Vậy thì, các vị “rận chủ Việt yêu nước Mỹ”, các ngài “nhân sỹ trí thức” tài cao tót vời, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ngâm cứu ca trù mà phán chuyện “hột nhưn”,.. hãy giúp chính phủ Mỹ “anh hùng mã thượng, tài năng đức độ” giải đáp những nghi vấn chính đáng của nhân dân Mỹ đang bị làm lơ 12 năm nay nhé. Làm được điều đó, chắc chắn các vị không cần nhọc công mất sức “mần cách mạng” tại Việt Nam nữa mà sẽ được trải thảm đỏ mời sang chính quốc tận hưởng không khí “dân chủ” như hằng mơ ước. Quý vị nên làm nhanh lên kẻo những chứng cớ bất khả phản bác dưới đây như những cây kim đang chờ đợi cơ hội để đâm thủng cái bọc chứa đầy âm mưu đen tối mà những kẻ thủ ác đang cố che đậy.
I. Sự sụp đổ của tòa tháp đôi.
1. Cấu trúc tòa tháp đôi
Tòa tháp đôi (WTC1 & WTC2) là 2 tòa nhà 110 tầng thuộc quần thể kiến trúc gồm 7 tòa nhà, có tên Trung tâm thương mại thế giới (World Trade Center), được kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế, xây dựng từ 1966 đến 4/1973 và đã từng giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới trong vòng 1 năm. Tòa nhà được áp dụng phương pháp xây dựng tiên tiến bấy giờ bằng vật liệu nhẹ và cấu trúc module nhằm cắt giảm chi phí và thời gian thi công.
Tháp đôi WTC như là hai cây cột cắm vào lòng đất 21m trên một tiết diện hình vuông cạnh 64m, cao 411m trên mặt đất. Trọng lượng của mỗi cây cột này khoảng 500,000 tấn. Thực ra trọng lượng bản thân không phải là tải trọng chính mà tòa tháp phải chịu mà là lực đẩy ngang do gió. Nằm bên bờ Đại Tây Dương, vùng New York phải hứng chịu những cơn bão lớn với tốc độ gió lên đến 225km/g. Do đó các tòa nhà ở đây có sức chịu đựng gấp hai lần các tòa nhà ở các vùng động đất. Riêng WTC chịu được áp lực gió lên đến 200kg/m2 tương đương với một lực 5,000 tấn tác động từ một phía vào tòa nhà. Hai tòa tháp có cấu trúc dạng ống gồm 244 cột thép vuông 360mm bao quanh một lõi có tiết diện 27m x 40m. Lõi này cũng có bộ khung là kết cấu thép được thiết kế để chịu tải trọng của tòa nhà. Các cột bao liên kết với lõi bằng các dầm thép cao 800mm. Trên các dầm thép này là sàn bê tông của các tầng lầu. Tòa tháp cũng được thiết kế cho va chạm của máy bay boeing 707-320B, tương tự như máy bay Boeing 767-200R đã đâm vào nó ngày 11/9/2001.
2. Diễn biến sự sụp đổ của tòa tháp
8:46:40 sáng giờ địa phương ngày 11/9/2001, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của American Airlines đâm xuyên toà phía bắc của Tháp Đôi thuộc Trung tâm thương mại thế giới. Đến 9:03:11 sáng giờ địa phương, chuyến bay 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào toà Tháp Nam, được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía Tháp Bắc. 9h59: Toà tháp phía nam của Tháp Đôi sụp đổ. Vào lúc 10h28, tức là 102 phút kể từ khi toà tháp phía bắc của Tháp Đôi bị tấn công, toà nhà cao hơn 100 tầng đã sụp đổ hoàn toàn, gần 30 phút sau toà tháp phía nam.
3. Các nghi vấn về sự sụp đổ của tòa tháp
Ngay từ khi vừa xảy ra sự kiện 11/9, dù đang trong lúc bối rối và thiếu thông tin, đã có không ít nghi ngờ của người dân Mỹ về sự sụp đổ của tòa tháp đôi. Một trong số đó là email của một người kỹ sư tên David Rostcheck gửi cho diễn đàn tại Topica.com, trong đó có đoạn: “Điều thực sự kinh khủng là – những chiếc máy bay để làm gì? Nếu bạn muốn phá hủy một tòa nhà, phải chăng sự hào nhoáng là điều cần thể hiện?”. Thật ra cũng chẳng cần phải là nhà khoa học, kỹ sư xây dựng – kiến trúc để không thể tin được việc một tòa nhà có thiết kế chịu đựng gấp 2 lần các tòa nhà ở khu vực động đất, chỉ trong hơn một tiếng đồng hồ đã biến thành đống xà bần và đám bụi khổng lồ chỉ vì bị một chiếc máy bay có khối lượng chưa bằng 1/1000 nó khoét một cái lỗ phía trên đỉnh.
Kết luận điều tra của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia (National Institute of Standards and Technology – NIST) khẳng định 2 chiếc máy đâm trúng WTC đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống cột trụ và vô hiệu hóa hệ thống chống cháy. Gần 38.000 lít nhiên liệu máy bay đã đổ tràn ra nhiều tầng nhà, châm ngòi cho các đám cháy bùng phát. Nhiệt độ lên đến 1.000 độ C làm các tầng lầu võng xuống và uốn cong các cột trụ vòng ngoài, gây ra những âm thanh như “tiếng nổ”. Khi các tầng nhà đổ sập xuống, sức nặng khủng khiếp đã tống gạch đá văng ra khỏi các cửa sổ bên dưới.
