Hôm 6/6/2013, tờ New York Times đăng bài viết Vietnam’s angry feet của ngài Tai Ương. Thời điểm bài viết về “phong trào” chống Trung Quốc tại Việt Nam được đăng là rất nhạy cảm: ngay trước ngày Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới thăm Mỹ (7 – 8/6). Phải chăng đây là cách ông Tai Ương lấy điểm trước các quan thầy và đám chống cộng hải ngoại đang ồn ào chuẩn bị cho xô diễn hài đường phố? Phải chăng đây là cách ông Tai Ương mong mỏi sẽ phá hoại được mối quan hệ giữa 2 nước Việt – Trung? Sự tráo trở của ngài Tai Ương trong bài viết này đã có nhiều người chỉ rõ, trong đó có bài Bàn Chân Trở Về Máng Lợn của blogger Đỏ mà tôi đã giới thiệu trên blog Đôi Mắt. Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ nói về vấn đề “hậu trường” của “những bước chân nổi giận”.


Cách đây đúng 83 năm, tại vùng Nghệ An – Hà Tĩnh (Nghệ Tĩnh cũ), những người công nhân – nông dân đói khổ dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã vùng lên giành lấy chính quyền. Cuộc nổi dậy kéo dài trong khoảng 1 năm thì tan rã do sự đàn áp dã man bởi thực dân Pháp và tay sai. Chính sách “khủng bố trắng” của thực dân cùng sự tiếp tay quyết liệt của triều đình bù nhìn nhà Nguyễn được tác giả Văn Hiền kể lại trong bài Tám nghìn ngày bên các mẹ Xô viết như sau:

Làm chủ chính quyền Xô viết được 7 tháng (9-1930/4-1931), tổ chức Đảng và toàn thể Nông hội, Công hội ở Nghệ-Tĩnh, bị thực dân Pháp và phong kiến Nam triều đàn áp, khủng bố tàn khốc. Tên khâm sứ Lơ-pôn, Thượng thư Bộ lại Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ hình Tôn Thất Đàn trực tiếp ra Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ huy chiến dịch khủng bố trắng phong trào Xô viết. Vào thời điểm máu lửa ấy, những người cộng sản và quần chúng cách mạng Nghệ An, Hà Tĩnh không thể nào quên câu nói sặc mùi bán nước của Tôn Thất Đàn. Hắn tuyên bố trước đám tổng đốc, bang tá, lính khố xanh, lính khố đỏ tại Dinh tổng đốc Nghệ An: “Hữu Nghệ – Tĩnh bất phú/Vô Nghệ – Tĩnh bất bần”. Nghĩa là “có Nghệ – Tĩnh không giàu, không Nghệ – Tĩnh cũng không nghèo”. Tôn Thất Đàn, Nguyễn Hữu Bài vừa bày trò “chào cờ vàng” và nhận thẻ “Quy thuận” chiêu dụ người dân nhẹ dạ, cả tin vừa lập 300 đồn binh ở khắp Nghệ An, Hà Tĩnh triệt phá cơ sở cách mạng. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng lúc bấy giờ như Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Mao, Lê Xuân Đào, Hoàng Trọng Trì lần lượt bị bắt, bị giết. Đến đầu năm 1932, riêng Nghệ An có tới 6.681 cán bộ, đảng viên, hội viên bị giam cầm và 1.500 người bị thực dân Pháp, quan lại Nam triều xử chém đầu. Cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ và khu ủy Vinh (bao gồm Hà Tĩnh – Thanh Hóa – Nghệ An) đều bị vây bắt vào ngày 27-3-1932. Đến thời điểm đẫm máu này, phong trào Xô viết tạm lắng xuống.

“Những bước chân nổi giận” quá khứ

Vị thượng thư bộ hình Tôn Thất Đàn ấy chính là phụ thân của ngài PGS Nguyễn Phước Tương, tức giáo sư tự phong Tương Lai mà chúng ta quen gọi với cái tên GS Tai Ương. Trong thư ngỏ gửi ông này, tôi cũng đã nói rõ về sự “đại đạo đức” của cách mạng Việt Nam khi không những không đòi nợ máu với gia đình ông này mà còn tạo điều kiện cho ông ta ăn học thành tài (giờ thì “thành tai” rồi) và nắm nhiều vị trí quan trọng trong xã hội.
Hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc vì sao ông Nguyễn Phước Tương lại mang họ khác với cha mình? Hay ông ta từ cả họ của bố đẻ ra mình như cách đặt vấn đề của blogger Lâm Trực ? Blogger Lee đã có lời giải thích về vấn đề này trên blog Đỏ như sau:

Theo quy định trong hoàng tộc nhà Nguyễn thì họ Tôn Thất là dòng ngoài, còn dòng chính (Chánh tông ) là họ Nguyễn Phước, tức là chỉ những người thuộc trực hệ của vua Gia Long trở đi mới được dùng chữ “Nguyễn Phước” trơn làm họ ngoài ra, tuốt tuồn tuột phải gọi là Tôn Thất ABC hoặc gọi đủ là Tôn Thất Nguyễn Phước ABC, để phân biệt dòng chính với dòng phụ.

