– Tác giả bài viết tỏ ra vô cùng trân trọng, yêu quý Bác Hồ, luôn so sánh những sự kiện bây giờ với “thời còn Bác Hồ”. Ấy vậy mà đức tính hàng đầu và dễ nhận biết, dễ học tập nhất của Bác là tính khiêm tốn thì tác giả bài viết này chẳng hề thể hiện được tí xíu gì là đã học hỏi được. Hàng loạt các danh xưng được tác giả “khoe” ra để “tăng trọng” cho bài viết (làm tôi cứ liên tưởng đến bộ ngực núng nính huy chương của các vị tướng Triều Tiên). Tôi thấy thói quen “phô bày” này thường chỉ có ở các vị “rận sỹ chấy thức” chứ các vị lão thành cách mạng, vào ra sống chết đã quen rồi thì xá gì cái hư vinh!?
– Tác giả bài viết là một người có đến 65 năm tuổi Đảng mà nói về CN Mác cứ như là một người “mù” chính trị vậy.
– Tác giả là một “người Đảng viên kiên cường luôn vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước, của Đảng của Bác Hồ” mà cả bài toàn những lời đòi Đảng CSVN phải từ bỏ CN Mác – Lênin!?
Cụ Đặng Văn Việt |
Đó, toàn những mâu thuẫn đập nhau chan chát trong phạm vi một bài viết vừa đôi trang A4. Thử hỏi có con người minh mẫn, bình thường nào làm điều đó? Cụ Việt nay đã 93, thuộc hàng thượng thượng thọ rồi nên việc cụ được các vị “trí thức hàng đầu” “cầm tay” hỗ trợ là chuyện quá đỗi dễ hiểu. Nhớ hôm nào, anh ba sàm còn vỗ ngực khoe khoang về người “học trò U70” trên blog, có lẽ chẳng khác tình trạng cụ Việt là bao. Nói thật, các cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, Đặng Văn Việt,… ở cái tuổi gần đất xa trời này, dẫu có muốn tìm hiểu nhân tình thế thái trên in tờ nét thì có lẽ màn hình máy tính cũng chẳng thể vượt quá được mấy trang Bô shit, Quê choa, Ba sàm bá láp, Xuân diêm dúa, máu trên máu dưới,.. mà các vị “trí thức” đã “khuyến cáo” cho. Bản “góp ý” ký tên cụ Việt này xem ra cũng chẳng khác gì trò “cáo già mượn oai hùm lão” để lòe thiên hạ của mấy vị chủ nhà Bô shit. Thôi thì các vị ấy đã có lòng thì tôi cũng gắng kiếm mắm tôm cho đủ lễ. Để giữ nguyên “trọng lượng” của bản góp ý này như mong muốn của Bô shit, tôi coi như tác giả là 1 nhân vật “ảo” với các thuộc tính “lão thành cách mạng 65 năm tuổi Đảng”, “hùm xám”, “anh hùng dân phong”, “Đảng viên trung kiên”,… đại khái là bản sao của cụ Đặng Văn Việt chứ không phải cụ ấy (cũng để tránh vô tình phạm phải hình tượng “hùm xám đường số 4” thực sự). Trước khi đi vào phân tích bản kiến nghị này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đối với những đóng góp của cụ Việt cho đất nước và mong cụ tỉnh táo để nhận rõ hình ảnh của mình đã bị những kẻ khác lợi dụng, làm cho móp méo thế nào.
Bản góp ý này rất “hay”, rất “lạ” ở chỗ nó mở đầu bằng một loạt thành tích, danh xưng và kết thúc cũng là một bảng vàng thành tích của người viết! Thật đúng là thành tích đầy mình! Nó cũng lạ ở chỗ, tác giả có thâm niên 65 tuổi Đảng, chắc chắn thừa hiểu rằng Đảng là lực lượng lãnh đạo đất nước, Đảng viên là những người tiên phong trong các hoạt động chính trị, xã hội,.. vậy mà đối với việc đóng góp ý kiến xây dựng hiến pháp, vốn được nhà nước hô hào, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, tác giả lại miễn cưỡng thực thi theo “yêu cầu của Bí thư chi bộ 3, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội”. Cứ cho rằng ông / bà bí thư nào đó không linh động đối với người già cả thì tác giả cũng không nên viết cho Quốc hội theo cái kiểu “giận lẫy” ấy được, vì đó là trách nhiệm của một Đảng viên.