Nếu nhìn vào hình ảnh ngọn lửa đỏ khổng lồ bao chùm 1 phần tòa tháp, hẳn không ít người đồng cảm với kết luận này của NIST. Tuy nhiên, cần biết rằng ngọn lửa lớn đó không có nghĩa là nhiệt độ của nó cũng lớn tương ứng. Ngọn lửa trong sự kiện này là lửa cháy khuếch tán có nghĩa là nhiên liệu và ôxy không được hòa trộn trước khi cháy mà xăng bắn vào không khí và bắt lửa khi đạt gần đến tỷ lệ có thể phát cháy. Đây là ngọn lửa cho nhiệt độ thấp nhất trong các loại phản ứng cháy, bởi khi cháy ngoài nhiệt lượng làm nóng các phân tử carbonic và nước ra ngọn lửa còn phải truyền nhiệt lượng cho các phân tử nitơ trong không khí và cho các phân tử xăng không bị cháy. Và ngọn lửa lớn bao chùm phía ngoài tháp là do “đám mây” nhiên liệu của máy bay văng ra từ vụ va chạm, không trực tiếp tạo nhiệt nhiều cho kết cấu của tháp. Trong không gian rộng lớn của tòa tháp, lượng xăng lớn sẽ bị phân tán đi khắp nơi, nên thực chất thời gian để cháy hết rất nhanh. Đó là chưa kể trong kết cấu thép khổng lồ đó, nhiệt lượng sẽ được tản ra chứ không tập trung được. Do đó, những đám cháy còn lại chủ yếu là cháy các vật liệu văn phòng, mà theo các nghiên cứu trước đó chỉ ra là không quá 400°C – 500°C. Nhưng mỉa mai thay, nhiệt độ này thậm chí còn lớn hơn nhiệt độ của đám cháy xăng tỏa ra. Trang web http://911research.wtc7.net đã cất công làm một bài toán công phu để chứng minh rằng, trong điều kiện cháy hoàn hảo, không thất thoát nhiệt ra ngoài, thời gian đủ để sàn và bê tông cốt thép hấp thụ toàn bộ nhiệt thì 3.500 gallons nhiên liệu máy bay không thể tự nâng nhiệt độ khu vực này lên quá 275°C(!). Một dẫn chứng khác là người ta đã ghi nhận các cuộc nói chuyện điện đài của những người lính cứu hỏa đã leo đến những tầng nơi máy bay đâm vào, và họ chịu được nhiệt độ cháy của đám cháy ở những nơi đó ngay trước khi tòa nhà sụp đổ.
Chiếc xe bồn còn nguyên vẹn trong “vụ cháy 1000°C tại Hà Nội 6/2013. |
Ngoài ra còn rất nhiều nghi vấn không có lời giải thích thỏa đáng chung quanh việc sụp đổ của tòa tháp này như:
✈ Thời gian sụp đổ của tòa tháp diễn tra trong vòng 10 – 12 giây, với gia tốc gần như là rơi tự do. Điều này chỉ có thể xảy ra trong các vụ nổ có kiểm soát.
✈ Nano-thermite một loại thuốc nổ quân sự rất mịn dựa trên phản ứng nhiệt nhôm 2Al + Fe2O3 = Al203 + 2Fe sinh ra nhiệt độ làm nóng chảy sắt thép được tìm ra trong bụi của ngày 11 tháng 9.
✈ Nếu nói rằng nhiệt độ vụ cháy tại chỗ bị đâm làm thép bị biến dạng thì chắc chắn sự biến dạng đó ko thể đồng đều trên mọi tiết diện của tháp, đặc biệt là trong trường hợp tháp WTC2, bị máy bay đâm xiên vào 1 góc. Như vậy làm sao các tòa tháp có thể sụp đổ theo một quỹ đạo gọn gàng thẳng tắp đến vậy được?
✈ Làm cách nào mà một vụ cháy và sụp đổ có thể tán bê tông thành bụi trải dài hàng kilomet ra các khu vực chung quanh?
Các trụ nhà bị cắt vát như trong các vụ nổ kiểm soát! |
✈ Giải thích thế nào về việc các cột thép của WTC bị cắt vát ngọt ngào, điều thường xảy ra trong các vụ nổ phá buiding có kiểm soát.
✈ Những chiếc máy bay nổ tung và cháy với nhiệt độ “chảy cả thép” nhưng lạ kỳ thay, người ta vẫn tìm thấy được cuốn hộ chiếu vẹn nguyên của kẻ “khủng bố” trong khi những chiếc hộp đen mình đồng da sắt thì mất tăm mất tích (!). Chưa hết, mới đây ông Mike Springman, cựu lãnh đạo văn phòng cấp thị thực của Mỹ tại Jeddah, Saudi Arabia đã công khai cáo buộc chính CIA đã cấp thị thực cho các tên khủng bố này.