Nhắc lại, chỉ trực hệ của vua Gia Long trở đi mới được dùng chữ “Nguyễn Phúc” không thôi, và cũng có nghĩa là, trong tương lai triều Nguyễn, chỉ các ông này mới (có thể) được làm vua, nếu triều Nguyễn còn miên viễn kéo dài (như ước vọng của bài “Đế hệ thi” chẳng hạn).

Xưa, hai chữ tôn thất (cũng đọc tông thất) ban đầu chỉ là danh từ chung chỉ dòng dõi hậu duệ nhà vua chúa, ví dụ bên Tàu, Lưu Bị là tôn thất nhà Hán, bên ta, Lê Lai (được ban) là tôn thất nhà Lê ….

Đến năm 1832, vua Minh Mạng do thấy bà con Nguyễn Phước nhà mình ở mô ra đông quá, đành ban chiếu, mục đích là để “phân loại”, có ghi tại Đại Nam Thực Lục Chính Biên, như sau: “Năm trước, trong sổ tôn nhân, mọi người đều xưng là Nguyễn Phúc … ta mới sai đổi gọi là Tôn Thất, để tỏ là tôn quý.”

Và từ đó hai chữ Tôn Thất trở thành một họ riêng, như họ cụ Tôn Thất Đàn, nay còn nhà thờ ở đường Thanh Tịnh (Huế).

Các ông Tôn Thất Đàn và Tôn Thất Lang (bố và anh ông Tương) giữ họ Tôn Thất là đúng mực.

Riêng ông Nguyễn Phước Tương, do chỉ lấy hai chữ Nguyễn Phước làm họ (lập lờ đánh lận con “vua” chăng?), do đó, những người trong hoàng tộc Nguyễn Phước “chánh tông” hoàn toàn có thể coi ông là lươn lẹo và lếu láo với tiền nhân.

Nhưng cũng có thể việc ông Tương bỏ đi hai chữ Tôn Thất đơn giản chỉ nhằm tỏ ra giác ngộ giai cấp, thề hiện việc quyết ly khai tàn dư phong kiến dưới chế độ mới, để rồi dưới chế độ ấy, ông có được hai lần làm cố vấn cho “vua”.

Nhìn vào gia đình ông Tương, hẳn mọi người sẽ choáng ngợp bởi nó đúng nghĩa là “danh gia vọng tộc” và càng lấy làm kỳ quái vì sao lại có một ông Tương như chúng ta đang chứng kiến. Cụ Tôn Thất Đàn (1873 -1936) có 4 người con, 2 trai 2 gái, thảy đều thuộc hàng ưu tú của xã hội:

  • Giáo sư đầu ngành gây mê hồi sức Tôn Thất Lang
  • Bà Tôn Nữ Thị Cung, phu nhân của Giáo sư bác sĩ Đặng Văn Ngữ
  • Giáo sư, bác sỹ quân y, đại tá Nguyễn Thị Ngọc Toản (Tôn Nữ Ngọc Toản), phu nhân của cố trung tướng Cao Văn Khánh. Bà hiện là Phó chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam, Ủy viên Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin.
  • PSG Nguyễn Phước Tương

Về cụ Tôn Thất Đàn, blogger Lee kể câu chuyện thế này:

Năm 1933, Pháp cho vua Bảo Đại trực tiếp tham chính. Vua muốn cải cách triều đình bèn cách chức một lúc 5 Thượng thư già lão, cho về làm nguyên lão cố vấn. Đó là các ông: Nguyễn Hữu Bài (bộ Lại), Tôn Thất Đàn (bộ Hình), Phạm Liệu (bộ Binh), Võ Liêm (bộ Lễ), Vương Tứ Đại (bộ Công). Sự kiện này được nhà thơ Nguyễn Trọng Cẩn ghi lại bằng bài thơ sau:
Năm cụ khi không rớt cài ình,
Đất bằng sấm dậy giữa Thần Kinh.
Bài không đeo nữa xin dâng Lại,
Đàn chẳng ai nghe khéo dở Hình,
Liệu thế không xong Binh chẳng được,
Liêm đành chịu đói, Lễ không rinh,
Công danh như thế là hưu hỉ,
Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.

Lúc còn đương chức Thượng thư Bộ Hình dưới thời Khải Định, cụ cũng “ghê gớm” lắm, câu nói của cụ về sự “làm cỏ” đối với dân Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhiều người đã (vì giận ông Tương mà) nhắc lại.

