Có một điều gần như là chân lý: Sự tử tế, lòng tốt của người ta là hữu hạn nhưng sự khốn nạn, xấu xa, bỉ ổi là vô hạn. Có thể thấy sự “vô hạn” đó trong bản chất của lũ Vichoco vong bản trên mặt trận “văn hóa sủa” của chúng. Những rác rưởi của lũ tâm lý chiến từ nửa thế kỷ trước vẫn được chúng coi là những “bảo bối”, lén lút xả ra làm ô nhiễm dòng sông internet, tạo thành những vệt dầu loang trên đại dương thông tin. Với những người có chút tư duy, chịu khó động não cùng cái tâm trong sáng thì không khó khăn gì để nhận ra cái mùi thối đặc trưng của chúng và cười khẩy bỏ qua, xem như vừa đạp nhầm một đống phân. Nhưng vì không phải ai cũng trang bị được cho bản thân mình một “bộ lọc thông tin” nên hy vọng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn đọc “tẩy uế” khi lỡ chân bước nhầm những đống phân như vậy…

***

“Bảy thằng Việt Cộng bám vào một cọng đu đủ không gãy” hay “Việt Cộng có đuôi” là hai trong số những “tuyệt chiêu tâm lý chiến” nổi tiếng nhất của bầy đàn bán nước “sáng tạo” ra từ nửa thế kỷ trước. Những điều ngây ngô, hài hước đến như vậy mà vẫn có thể đầu độc được không ít người dân miền Nam thuở trước thì thử hỏi tác động của những đòn thâm độc, tinh vi hơn còn lớn đến thế nào? Hiển nhiên rằng những “tuyệt chiêu” trên giờ đã yên nghỉ trong kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam nhưng đám sâu bọ lúc nhúc trong hộp sọ của tụi Vichoco và tụi cơ hội theo đóm ăn tàn đâu có chịu ngồi yên. Chúng tập trung vào đánh phá hình ảnh các lãnh tụ cách mạng bằng tất cả những gì bẩn thỉu nhất mà những kẻ có tâm địa hẹp hòi, hèn hạ có thể nghĩ ra được, thông qua phương pháp đê tiện nhất: bôi nhọ cá nhân.

Những chủ đề được đám ngợm này ra sức thêu dệt, nhai đi nhai lại là:
– Chuyện vợ con của Bác Hồ.
– Chuyện TBT Lê Duẩn “tiếm quyền” đẩy Hồ Chủ Tịch và ĐT Võ Nguyên Giáp vào “cánh gà”.

Bỏ qua những nghiên cứu của các học giả, sử gia ở Việt Nam và thế giới về những vấn đề này, bỏ qua lời xác nhận của Bác rằng “Tôi chưa có gia đình riêng, gia đình của tôi là đại gia đình các dân tộc Việt Nam”, bỏ qua phủ nhận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về mẫu thuẫn giữa ông và TBT Lê Duẩn (hay chuyện “đấu đá quyền lực” gì đó trong nội bộ Đảng CSVN),… đứng trên vai trò của một phó thường dân chẳng có nguồn thông tin ghê gớm nào, chẳng có mối quan hệ nào với “thâm cung bí sử” của Đảng CSVN và bộ máy nhà nước, tôi cũng có thể thấy được sự đê tiện của tụi sâu bọ trong việc đơm điều đặt chuyện cũng như sự ngu xuẩn của đám vô lại vuốt đuôi, chỉ biết sử dụng cái mõm để nhai lại mà không biết sử dụng não để nghĩ suy.

Âm mưu đê tiện của đám mãi quốc cầu vinh trong quá khứ nhằm bôi nhọ hình ảnh Bác và các vị lãnh đạo Đảng – Nhà nước thiết nghĩ cũng không cần phải đề cập đến nữa. Ở đây tôi chỉ nói đến hành vi của tụi quái thai chính trị, vong bản và một bộ phận không nhỏ những kẻ bản chất lưu manh nhưng mang danh trí thức đã góp phần xả cái thứ rác rưởi đó ra cộng đồng. Nguy hiểm hơn, chúng khiến nhiều người (nhất là trong giới thanh niên trí thức) vốn ngây thơ đến mức xem tất cả những gì đăng tải trên internet là sự thật, Wikipedia là chân lý, BBC – RFA là khách quan,… bị ngộ độc về tư tưởng, nhiễu loạn về thông tin (Than ôi, đến con cá voi to là vậy nhưng khi nó hút hàng khối nước biển vào người còn biết chọn lọc để giữ cái gì lại và phun cái gì ra đấy !).