Hộ chiếu của Satam al-Suqami được một người nào đó nhặt được trên đường Vesey gần tòa tháp đôi. |
✈ Để thay đổi không khí, mời các bạn “thực nghiệm” về một trường hợp máy bay đâm tòa nhà khác. Ngày 6/12/2005, chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng, bốn động cơ C-130 của Iran đã đâm vào một tòa chung cư 10 tầng ngay tại Tehran, làm thiệt mạng 116 người. Chiếc máy bay C-130 này nhỏ hơn chiếc Boeing 757 một chút nhưng nếu so sánh tỷ lệ kích thước – khối lượng giữa nó và tòa nhà với giữa cái Boeing và tòa tháp thì rõ ràng là chênh lệch rất lớn. Đó là chưa kể sẽ thật hài hước nếu so sánh chất lượng của cái chung cư cũ kỹ ấy với tòa tháp chọc trời – niềm tự hào của nước Mỹ. Ấy vậy mà không hề có chuyện tòa nhà nhỏ bé kia bị sụp đổ hay bị “tán” thành bụi!
Vụ đâm máy bay thảm khốc nhưng tòa nhà cũ kỹ vẫn “bình chân như vại”, các mảnh cánh, bánh xe,.. vẫn có ở hiện trường chứ không biến mất như các vụ khủng bố vào Lầu 5 góc hay rơi tại Shanksville. |
Trước sự kiện 11/9/2001, tòa tháp phía bắc WTC1 đã từng bị đánh bom. Ngày 26/02/1993, khoảng 540 – 675kg chất nổ “được pha trộn theo tỷ lệ hợp lý, gây ra hiệu ứng kích nổ dây truyền, thậm chí mạnh hơn cả TNT hay C-4” đặt trong một chiếc xe chở hàng tại tầng hầm giữ xe B-22, đã phát nổ. Vụ nổ với áp lực lên tới 150.000 psi đã tạo một cái hố đường kính khoảng 30m, xuyên phá 4 tầng bê tông cốt thép bên dưới. Tuy nhiên, mục đích đánh sập tòa nhà bằng cách “đốn giò” của các tay khủng bố đã không được hoàn thành, dù rằng vụ nổ đã giết chết 6 người và làm bị thương hơn 1000 người khác.
II. Sự sụp đổ của WTC7.
Để trả lời cho câu hỏi vì sao tòa nhà WTC7 dù không bị máy bay đâm vào, cũng chẳng bị tòa tháp nào đổ vào nhưng vẫn bỗng nhiên trở thành một đống xà bần, báo cáo của NIST (2008) “phán” rằng: WTC 7 sập do các đám cháy bùng phát từ vụ sập tòa tháp Bắc kế cận và cháy liên tục trong vòng 7 giờ. Không có chứng cứ cho thấy có thuốc nổ cũng như tiếng nổ được ghi nhận. Những vật liệu gây nổ mà các nhà khoa học tìm thấy trong bụi chỉ là một loại sơn lót (!).
WTC7 đứng sừng sững khi tòa tháp đôi sụp đổ, |
Thậm chí trước đó, trong báo cáo của Ủy ban quốc hội điều tra vụ 11 tháng 9 không hề có một lời nào về sự sụp đổ của tòa nhà này. Khôi hài hơn, trong một cuộc phỏng vấn năm 2008 (5 năm sau sự kiện 11/9) về việc này, ngài Thượng nghị sĩ “khả kính” Joe Lieberman đã “mặt trơ mày tráo” phán rằng: “Tôi không có bằng chứng là điều này đã xảy ra.” (I have no evidence that this really occurred)! Do vậy, cũng thật dễ hiểu khi trong cuộc thăm dò của hãng YouGov năm nay, có đến 46% người được hỏi không hề biết có tòa tháp thứ ba sụp đổ trong ngày 11-9 (!). Tiếc cho chính phủ Mỹ là trong thời đại CNTT hiện nay, người ta không thể dễ dàng che giấu và cho “chìm xuồng” những trò bẩn của mình (như vụ Kennedy).
WTC7 là một tòa nhà 47 tầng, cao khoảng 190m, nằm cách tòa tháp WTC1 khoảng 107m (350ft). Đây là nơi “đóng đô” của các cơ quan khét tiếng của chính phủ Mỹ như Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (Central Intelligence Agency – C.I.A), Sở mật vụ Hoa Kỳ (U.S Secret Services). Có lẽ vì vậy nên nó cũng tự chọn cho mình một “cái chết” chẳng giống ai: tòa nhà chọc trời có kết cấu thép đầu tiên và duy nhất trên thế giới bị sập vì một đám cháy! (nếu người ta tin vào kết luận của NIST).
Sơ đồ phân bố sự phân tán các mảnh vụn từ sự sụp đổ của tòa tháp đôi do Cơ quan liên bang quản lý tình trạng khẩn cấp (FEMA). WTC7 hầu như chẳng chịu ảnh hưởng gì mấy ngoài vài viên gạch vụn! |
Một “cái chết” quan trọng đến như vậy, có khả năng mang tính chất lịch sử trong ngành kiến trúc cần phải nghiên cứu kỹ, nhưng toàn bộ hàng nghìn tấn thép từ tòa nhà này đã bị nhanh chóng đưa đi để nấu chảy và bán cho … Trung Quốc, Ấn Độ. Đúng là người Mỹ, làm ăn rất nhanh chóng, gọn gàng! Chỉ trong vòng có hơn 2 tuần, hầu hết đống xà bần thép khổng lồ của riêng WTC7 đã được “ưu ái” dọn dẹp, dù trước đó ông thị trưởng New York bấy giờ là Giuliani nói rằng phải mất hơn 1 năm để dọn dẹp toàn bộ đống đổ nát ấy (!). Trong vụ sập WTC7 này không có thương vong do những người ở đây đã được sơ tán trước đó nên cũng chẳng thể nói rằng cần phải nhanh chóng dọn dẹp để phục vụ cứu hộ. Giải thích cho sự nhiệt tình quá mức này, ông thị trưởng Bloomberg nói rằng: Nếu muốn tìm hiểu về phương pháp thiết kế và xây dựng thì hiện nay đã có máy tính chứ nhìn vào vài mảnh kim loại này cũng chẳng nói nên được điều gì cả (!).