Bản góp ý được tác giả chia làm 6 “vấn đề bức xúc” nên tôi cũng “bứt nút” đu theo, dẫu biết trình độ lý luận chính trị gói gọn trong mấy học trình trồi lên sụt xuống thời cắp sách của mình chỉ như ánh sáng lân tinh ở đuôi con đom đóm so với vầng hào quang 65 tuổi Đảng.
1) Vấn đề có nên tiếp tục vận dụng quan điểm tư tưởng Mác vào Việt Nam – hay nên chấm dứt.
Đọc một lèo mục 1 này của tác giả, tôi tá hỏa tam tinh khi thấy một người tự hào có 65 năm đứng trong hàng ngũ Đảng CSVN mà lại có cái nhìn về CN Mác một cách thô thiển, thiếu hiểu biết như thể một lão nông không phân biệt nổi đâu là cỏ, đâu là lúa vậy. Đó cũng chính là 1 lý do khiến tôi dứt khoát không tin rằng đây là suy nghĩ, hiểu biết thực của cụ Đặng Văn Việt.
Chủ nghĩa Marx là hệ thống học thuyết về triết học, lịch sử và kinh tế chính trị dựa trên những tác phẩm nghiên cứu đồ sộ của Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895) nhưng tên gọi của nó theo Marx là “chủ nghĩa xã hội khoa học”. Công trình này của Marx và Engels đã ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ thế giới trong gần 2 thế kỷ nay và đang không ngừng phát triển thêm nữa. Bao thế hệ các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới đã và đang bỏ cả đời ra để nghiên cứu học thuyết này còn chưa xong, vậy mà tác giả bản góp ý chỉ tóm gọn lỏn sự vĩ đại của nó thế này: Nói đến Chủ nghĩa Mác là nói đến những quan điểm, tư tưởng của nó. Đó là quan điểm đấu tranh giai cấp, quan điểm thành phần chủ nghĩa (bè cánh, chia sẻ, đặc quyền đặc lợi. Dùng người theo lý lịch, theo lòng tin – hơn là đức tài) – là chuyên chính vô sản (liên minh công nông binh…), là chống tư hữu, chống người bóc lột người (tất cả là quốc doanh, tất cả là hợp tác hóa), là thiểu số phục tùng đa số, là giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo Cách mạng, là xây dựng tiến lên XHCN – lên Cộng sản Chủ nghĩa (CSCN)!!!
Lạy trời, lạy đất, lạy Phật, lạy thánh Alah, lạy Chúa,… đừng để con chết sặc vì cười, đặng còn viết tiếp bài này phục vụ bạn đọc!!!
Năm 1999, ĐH Cambridge (Anh) công bố bình chọn nhà tư tưởng số một thiên niên kỷ, kết quả là Marx đứng đầu, còn nhà khoa học thiên tài Einstein đứng thứ hai. Tháng 7 năm 2005, với câu hỏi tương tự, 27.9% thính giả trong một cuộc thăm dò ý kiến của chương trình In Our Time trên kênh Radio 4 của BBC đã chọn Marx là nhà tư tưởng ưa thích của họ, và vẫn là đứng đầu. David Hume, nhà triết học Scotland đứng thứ hai chỉ đạt 12,6% số phiếu, đứng xa sau Marx. Mới đây thôi, bộ Tư bản của C.Mác đã trở thành đầu sách bán chạy (best seller) ở nhiều nước trên thế giới, nhất là tại Pháp, Đức, Anh, I-ta-li-a… Ấy vậy mà tác giả bản góp ý lại cho rằng: “Qua gần một thế kỷ, chủ nghĩa Mác đã bộc lộ nhiều nhược điểm, nhiều yếu kém, thiếu thực tế – không thúc đẩy xã hội tiến lên, còn kéo lùi sự tiến hóa của nhân loại.