I

Quay lại những thông tin thất thiệt về đời tư của Bác Hồ và sự “đấu đá” trong nội bộ Đảng CSVN thời kháng chiến chống Mỹ. Một người có lý chí thì trước những thông tin kiểu như vậy thì câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là “nguồn thông tin từ đâu ?”. Có phải tất cả đều xuất phát từ bộ máy tuyên truyền của đám cướp nước, từ bè lũ tay sai, từ những kẻ quay lưng lại với dân tộc mà ngay cả cái tư cách làm người của chúng cũng chẳng ai dám thừa nhận ? Tôi thách chúng nó đưa ra được một công trình nghiên cứu, một tài liệu của một người, một tổ chức đáng tin cậy nào đó để chứng minh cho những lời lẽ bẩn thỉu ấy.

Tôi nhớ không nhầm thì tôi đã thoáng xem ở đâu đó những thông tin về việc Bác có “con rơi” với một cô nhân viên nào đó, rồi cô này bị thủ tiêu,… được viết bởi Bùi Tín, một kẻ cơ hội quay lưng lại với đất nước , với một chế độ đã đãi ngộ y và gia đình để ôm theo cuồng vọng trở thành một Boris Eltsin Việt Nam đến nỗi hiện giờ đang cầu bơ cầu bất “chửi mướn kiếm cháo” nơi xứ người. Y cũng là minh chứng rõ nét nhất cho những kẻ thích “bắn vào quá khứ bằng súng lục”… Vậy thì nguồn tin từ những kẻ như vậy là đáng tin cậy ?!

Là con người bình thường thì không mấy ai thoát khỏi những ham muốn cá nhân (lục dục). Nhưng lấy những tiêu chuẩn tầm thường của bản thân mình để áp đặt cho các bậc vĩ nhân thì đúng là ngu xuẩn. Lũ phàm phu tục tử được sống trong một đất nước yên bình, độc lập để được cơm no ấm cật, dậm dật khắp nơi nên lú lẫn hết đầu óc mà cho rằng Người đem lại cho gia đình, dòng tộc chúng cuộc sống như thế ắt hẳn cũng phải có những nhu cầu như chúng. Chắc chúng nó cho rằng một chàng trai nghèo khổ mới 21 tuổi đầu đã tự mình đi khắp năm châu bốn biển, ròng rã 30 năm trời để tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân phong kiến cũng đơn giản như chúng vung tiền đi du lịch, ăn chơi nhảy múa khắp nơi nên dứt khoát phải có “đào”. Hay chúng nghĩ vị lãnh tụ đã đoàn kết, lãnh đạo một dân tộc bị bóc lột cùng xương tận tủy suốt 100 năm nô lệ và đội quân khởi đầu với vỏn vẹn 34 người đánh bại 2 đế quốc lớn nhất thế giới cũng dễ dàng như việc chúng kéo bầy nhậu nhẹt, ăn tục nói phét, đuổi ong bắt bướm,… ? Với bản chất đớn hèn, ti tiện, tranh giành từng miếng ăn lẫn nhau như bầy chó giành cục xương thì làm sao chúng hiểu được hai chữ “HY SINH” của một người đã bỏ qua mọi mưu cầu hạnh phúc cá nhân để tạo dựng cái phúc chung cho toàn dân tộc ?

Tóm lại, về vấn đề tình cảm riêng tư của Bác, chẳng có gì chính xác hơn nhận định của nhà sử học Mỹ Josephine Stenson: Người ta thấy Bác Hồ là một người cũng như mọi người: cũng có khát vọng tình yêu, cũng mong muốn có mái ấm gia đình. Nếu ai đó cho rằng những điều nhỏ bé này làm Bác Hồ kém vĩ đại đi là không đúng, vì chính những cái đó làm cho Bác càng thêm vĩ đại!“.

II

Nói đến vấn đề nội bộ Đảng CSVN trong những năm chống Mỹ mà chúng rêu rao rằng “TBT Lê Duẩn cô lập Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp để thiết lập quyền lực tuyệt đối cho bản thân mình” thì tôi càng thấy cái não trạng dặt dẹo, tư duy lý luận nghèo nàn và sự hiểu biết thiếu chất xám của chúng.

Thứ nhất, xét về năng lực chuyên môn thì TBT Lê Duẩn là người trình độ lý luận, am hiểu chủ nghĩa Mác và kinh nghiệm 9 năm là bí thư xứ ủy Nam Kỳ (1946 – 1954). Bên cạnh đó, ông là người có tầm nhìn chiến lược và khả năng lãnh đạo các cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng. Bằng thực tiễn hoạt động chính trị, lãnh đạo và chiến đấu tại miền Nam, ông đã đưa ra “Đề cương cách mạng miền Nam” (1956), sau được thể hiện đầy đủ trong Nghị quyết 15 của Đảng (1959).