Và đây là cách WTC7 sụp đổ dù không có “máy bay” nào đâm vào |
Mặc dù coi đống sắt vụn đó là rác rưởi chẳng có giá trị gì cho cuộc điều tra một vụ án kinh thiên động địa của thiên niên kỷ mới nhưng lạ đời thay, các nhà chức trách Hoa Kỳ không ngần ngại trang bị GPS (1000 USD / bộ) cho toàn bộ các xe chở “rác” này và thậm chí tập trung vào việc “đổ rác” đến mức đuổi việc một tài xế chỉ vì anh ta dừng xe ăn trưa hơi lâu (1 tiếng rưỡi)! Không hiểu là do đây là một thứ rác quá nhạy cảm hay Mỹ vốn sang như vậy!
✈ Đến giờ “thực nghiệm” rồi, hãy so sánh đám cháy khủng khiếp tại WTC7 như lời giải thích ngọt ngào của chính quyền Mỹ với một số vụ cháy khác xem sao…
Đây là tất cả những gì “kinh khủng” nhất về vụ cháy tại WTC7! Và tòa nhà 47 tầng này đã “sụm bánh chè” không lâu sau đó! |
Tòa nhà WTC5 nằm ngay trong phạm vi “tai bay vạ gió” từ sự sụp đổ của tòa tháp đôi và bị cháy dữ dội, nhưng không hề sập! |
Khách sạn Mandarin Oriental tại Bắc Kinh bị biến thành 1 bó đuốc năm 2009 nhưng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. |
Dưới đây là video về một số vụ cháy cao ốc khủng khiếp khác trên khắp thế giới, tất cả đều không bị “sụm bánh chè” như “hàng Mỹ”. Thậm chí ai thích “hàng Việt” thì có thể hồi tưởng về vụ cháy tháp đôi EVN tại Hà Nội năm 2011. Mới đây nhất thì có vụ cháy khách sạn 40 tầng cao nhất ở Checnya suốt 7.5 tiếng đồng hồ.
III – Chuyến bay số 77 đâm vào Ngũ giác đài.
Năm 2006, Mỹ công bố đoạn video an ninh quay cảnh chiếc máy bay đâm vào Lầu năm góc. Tất cả những gì của chiếc Boeing 757 chuyến 77 của hãng hàng không American Airlines trước khi lao vào tòa nhà trong video này chỉ là một vệt mờ màu trắng!
Rất nhiều người đã mổ xẻ video này và họ nghi ngờ rằng “vật thể bay không xác định” đó rất có thể chẳng phải là một cái 757-200 như những gì chính phủ Mỹ công bố. Thậm chí một số người khẳng định đó là 1 quả tên lửa hành trình hoặc chỉ là 1 chiếc máy bay nhỏ (dạng điều khiển từ xa).
Ngoài ra còn cơ man nào là “những câu hỏi lớn không lời đáp, nên đến bây giờ mặt vẫn chau” có thể liệt kê ra dưới đây:
✈ Các huấn luyện viên đánh giá trình độ của “bọn không tặc” là không có khả năng điều khiển thậm chí cả loại máy bay hạng nhẹ một động cơ. Tại trường huấn luyện bay còn ghi lại đánh giá về một trong những phi công-không tặc như sau: “Anh ta không thể bay đơn”. Nhưng trong một ngày xuất thần, được đấng tạo hóa toàn năng dẫn dắt, chỉ bằng mớ kiến thức thu nhặt được qua sách, internet và chút kỹ năng bị đánh giá thảm hại trong các khóa đào tạo, những “kẻ khủng bố” đã khéo léo bay tới các mục tiêu và phá hủy chúng một cách chính xác, hoàn hảo, điều mà ngay cả các phi công thượng thặng cũng phải khâm phục. Trong vụ đâm vào tòa tháp đôi, chiếc Boeing-737-300 với sải cánh rộng 47 mét chỉ nhỏ hơn chút ít so với bề ngang của tòa tháp là 63 mét. Vậy mà các cú đâm chính xác như xạ thủ bắn tỉa, nhất là trong điều kiện khói bay mịt trời khi đâm vào WTC2! Các phi công cự phách này đã hành động với độ chính xác không phải của người thường, cứ như có ai đó đã có sự dẫn dắt họ?! Trong trường hợp chiếc Boeing-757-200 đâm vào Ngũ giác đài, độ khó còn đáng nể hơn: Chiều cao tòa nhà 24 mét, còn chiều cao máy bay hơn 13 mét. Vậy mà vật thể kềnh càng này đã làm một cú đâm hoàn hảo vào chính xác ở độ cao giữa tầng 1 và tầng 2. Hẳn mọi người cũng đã biết đến không ít các vụ hạ cánh máy bay chỉ vì thiếu chuẩn xác 1 chút xíu đã đâm thẳng xuống đường băng. Đó là các phi công kỳ cựu đấy còn được hướng dẫn bởi các đài điều phối không lưu, sân bay,… Vậy mà các tay phi công – khủng bố nghiệp dư, tập lái máy bay nhỏ còn chưa xong, không cần bất kỳ sự hướng dẫn nào từ mặt đất vẫn làm được một cách hoàn hảo. Tài tình hơn nữa, vị trí bị máy bay lao vào lại là khu vực đang được sửa chữa của Lầu năm góc, nơi Cục chống khủng bố vừa dọn đi khỏi đó còn Trung tâm chỉ huy hải quân thì chưa kịp chuyển tới. Thật là thánh!