Do vậy mà: Liên Xô, thành trì của Cách mạng bị sụp đổ, và kéo theo cả phe XHCN. Nhiều nước phải tuyên bố từ bỏ Chủ nghĩa Mác (Pháp, Anh, Ý, Mỹ, Nhật…). Nước Đức, quê hương của Mác cũng cáo chung không còn sùng bái Mác nữa – các tượng đài của Mác ở khắp nơi bị hạ bệ”.
Chắc tác giả không biết rằng CN Marx là nền tảng lý luận chính trị của các đảng phái cánh tả hàng đầu ở Tây Âu như Đảng Dân chủ Xã hội Đức (Đảng lâu đời nhất nước Đức – cương lĩnh Đảng do Angels chỉ đạo soạn thảo), Đảng Chủ nghĩa xã hội Dân chủ Đức, Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, Đảng Dân chủ Xã hội Đan Mạch, Công đảng Anh,…
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại Liên Xô và các nước Đông Âu là sự thất bại của một mô hình theo CN Mác chứ không phải là sự sụp đổ của CN Mác. Mà thực chất chủ nghĩa Mác không thể sụp đổ được vì không như nhiều người ngộ nhận rằng đây là một thứ thuyết tự ông ấy nghĩ ra, nó là sự hệ thống hóa, logic hóa những sự kiện đã và đang diễn ra trong lịch sử kinh tế – chính trị – xã hội của loài người theo phương pháp duy vật biện chứng. Nói cách khác ông đã tìm ra quy luật vận động của xã hội loài người. Và chính ông cũng đã nói: “tôi chẳng bao giờ tạo ra một chủ nghĩa nào cả, cái hình thái kinh tế xã hội mà tôi đưa ra là cái quy luật mà xã hội sẽ tuân theo cái quy luật xã hội đó”. Điều này cũng giống như ông Darwin nghiên cứu sinh học, tự nhiên, khảo cổ để hình thành thuyết tiến hóa.
Thế mà bây giờ tác giả mang mớ lý luận nhát ma cộng sản cách đây mấy chục năm ra dọa Quốc hội của một đất nước đang có tốc độ phát triển internet thuộc nhóm nhanh hàng đầu thế giới thì chẳng khác gì các giáo sỹ đi giảng giải về việc mặt trời quay quanh trái đất và muôn loài do Chúa nặn ra: phải vào tận nơi rừng sâu nhé! Ba mươi năm trước, Giáo hoàng Jean Paul II cũng đã phải công nhận thuyết nhật tâm (1992) và thuyết tiến hóa (1996) rồi nhé!
Với cái nhìn của một kẻ “mù” chính trị như vậy nên không ngạc nhiên khi tác giả vung vít thế này:
Ở nước ta, cứ mỗi lần dương cao ngọn cờ đấu tranh giai cấp đều đã bị thất bại.
– Đấu tranh lần 1: Xô viết Nghệ Tĩnh (1930)
– Đấu tranh lần 2: Cải cách ruộng đất (1953 – 1955)
– Đấu tranh lần 3: Cải tạo công thương (1975)
– Đấu tranh lần 4: Đối xử không đúng – Hàng triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi – hàng triệu người chết vì tai nạn biển.
Ô hô,.. một nhà “lão thành cách mạng” làm sao lại có thể hiểu một cách ấu trĩ về các sự kiện đó như vậy? Lần đầu tiên tôi nghe “Xô viết Nghệ Tĩnh” và sự kiện “thuyền nhân” là những cuộc “đấu tranh giai cấp” đấy!