Năm 1933, cụ Đàn bị vua Bảo Đại bãi chức Hình bộ Thượng thư cùng với 4 cụ Thượng khác, nhưng các cụ đều được an ủi bằng chức “cố vấn nguyên lão viện”, tức là tương đương với “viện IDS” của ông Tương mấy chục năm về sau.

Còn có chuyện thú vị thế này:

Năm 1934,Bảo Đại muốn cưới cô Nguyễn Hữu Thị Lan, dân công giáo (người sau này là Nam Phương hoàng hậu).

Có lẽ ông vua trẻ không thèm hỏi ý kiến các cụ, hoặc có hỏi nhưng ngơ đi, nên cụ “cú” lắm, cụ định “kiến nghị”, phá bĩnh chuyện lấy vợ của vua.

Trích trong cuốn “Bảo Đại, hay là những ngày cuối cùng của vương triều An Nam” (Daniel Grandclément):

“Tôn Thất Đàn, cựu thượng thư bộ Hình định thảo một kiến nghị có chữ ký của các đại thần đứng đầu các Bộ và các nha phủ quan trọng trong triều yêu cầu Nhà vua nên từ hôn với Nam Phương. Bản thân ông và bạn bè còn nghĩ đến buộc Nam Phương bỏ công giáo theo đạo Phật pha trộn với đạo Lão đang thịnh hành ở Việt Nam nếu cứ lấy Bảo Đại. Vị cựu thượng thư còn nói thêm có một vài vị quan quyền cao đức trọng tỏ ý thà chết còn hơn được thấy việc hôn nhân này vi phạm những nguyên tắc của nhà nước quân chủ”.

Bấy giờ, Bảo Đại tất nhiên phải “bâng khuâng đứng giữa đôi làn nước”, hoặc vợ đẹp (và giàu rất) hoặc …. các cụ “cố”.

Kết cục thì ai cũng biết: cái ý định hăm he của cụ cố (theo cách nhìn bây giờ là vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do cá nhân, tự do tôn giáo… ) được Bảo Đại tống vào sọt rác.

Và cũng cóc có cụ nào lăn ra … chết.

Qua hai câu chuyện về cụ Tôn Thất Đàn, chúng ta có thể thấy sự trùng hợp giữa những sự kiện cách đây hơn 8 thập niên với những gì ông Nguyễn Phước Tương đang thể hiện bây giờ:
1. Hình thức kiến nghị với chữ ký của các “nhân sỹ trí thức” để gây sức ép lên chính quyền đã được cụ Đàn dùng cách đây 80 năm, sau này ông Tương lấy ra dùng lại. Đây có thể coi là “bí kíp gia truyền” chăng?
2. Lấy cảm hứng từ “những bàn chân nổi giận” thực sự của nhân dân Nghệ Tĩnh năm 1930 – 1931 và bị đàn áp dã man bởi phụ thân mình, ông Tương đã tưởng tượng ra “những bước chân giận dữ đã làm rung chuyển những con đường ở Việt Nam, trong các cuộc biểu tình thể hiện sự gắn kết giữa giới trí thức và giới trẻ thành phố”, bị “quyết liệt đàn áp”, “bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ”. Trong khi thực tế thì chỉ có một nhúm những kẻ mặt trơ mày tráo, ra đường hò hét kiếm cơm và lăn ra đường nằm như một đàn hợi khi đã căng diều.

“Những bước chân giận dữ” hiện tại!

Ông Tương làm tôi liên tưởng đến nhân vật Mộ Dung Phục trong tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Nhân vật này võ công cao cường, tiếng tăm vang dội giang hồ nhưng chỉ vì ôm cái mộng bá quyền quá lớn, đến khi thất bại đã hóa điên. Phải chăng ông Tương cũng đã có vấn đề về thần kinh rồi khi ông không thể kiểm soát được cái tâm tối của mình nữa mà lòi ngay đuôi cáo ra thay vì ẩn nấp sau những câu chữ bóng bẩy, ma mị lòng người? Hay ông Tương là hậu duệ duy nhất có thể tiếp nhận được cái “truyền thống” đi ngược lại lợi ích của nhân dân từ ngài thượng thư bộ hình năm xưa?
Dù thế nào đi nữa, cũng chẳng lấy làm lạ nếu theo đà này, “những bước chân giận dữ” trong tương lai sẽ là của dư luận xã hội đạp thẳng vào chút cặn liêm sỉ còn sót lại của ngài PSG Tương, tức GS (tự phong) Tai Ương, để đưa ngài xuống vũng bùn xã hội, la liếm cùng mấy ả giang hồ và mấy thằng ma cô chính trị!

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