✈ Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ (CBO) khoe rằng: có thể bắn trúng một đầu đạn nhỏ hơn thùng dầu bay trong khí quyển với vận tốc 13.000 dặm/giờ, và tất cả chỉ diễn ra trong vòng vài phút. Chắc do tiêu chuẩn của hệ thống này quá cao nên không thể ngăn chặn được mấy chiếc máy bay thương mại chỉ “lết” với vận tốc khoảng 600 dặm/giờ, cho dù chiếc máy bay tấn công bộ não quân sự quốc phòng của nước Mỹ diễn ra sau vụ tấn công đầu tiên vào WTC đến gần 50 phút. Chưa hết, ở Đông Bắc Mỹ có tới 16 căn cứ không quân, trong đó căn cứ không quân Andrews chỉ cách Lầu Năm Góc có vẻn vẹn 10 dặm! Nhưng như mọi người đều biết, chẳng hề có bất cứ sự can thiệp nào! Ở Việt Nam, người dân chỉ cần cảm thấy mấy xe cứu hỏa đến chữa cháy hơi muộn là đã có một “cơn mưa đá” trên khắp mặt báo, diễn đàn, mạng xã hội,… rồi! Có lẽ tiêu chuẩn Mỹ áp dụng cho vụ khủng bố này là ngoại lệ!
CMND của Majed Moqed cũng được thấy trong đống đổ nát của Ngũ giác đài. |
✈ Hư hại của Lầu năm góc không quá nghiêm trọng so với hậu quả va chạm của một chiếc máy bay nặng 115 tấn, đang bay với vận tốc từ 400 đến 700 km/h, trong khi những chiếc tương tự lại được coi là thủ phạm làm sập tòa tháp đôi khổng lồ. Trên bãi đất trước tòa nhà không hề có một mảnh vỡ máy bay nào, còn trên cỏ không có những dấu vết của vụ cháy dầu từ thùng nhiên liệu của máy bay.
✈ Cùng là những vụ đâm máy bay trong cùng một sự kiện nhưng đám cháy ở WTC được cho là có nhiệt độ làm nóng chảy cả thép, trong khi tại Lầu Năm Góc, những bức ảnh cho thấy các đồ dùng văn phòng lại còn rất nguyên vẹn thay vì bị cháy thành than!
✈ Lỗ thủng ở Lầu Năm Góc quá nhỏ và quá dài (310ft) so với kích thước của máy bay Boeing 757 (sải cánh 124ft, dài 155ft) và không thấy các bộ phận cánh, động cơ cũng như các loại đồ dụng đặc trưng khác của loại máy bay này ở hiện trường tại Lầu Năm Góc.
Chiếc máy bay xuyên phá qua các lớp bê tông như một viên đạn! |
IV – Hành tung bí ẩn của chuyến bay UA93
Có lẽ trong 4 chiếc máy bay của vụ 11/9, chuyến bay số 93 của United Airlines ít được quan tâm nhất, đơn giản vì nó đã không “hoàn thành nhiệm vụ khủng bố” và vì số phận của nó có vẻ rõ ràng với các “hành khách – anh hùng”. Nhưng sự thật có êm ả vậy không? Hành tung chiếc máy bay này thật ra cũng bí ẩn không kém các máy bay kia, với rất nhiều nghi vấn chưa được giải đáp. Hai nghi vấn chính là 1) Máy bay này đã bị bắn hạ chứ không phải rơi xuống đất; 2) Máy bay này thực chất không bị rơi và hiện trường được ngụy tạo.
Mô phỏng chiếc máy bay của United Airlines rơi theo “kịch bản” của chính quyền Mỹ. |
✈ Chính quyền Mỹ công bố đã tìm thấy hộp đen, trong đó ghi lại cuộc bàn bạc cho đâm máy bay của bọn không tặc, cũng như các cuộc điện thoại từ hành khách gọi về cho người thân. Tuy nhiên, trong việc này cũng rất nhiều điểm đáng ngờ. Thứ nhất, trong thời điểm bấy giờ xác suất kết nối thành công của điện thoại di động từ trên máy bay phản lực đang bay với vận tốc hành trình và độ cao bình thường chỉ vào khoảng 1%. Xác suất 2 lần kết nối là 1/10.000. Vậy mà có đến 13 cuộc gọi ngon lành! Những số liệu này đã được giáo sư toán học kiêm khoa học gia máy tính người Canada, Alexander Dewdney, chứng minh bằng thực nghiệm năm 2003, trong “Dự án Achilles”, khi ông tập hợp một số nhà nghiên cứu và 3 lần bay trên máy bay thuê để kiểm nghiệm việc liên lạc từ những chiếc điện thoại do các hãng khác nhau chế tạo. Thứ hai, các cuộc gọi này mang dáng dấp một kịch bản tạo dựng các hình tượng anh hùng nhưng có các yếu tố khá sượng, như Mark Bingham gọi về cho mẹ ruột mình lại xưng cả họ lẫn tên: “Mẹ..mẹ.. con là Mark Bingham”. Các hành khách thực hiện các cuộc gọi cũng là các hành khách được cho là đã có những hành động dũng cảm chống lại “âm mưu của khủng bố”: Mark Bingham, Todd Beamer, Tom Burnett và Jeremy Glick. Họ là những người được “cơ cấu làm anh hùng”!