Xô Viết Nghệ Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các “xã bộ nông” mà những người cộng sản gọi là “Xô viết”. Phong trào thất bại vì nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là: sự đàn áp, khủng bố dã man của thực dân Pháp và chính quyền tay sai (thể hiện qua câu tuyên bố “Hữu Nghệ – Tĩnh bất phú. Vô Nghệ – Tĩnh bất bần” của Tôn Thất Đàn); thế và lực chưa đầy đủ của lực lượng cách mạng.
Cải cách ruộng đất (1953 – 1956) là một chính sách cần thiết vào thời điểm lịch sử bấy giờ và gặt hái được những thành công nhất định: phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Điều này đã góp một phần không nhỏ nâng cao sự ủng hộ của quần chúng để dốc toàn lực cho trận chiến quyết định. Chính Bác Hồ trong Thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc cǎn bản hoàn thành (18-8-1956) cũng nêu rõ: “Đó là một thắng lợi to lớn” và “Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go”. Bản thân cải cách ruộng đất là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, như Hồ chủ tịch đã phát biểu trước Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 3 (1953): “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như: hận thù giai cấp và cá nhân đã được tích lũy bao đời nay trên những cánh đồng lúa được dịp bộc phát; trình độ nhận thức thấp của đa số cán bộ cấp xã thời bấy giờ, dẫn tới nhiều trường hợp oan sai, lợi dụng trả thù cá nhân, và các hành vi bạo lực trong các cuộc đấu tố; sự tác động của phía Trung Quốc,.. đã đưa đến những hậu quả bi thảm, oai sai cho không ít người. Dẫu vậy, những sai phạm, tổn thất của cải cách ruộng đất có thể nhìn nhận như những “tác dụng phụ” không thể tránh khỏi của bất cứ cuộc cách mạng nào. Ở góc độ nào đó, mảng tối của nó lại góp phần làm nổi bật thêm sự vĩ đại, chính nghĩa của cuộc cách mạng bởi chính những nạn nhân của nó lại gạt nước mắt, bỏ qua thù nhà để báo đền nợ nước, mà chính cụ Đặng Văn Việt là một ví dụ. Một trường hợp khác là gia đình nhạc sỹ Phạm Tuyên, có cha là Thượng thư Phạm Quỳnh bị chết trong tay Việt Minh trong cách mạng tháng 8, nhưng cả nhà vẫn kiên trung theo cách mạng, lập nên nhiều công lao lớn.
Còn việc tác giả lấy chuyện một bộ phận quân nhân, gia đình họ và người dân miền Nam, lo sợ sự trả thù của Việt Cộng như tuyên truyền của Mỹ ngụy mà bỏ nước ra đi và gắn cho nó cái mác “đấu tranh giai cấp” thì tôi cũng đành bó tay. Miễn bình luận!
Một vấn đề buồn cười nữa là tác giả lại phê phán việc “Bộ Chính trị làm việc theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số”. “Thiểu số phục tùng đa số” là một nguyên tắc cơ bản nhất của dân chủ mà tác giả không hiểu nổi thì thật là “tài” khi lớn tiếng bàn chuyện chính trị như vậy. Điều đó hiện diện ở khắp mọi nơi trong cái XH loài người này dưới các hình thức bầu cử, biểu quyết,.. trong chính trị, kinh tế,…
Tác giả cho rằng “đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, có được sự thành công đó là nhờ sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc, không có chỗ nào là do nhờ có đấu tranh giai cấp”. Thoạt nghe qua thì rất có lý, nhưng ngẫm kỹ thì lại chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Các cuộc chiến chống xâm lược trước kia chỉ gói gọn trong phạm vi hẹp, giữa nước ta và các nước láng giềng, trong bối cảnh các giai tầng XH chưa phân hóa sâu sắc. Do đó, đấy là những cuộc chiến giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc chứ không mang yếu tố giai cấp. Tuy vậy, trong lịch sử xưa, vẫn có những cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta, đó là các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại các bạo chúa và hệ thống áp bức của quý tộc phong kiến. Nhưng cuộc chiến chống thực dân Pháp của chúng ta có bối cảnh lại hoàn toàn khác. Xã hội đã phân chia thành nhiều giai tầng, trong thời đại công nghiệp: nhân dân bị nhiều trong áp bức (thực dân, phong kiến, tư bản). Kẻ thù quá mạnh, xã hội phân hóa sâu sắc khiến cho tất cả các cuộc kháng chiến đều thất bại. Cách mạng dân tộc giành độc lập thành công là do Đảng cộng sản VN đã đoàn kết được toàn dân và tranh thủ thời cơ quốc tế cũng như được sự hỗ trợ của các nước bè bạn. Mà để kết hợp được 3 yếu tố đó, đòi hỏi Đảng CSVN phải dựa trên nền tảng lý luận chính trị của mình, được trau dồi qua nhiều năm trước đó, chứ không phải tự dưng mà có được. Đấu tranh giai cấp giai đoạn này là một cuộc cách mạng nhỏ hơn, song hành với cuộc cách mạng dân tộc. Đấu tranh để nông dân có ruộng, để công nhân tăng lương, giảm giờ làm,… là một phần quan trọng để tạo nên một mặt trận đoàn kết toàn dân.