Thứ hai, xét về bối cảnh lịch sử thì sau năm 1956, hiệp định Geneve đã bị chính quyền Mỹ – Diệm trắng trợn xé bỏ, mục tiêu lớn nhất của Cách mạng Việt Nam bấy giờ là thống nhất đất nước, đánh đuổi Mỹ – ngụy bằng con đường đấu tranh vũ trang tại miền Nam. Chính vì vậy, năm 1957, Bác Hồ và Trung Ương đã cho gọi ông, người am hiểu địa thế và lòng dân phía nam ra Hà Nội để cùng trực tiếp điều hành. Nhiệm vụ cách mạng bấy giờ cùng với năng lực phù hợp của mình thì việc ông Lê Duẩn được bầu làm Bí Thư thứ nhất năm 1960 rõ ràng thể hiện cách dùng người đúng đắn của Bác Hồ và Trung Ương.

Thứ ba, ngoài nhiệm vụ cách mạng tại miền Nam, sứ mệnh của Đảng CSVN là xây dựng XHCN tại miền Bắc để làm hậu phương vững chắc chi viện miền Nam. Rõ ràng bộ máy Đảng và Nhà nước phải có sự phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân lãnh đạo. Người tiền phương về như TBT Lê Duẩn sẽ nắm trọng trách lớn trong việc đối đầu trực tiếp với Mỹ ngụy trong khi Hồ Chủ tịch và cách lãnh đạo phù hợp khác tập trung vào xây dựng nền kinh tế – chính trị – xã hội và sức mạnh quân sự cho miền Bắc cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế. Có thể thấy giai đoạn này Bác Hồ có nhiều chuyến công du nước ngoài, thiết lập mối quan hệ với các quốc gia khác và tranh thủ sự hỗ trợ của các nước bạn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thứ tư, Bác Hồ không phải là một biểu tượng quyền lực (như kiểu tổng thống Mỹ), mặc dù Người đóng vai trò tối cao trong tổ chức Đảng và Nhà nước. Các chức danh của Người thời kỳ này đều mang tính chất Danh dự (chủ tịch nước, chủ tịch Đảng) mặc dù với uy tín của Người đối với nhân dân và thế giới thì không quyền lực nào sánh bằng. Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự đoàn kết toàn dân, của tinh thần dân tộc, của tình bằng hữu quốc tế, của khát vọng Độc lập – tự do,… chứ không phải của quyền lực!

Thứ năm, về góc độ con người thì khi ấy Bác đã hơn 70 tuổi rồi. Ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, mười năm rừng rú kháng chiến dù không làm nhụt chí vĩ nhân nhưng cũng làm xác phàm phải chồn chân mỏi gối. Nhân dân, Đảng, Nhà nước đâu thể yêu cầu Bác phải tham gia vào tất cả công việc của một đất nước non trẻ đang ngổn ngang thù trong giặc ngoài như một giám đốc điều hành đối với doanh nghiệp của mình được ?

Thứ sáu, về mối quan hệ giữa TBT Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì chẳng có gì chân thực hơn bằng chính những lời bộc bạch của Đại tướng: “Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc… Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói: “Anh là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”.
Và thực tế thì Đại tướng vẫn giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị (đến 1982) – Bí thư Quân ủy Trung ương (đến 1977), Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam (đến 1975), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đến 1980).

***

Nói tóm lại, với cái não trạng của loài sâu bọ cùng cái tư duy nô lệ của chúng thì làm sao có thể hiểu được tầm vóc của các bậc vĩ nhân! Chỉ tiếc rằng không ít người, thậm chí cả các “trí thức già”, đã quá dễ dãi với việc tiếp nhận và tiêu hóa thông tin, dẫn đến việc hộp sọ họ vô tình trở thành nơi ấp trứng cho loài sâu bọ.

Với cá nhân tôi, nếu có chút gì đó làm cho Bác chưa được “toàn bích” là việc Người không bỏ được thuốc, điều làm hại sức khỏe của Người. Nhưng cũng chính hình ảnh Hồ Chủ Tịch và điếu thuốc rê ấy càng làm Người trở nên gần gũi, thân thương hơn và khiến cho những điều Người làm được cho dân tộc, cho đất nước và cho thế giới càng trở nên vĩ đại hơn. Điều quan trọng hơn nữa, Bác Hồ không phải là thần, là thánh, là Phật từ một cõi xa xăm, huyền ảo nào đó mà Người là hiện thân của những tinh hoa dân tộc Việt.

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