✈ Chiếc Boeing 757 được công bố là đã bị lật ngửa và cắm đầu xuống đất theo 1 góc khoảng 40° và chui tọt xuống lòng đất như thể khu mỏ than cũ này là một cái đầm lầy. Nhân chứng duy nhất trực tiếp nhìn thấy chiếc máy bay lao xuống đất là Lee Purbaugh, một cựu quân nhân, vừa tới nới đó làm việc được 2 ngày(!?). Lisa Beamer, góa phụ của “anh hùng” Todd Beamer đã mô tả pha tiếp đất này trong cuốn sách Let’s Roll!: Ordinary People, Extraordinary Courage của mình như sau: “Máy bay đâm mạnh vào trái đất như thể chiếc thìa nhúng vào ly cà phê: chiếc thìa đẩy cà phê lùi lại nhưng ngay lập tức cà phê lại bao kín chiếc thìa như chưa từng có chuyện gì xảy ra trên bề mặt của nó. Tất cả những gì còn lại của chuyến bay 93 đã được chôn vùi sâu vào lòng đất”. (!) Nói tóm lại là, chiếc máy bay đã bị lòng đất “nuốt chửng” hoặc cũng có thể hiểu rằng nó tự tạo đào cho mình 1 cái mộ, chui xuống và đất mẹ giúp lấp đất lại. Đó cũng là cách giải thích của các nhà chức trách Mỹ về hiện trường “sạch sẽ” không một giọt máu, không một xác chết, không có các thành phần quan trọng của máy bay,.. khi họ công bố 80% chiếc máy bay đã bị chôn vùi cùng với 44 nhân mạng và 5.500 gallons nhiên liệu (nhưng không hề có dấu vết một vụ cháy khủng khiếp mà chỉ là một cái hố âm ỉ khói)!
Chiếc máy bay được cho rằng đã đi vào lòng đất như thế này! |
Sau 2 tuần tìm kiếm, ngày 24/09/2001, FBI công bố rằng họ đã hoàn thành việc điều tra hiện trường, thu hồi được 95% chiếc máy bay dù họ chẳng hề trưng ra được cái gì đáng kể ngoài một động cơ cánh quạt nặng 1000 pounds (454kg) cách nơi máy bay đâm gần 300m (!), khoảng 8% những gì còn sót lại của 44 nạn nhân (họ được cho là đã cháy rụi!). Thật là một kịch bản tai nạn lạ thường của một trí tưởng tượng phong phú như những tác giả của loạt phim hoạt hình Tom & Jerry. Dưới đây là một số câu hỏi đang chờ các “nhân sỹ trí thức” giải thích giùm…
1. Giả sử bằng một cách nào đó chiếc máy bay đang lao với tốc độ 500 dặm / giờ chui tọt được xuống đất (ít nhất 80%) và bị đất lấp lại. Vậy thì làm sao mà nó có thể cháy rụi trong môi trường kín khí vì bị chôn vùi trong lòng đất? Nếu nó không cháy rụi sao chẳng có gì kể cả ghế, cánh, đuôi,… và xác người? Nếu nó bị nổ (như “nhân chứng” kể về một cột khói hình nấm) thì hiện trường phải là một cái hố lớn và đất đá bay ra chung quanh chứ làm sao mà lại vùi lấp phần còn lại của máy bay được?
Chiếc máy bay được cho là chui tọt xuống dưới lòng đất thế này! |
2. Bằng cách nào đó cái thân hình thoi của máy bay có thể chui xuống lòng đất thì cũng khó lòng mà tin nổi 2 cánh máy bay cũng có thể làm được điều đó. Nhưng lạ kỳ thay, chẳng có một dấu vết nào về đôi cánh và cái đuôi của máy bay, dù rằng một động cơ của nó (nằm dưới mỗi cánh), nặng tới 1000 pounds lại được tìm thấy cách hiện trường vụ đâm máy bay tới gần 300m (!). Nhà chức trách Mỹ cho rằng do máy bay khi đâm xuống đất với tốc độ rất lớn nên động cơ này va đập với mặt đất và văng ra xa. Nếu như vậy thì cả cụm động cơ 3.221kg đó phải còn gần như nguyên vẹn dù bị vỡ hay móp méo nặng vì va chạm chứ làm sao bị rút gọn lại còn có 454kg?
Mỗi chiếc Boeing 757 được trang bị cặp động cơ cánh quạt Pratt & Whitney PW203, mỗi chiếc nặng 7.100 pounds (3.221kg) |
3. Chiếc máy bay đâm xuống đất với vận tốc 500 dặm / giờ, khiến cho “tan rã cả kim loại, xương và thịt. Phải mất hơn ba tháng để xác định hài cốt của 40 hành khách và phi hành đoàn và bốn tên không tặc bằng quá trình loại trừ”. Ấy vậy mà người ta lại dễ dàng tìm thấy những bằng chứng cáo buộc tội khủng bố cho mấy tay Ả rập, như: những lá thư của Mohamed Atta, hộ chiếu các tay khủng bố, chiếc khăn rằn Ả rập…
Kim loại và xương thịt đều tan chảy nhưng giấy và vải thì không sao! Thật là kỳ là những thứ giấy tờ liên quan đến tụi khủng bố đều khó bị phá hủy và dễ tìm thấy! |
✈ Tổ chức Những phi công vì sự thật 11/9 (Pilots For 9/11 Truth) đã phát hiện một bản ghi của Kiểm soát không lưu (Air Traffic Control (ATC) transcripts), do Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang (Federal Aviation Administration) cung cấp. Thông tin trong đó chỉ ra rằng chuyến bay 93 vẫn phát tín hiệu về độ cao, tọa độ nhiều phút sau khi được báo cáo là đã rơi tại Shanksville (10:03). Cụ thể, lúc 10:10, tọa độ của UA93 được báo cáo là N39 51 – W78 46 (39 độ 51 phút Bắc – 78 độ 46 phút Tây), cách khá xa vị trí được cho là nơi máy bay đâm xuống đất.