Đấy, mới chỉ đọc vấn đề thứ nhất của tác giả bản góp ý này mà tôi đã thấy nản rồi, bởi chắc chắn những phần sau cũng chẳng khá gì hơn. Toàn những lời lẽ đao to búa lớn để lòe con nít chứ có lý luận nào ra hồn đâu cơ chứ? Bởi vậy, dù thế nào tôi cũng khó lòng tin được đây hoàn toàn là những gì được viết ra bởi một người được đại tướng Võ Nguyên Giáp khen là “vững vàng về chính trị” như tác giả đã “thổ lộ”.
2) Vấn đề một Đảng hay nhiều Đảng
Phần này tác giả nói chuyện ba phải, đại khái: nếu 1 đảng làm tốt thì để 1 đảng không sao, còn không thì cần nhiều đảng,… Nói chuyện bằng huề!
Nói về vấn đề này thì từ từ tôi sẽ có một bài phân tích riêng. Ở đây tôi chỉ nói qua thế này: mỗi đảng phái chính trị là đại diện quyền lợi cho một nhóm người, tổ chức nào đó trong xã hội. ĐCS VN là chính đảng của toàn thể nhân dân lao động, tức là đại diện cho lợi ích của tuyệt đại đa số người dân Việt rồi thì cần gì 1 đảng phái nào khác để đối chọi, tranh giành với lợi ích của tuyệt đại đa số chúng ta?
Tác giả đòi hỏi: “phải có một đường lối chính trị đúng đắn, hợp với lòng dân, hợp với quy luật phát triển của xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đoàn kết, an ninh quốc phòng ổn định, chính trị ổn định”. Là một Đảng viên 65 năm tuổi Đảng thay vì nói chung chung như vậy thì hãy phân tích xem cương lĩnh chính trị của Đảng CSVN đúng sai chỗ nào, có phù hợp với những đòi hỏi đó của tác giả hay không.
3) Có nên bỏ điều 4 của Hiến pháp hay không?
Trong phần này tác giả nhấn mạnh: “Bản Hiến pháp đầu tiên không có điều 4. Dần dần để khẳng định thể chế chính trị chuyên chính vô sản, Đảng muốn đóng vai trò độc tôn lãnh đạo”.
(Bắt bẻ câu chữ 1 tí: Hiến pháp 1946 có 70 điều mà sao không có điều 4 nhỉ? )
Theo các “thuộc tính” kèm theo thì tác giả bài viết là “người lính già U100” (sinh năm 1920), tức đã trải qua cả chặng đường lịch sử của 4 bản hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992). Ấy vậy mà tác giả làm như không hiểu gì về hoàn cảnh lịch sử của những bản hiến pháp ấy. Năm 1946, dẫu Đảng cộng sản Đông Dương là “kép chính” của mặt trận Việt Minh giành được chính quyền nhưng còn đó rất nhiều đảng phái khác tranh giành ảnh hưởng chính trị trong một nhà nước mới được thành lập. Do đó, hiển nhiên là hiến pháp không thể quy định Đảng phái nào là lãnh đạo tuyệt đối. Tuy nhiên, trải qua cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, khi mà các đảng phái cơ hội “bỏ ghế chạy lấy người” hoặc thậm chí theo giặc, thì uy tín của Đảng Cộng sản đã được tuyệt đại đa số nhân dân thừa nhận và đi theo. Vị thế đó của Đảng CSVN càng được khẳng định tuyệt đối khi lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Không hiểu trong 65 năm theo Đảng của mình, tác giả có để ý đến điều đó hay không?
