trò lịch sử cho các nhân vật có liên quan. Đây là một sự kiện rất quan trọng vì có liên quan đến khoảng thời gian trước khi đi tìm đường cứu nước của Hồ Chủ Tịch, vốn còn khan hiếm dữ liệu. Biết đâu đấy, qua sự việc này, logo của hãng nước mắm Liên Thành sẽ cũng tìm được một chỗ xứng đáng trên tờ tạp chí Xưa và Nay nổi tiếng của Hội sử học Việt Nam.

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