✈ Ngày 11/09/2001, phóng viên Paul Singer đăng trên tờ AP về việc chuyến bay 1989 của hãng Delta bị ép hạ cánh tại sân bay Cleveland Hopkins lúc 10:45 vì bị nghi ngờ khủng bố, đồng thời có một chuyến bay khác không được nêu tên cũng trong tình trạng tương tự. Trang tin của WCPO-TV lúc 11:43 ngày 11/09/2001 cũng đưa tin về vấn đề này và chỉ đích danh chuyến bay 93 của United Airlines. Những thông tin này sau đó đã được xóa bỏ vì “không đúng”. Nhưng với tất cả những thông tin lủng củng, thiếu logic và không rõ ràng quanh sự việc này, không ít người cho rằng những dòng tin đó bị xóa bỏ là vì “đúng sự thật”.
✈ Để có một sự hình dung cụ thể về hiện trường các vụ rơi máy bay, xin mời các bạn tham khảo một số trường hợp dưới đây.
➫ Chiếc Boeing 747-400 chở hàng của Mỹ rơi tại Afghanistan tháng 04/2013 khiến 7 người trong tổ lái chết.
Hiện trường vụ rơi máy bay Boeing 747 của Mỹ tại Afghanistan |
➫ Vụ chiếc máy bay Boeing 747-121, chuyến 103 của hãng Pan American World bị đánh bom, rơi tại Lockerbie, Scotland năm 1988, giết chết 259 người trên máy bay và 11 người dưới mặt đất. Máy bay đang ở tốc độ khoảng 500 dặm / giờ thì bom nổ, tức là bị 2 lần tác động, bởi bom và va chạm với mặt đất.
Những gì còn lại của chiếc Boeing 747-121 tại Lockerbie, 1988 |
Nhìn lại nơi được cho là hiện trường chiếc Boeing 757 tại Shanksville, có cảm tưởng như đó là một cái hố rác mới được đốt xong, còn đang âm ỉ khói.
V – Các nghi vấn khác xung quanh sự kiện 11/9/2001.
1. Các phi vụ giao dịch nội gián.
Theo tài liệu “Ngày thứ ba đen tối” (Black Tuesday) của Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Herzliyya về chống khủng bố (Herzlyya International Policy Institute for Counter Terrorism – ICT) của Israel ngày 21-9-2001, đã có những giao dịch bất thường trên thị trường chứng khoán đối với các mã cổ phiếu của các công ty có liên quan đến vụ khủng bố 11/9/2001 trong tuần trước khi xảy ra sự kiện này.
Sự tăng vọt bất thường tỷ lệ quyền chọn bán / mua của UAL |
✈ Lượng “quyền chọn bán” (Put option) tăng đột biến đối với các công ty sẽ gặp thiệt hại trong vụ khủng bố như: 2 hãng hàng không American Airlines (mã AMR) và United Airlines (UAL); các công ty tài chính có trụ sở trong tòa tháp đôi như Merrill Lynch & Co., Morgan Stanley và Bank of America; các công ty tái bảo hiểm Munich Re và the AXA Group. Theo OR/MS Today, trong ngày 06/09/2001, tỷ lệ giữa quyền chọn bán và quyền chọn mua của United Airlines tăng đến 25 lần bình thường (!)
✈Lượng “quyền chọn mua” (Call option) của các công ty sẽ “thắng lợi” nhờ sự kiện 11/9 cũng tăng bất thường: quyền chọn mua của Raytheon, công ty sản xuất tên lửa Patriot vàTomahawk tăng 6 lần trước vụ tấn công; trái phiếu kho bạc Mỹ loại 5 năm cũng được tăng mua bất thường và giá trị của nó tăng vọt sau sự kiện này.
2. Ông chủ WTC “biến họa thành phúc”
Larry Silverstein, chủ khu phức hợp WTC, thông thường sáng nào cũng dùng bữa, uống cà phê với đối tác tại nhà hàng Windows on the World trên tháp Bắc, một trong 2 tòa tháp đôi bị máy bay đâm vào, trừ … ngày 11/09/2001 vì “có hẹn với bác sĩ”. Silverstein chỉ mới giành quyền quản lý, kinh doanh tại WTC vào tháng 7/2001, với giá 3,2 tỷ USD. Ngay sau đó, ông ký hợp đồng bảo hiểm cho khu cao ốc với nhiều đối tác khác nhau, trong đó, đặc biệt phải có điều khoản quy định rằng ông sẽ được bồi thường 3,55 tỉ USD nếu “xảy ra tấn công khủng bố gây thiệt hại cho WTC”. Và chỉ 2 tháng sau, chuyện mà ai cũng biết đã xảy ra (!). Silverstein kiện các hãng bảo hiểm ra tòa để đòi bồi thường tổng cộng 7,1 tỉ USD với lập luận rằng “2 máy bay đâm vào 2 tòa nhà thì rõ ràng đó là 2 vụ khủng bố chứ không phải một”. Theo tờ Daily Mail, sau nhiều năm trời tranh tụng, cuối cùng các bên đồng ý với sự dàn xếp của tòa và Silverstein nhận 4,5 tỉ USD vào năm 2007. Thật là một con người nhạy bén với kinh doanh và biết “đánh hơi” trước rủi ro để “biến họa thành phúc”!
