“Đạo văn được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (tức không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình.
Ở đây, “ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: Sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.” – Trích “Vấn nạn đạo văn” (Nguyễn Văn Tuấn).
“Đạo văn là một vi phạm rất nặng trong học thuật và khoa bảng. Người phạm tội thường chịu hình phạt nặng nề. Một tiến sĩ phạm tội đạo văn có thể bị tước học vị, và trong thực tế đã có nhiều trường hợp như thế trên thế giới.
Ngay cả giáo sư phạm tội đạo văn cũng chịu hình phạt nặng nề, như bị tước chức danh giáo sư, thậm chí bị đuổi việc. Những hình phạt nặng dành cho người đạo văn là một biện pháp nhằm giữ gìn sự trong sạch của khoa bảng, và cũng là một cách phát biểu rằng trong học thuật không có nơi nào dành cho người đạo văn.” – Trích “Đạo văn cạnh tranh và đạo văn quan quyền” (Nguyễn Văn Tuấn).
“Đạo văn được xem là một trong 3 trọng tội trong khoa học. Hai trọng tội kia là giả tạo dữ liệu và sửa dữ liệu. Trọng tội là vì đặc điểm của đạo văn là đánh cắp, và đánh cắp là một hành động không thể chấp nhận trong đạo đức khoa học.” – Trích “Đạo văn và tác giả ma trong học thuật: vấn đề hệ thống” (Nguyễn Văn Tuấn).
Nếu các bạn tìm kiếm trên các trang công cụ tìm kiếm (như google) với các từ khóa “Nguyễn Văn Tuấn” + “đạo văn” thì bạn sẽ thấy có rất nhiều bài viết của ông “giáo sư” Việt kiều này về đề tài “đạo văn”. Mặc dù trang blog của ông ta đã bị khóa (hoặc giới hạn người xem), các bạn vẫn có thể tìm thấy những bài viết đó được lưu trữ trên các trang web khác. Điều thú vị là các bài viết này được viết tại nhiều thời điểm khác nhau nhưng nội dung bài sau chủ yếu là “xào nấu” lại nội dung bài trước, thêm nếm “gia vị” sự kiện tương ứng của thời điểm mà thôi. Nói thú vị là vì nó giống như biến thể của hành vi “tự đạo văn” mà ông Tuấn từng viết dưới đây:
“Trong vài thập niên gần đây, một hình thức đạo văn khác xuất hiện được giới khoa học đặt tên là tự đạo văn (self plagiarism). Tự đạo văn có nghĩa là tác giả công bố một bài báo khoa học như là một công trình nghiên cứu mới, nhưng thực chất là “xào nấu” dữ liệu của nghiên cứu cũ của mình đã từng công bố trước đây. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các nhà khoa học để được đề bạt và thu hút tài trợ cho nghiên cứu, nạn tự đạo văn đang đặt ra nhiều vấn đề đau đầu cho các nhà tài trợ và hội đồng khoa bảng xét duyện đơn đề bạt.”
Trích “Đạo văn trong hoạt động khoa học” (Nguyễn Văn Tuấn).
Câu hỏi đặt ra là tại sao ông “giáo sư” ngành Y này lại có hứng thú đặc biệt với đề tài “đạo văn” như thế? Phải chăng ông ta là người cực lực căm ghét sự giả dối đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học? Nhưng những bằng chứng dưới đây lại chứng minh một điều trái ngược, rằng sự căm ghét “đạo văn” của ông “giáo sư” dường như lại nhằm mục đích tạo một vỏ bọc đạo đức khiến cho người ta cảm tưởng là ông ấy “không đội trời chung” với “đạo văn”.
Mọi chuyện vỡ lở khi facebooker Hung Nguyen phát hiện ông “giáo sư” Tuấn đăng một bài hướng dẫn cách viết bài báo khoa học “như người bản ngữ nói tiếng Anh” trên facebook nhưng thực chất là “đạo” nguyên văn một bài viết của một tác giả Brazil, chỉ thay thế chữ “Portuguese” (tiếng Bồ Đào Nha) trong bài viết thành “Vietnamese” (tiếng Việt). Sau khi bị phát hiện, vị “giáo sư” đã chặn (block) facebooker Hung Nguyen và lẳng lặng sửa lại bài viết bằng cách thêm dòng “đọc một bài từ một tập san y khoa về 10 sai sót tiếng Anh của người Bồ Đào Nha” và “xóa sạch comment tôi (tức Hung Nguyen – NV) dự báo anh ta (tức “giáo sư” Tuấn – NV) sẽ âm thầm sửa bài.”. Sau đó, biết không thể che giấu được sự việc này, vị “giáo sư khả kính” (hay khả ố?) Nguyễn Văn Tuấn đã lẳng lặng xóa bài viết này đi. Nhưng như cổ nhân đã dạy, “muốn cho người không nghe chẳng gì bằng đừng nói, muốn cho người không biết chẳng gì bằng đừng làm”, dù xóa bài nhưng ông Tuấn không thể xóa được sự nghi ngờ (về tài năng – đức độ của ông ta) đang lan nhanh như lửa cháy. Và đó là khởi đầu cho hàng loạt những bằng chứng đạo văn của ông ta bị khui ra mà chúng tôi sẽ đem đến cho quý bạn đọc thưởng lãm trong bài viết sau.
Nguyễn Văn Tuấn chặn người tố cáo và lẳng lặng sửa bài viết |
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