3. Các vụ khủng bố bằng chất gây bệnh than
Ngày 09/10/2001 những bức thư chứa chất gây bệnh than (anthrax) được gửi cho Chủ tịch ủy ban tư pháp thượng viện Mỹ Patrick Leahy và lãnh đạo phe đa số thượng viện Tom Daschle. Hai thượng nghị sĩ đảng Dân chủ này là những người muốn trì hoãn việc thông qua “Đạo luật yêu nước” (Patriot Act), cho phép chính phủ Mỹ theo dõi, nghe lén công dân,… Vậy là chỉ một tuần sau, chính quyền Bush đã nhận được cái gật đầu của 2 ông này (!).
Trước đó, chỉ 1 tuần sau vụ khủng bố, ngày 18/09/2001, những bức thư chết người này đã được gửi đến các cơ quan báo chí, truyền thông của Mỹ: ABC News, CBS News, NBC News, the New York Post, và American Media Inc. (AMI). Hậu quả là làm 5 người chết, 17 người bị thương. Toàn bộ đều là các nhân viên bưu điện, tòa nhà, bệnh viện,.. chứ không phải các lãnh đạo hay phóng viên của các cơ quan truyền thông này.
Loại vũ khí sinh học này rất phức tạp và chỉ có thể tạo ra trong các phòng thí nghiệm quân đội Mỹ. Các cuộc điều tra của FBI tập trung vào Bruce Edwards Ivins, một tiến sĩ về vi sinh học, vắc xin và vũ khí sinh học tại căn cứ Fort Detrick, Maryland. Ngày 27/07/2008, Ivins được phát hiện chết do dùng Paracetamol quá liều (!?). Dù không có bằng chứng cụ thể nào về việc Ivins tham gia vào vụ khủng bố, ngày 6/8/2008, công tố liên bang Mỹ tuyên bố Ivins là thủ phạm duy nhất (!). Ngày 19/2, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố kết thúc điều tra vụ phát tán vi trùng bệnh than bằng đường bưu điện và khẳng định tiến sĩ Bruce E. Ivins, nhà nghiên cứu sinh học quốc phòng, đã một mình thực hiện vụ tấn công trên (!). Thế là “chìm xuồng”! Một ông tiến sỹ trong phòng thí nghiệm thì đe dọa đám báo chí vì lý do gì, trừ phi ông ta là thủ phạm chủ mưu vụ 11/9!!!
Như những bộ phim Hollywood, “bom tấn” mà chính phủ Mỹ đem ra chiêu đãi nhân dân Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung có thừa sự hoành tráng nhưng thiếu sự hợp lý và quá nhiều sơ hở. Vậy mà mặc kệ người đời khen chê, “bom tấn 11/9” vẫn “ra rạp” và các ông chủ đằng sau kịch bản ấy lại bộn thu. Chỉ tiếc rằng các diễn viên bất đắc dĩ của “bộ phim” này đã chẳng bao giờ có cơ hội để nhận cát xê từ các ông chủ! Tin hay không thì tùy nhưng hãy xem và cảm nhận bằng đúng tư duy của mình!
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍
Thank bạn.
Vấn đề này thì mình cảm thấy từ ngay 11/9 rồi. Vì nó chỉ là cái cớ để đánh Afg mà thôi. Giống như sự kiện vịnh bắc bộ ở Việt Nam mà thôi.
Hay quá! Hoan hô và kính nể Thanh Tùng, Cảm ơn nhiều, nhiều, nhiều lắm nhé! Đã cho mình một số kiến thức quá tốt
Hà Thanh Minh
Há….há… "dư luận viên" có thêm tay to rồi :))
Chào mừng nhà mới của bác!
Cảm ơn bác
Tổng hợp hay lắm! :>)
Dù sao rồi sau vài mươi năm nữa sự thật mới được Chính phủ Mỹ chính thức giải mật.
Thông báo: Thienly (Lee, Lì, Lìn) mở mặt trận chống rận mới tại locliec.blogspot.com, mời các bạn ghé thăm, khuyến mãi đặc biệt cho các loại rận.
Rận chủ chỉ "đòi" dân chủ cho Việt Nam thôi, tiện thể đòi phục sinh xác chết vịt, ngan, cọng hành luôn. Chứ sống ở xứ tự do, dân chủ mà đòi dân chủ nữa BU cả giận có mà tuột quần lần nữa chứ lị (lol)
Chi tiết: http://www.doi-mat.vn/2013/10/119-bom-tan-cua-hollybush.html#ixzz2gSMvLAOi
Doi-Mat.vn
Follow us: doimat.cuanhcuem.net on Facebook
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
(h)
Bọn rận chủ chấy thức yêu nước Mĩ đâu ? Ngon vào đây biện hộ cho ông chủ chúng mày đi lũ mặt người dạ thú .
@-) @-) @-)
Khâm phục bác đã nghiên cứu kĩ càng đến như thế .