Lý sự chán thì tác giả lại chuyển sang nói càn: Bộ Chính trị của Đảng (gồm 13 -14 người) là tổ chức cao hơn tất cả các Bộ – những vụ tham nhũng lớn hàng trăm ngàn tỷ đồng, những thất thoát lớn của Nhà nước, đúng ra phải đưa ra vành móng ngựa, đưa ra xét xử – nhưng Bộ chính trị bảo là người của “tao”, phải buông tha, thế là tha bổng. Ối giời, may là tác giả đang ở cái nước “lạc hậu” này chứ sống ở nước “văn minh” thì với cái trò vu khống khơi khơi này dễ được ra tòa hầu các vị phán quan lắm.
Một cách ấm ớ, tác giả cho rằng: “Ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo: không lấy dân làm gốc, mà lấy Chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm gốc, lấy đấu tranh giai cấp làm gốc, Bộ Chính trị làm gốc”.
Thật không thể hiểu nổi! Liệu đây có phải là sự “vững vàng về chính trị” của tác giả?
CN Mác là nền tảng lý luận chính trị, là khoa học cho Đảng CSVN xây dựng thể chế, quản lý xã hội theo con đường CNXH. Còn nhân dân là đối tượng tham gia xây dựng và thụ hưởng những thành quả từ quá trình đó. CN Mác và “dân” là hai đối tượng tương hỗ trong cùng một mối quan hệ xã hội. Nói theo kiểu kinh tế thì: CN Mác là phương pháp sản xuất; Nhân dân là lực lượng sản xuất; đó là hai yếu tố không thể thiếu trong một Quan hệ sản xuất. Ấy vậy mà tác giả lại “hồn nhiên” ép chúng vào tình thế “giữa nó và em anh chọn ai”!!!
4) Việc có cần đổi tên Đảng tên nước hay không?
Về vấn đề đổi tên nước tôi đã có một bài phân tích riêng nên không nói ở đây nữa.
Về tên Đảng, tác giả nói thế này: “về cái tên Đảng Cộng sản, nó mang ý nghĩa là Đảng sẽ tiến lên đích cuối cùng là Cộng sản Chủ nghĩa.
Chế độ XHCN đã là không tưởng, thì chế độ Cộng sản lại còn ngoài cái không tưởng – làm gì có cái xã hội: làm tùy năng lực, hưởng theo nhu cầu, nhiều người muốn đổi tên Đảng là Đảng của những người lao động – hay Đảng Lao động Việt Nam là hợp với thực tế trước mắt và lâu dài.
Thay đổi hai cái tên để Đảng tránh phải mang tiếng là Đảng luôn nêu hai cái bánh vẽ để lừa quần chúng – nhân dân – lừa cả thế giới”.
Không thể đòi hỏi gì hơn từ một người “mù” về lý luận chính trị như vậy được.
Một “người Đảng viên kiên cường luôn vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước, của Đảng của Bác Hồ” với 65 năm tuổi Đảng mà chẳng hiểu biết chút xíu gì về Đảng CSVN và lý luận của CN Mác tưởng chừng đã là giới hạn của “sốc”. Ấy vậy mà người đọc còn cảm thấy kinh hoàng hơn khi thấy vị Đảng viên lão thành này nói về vị TBT đầu tiên của Đảng, người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc khi mới 27 tuổi như sau:
“May sao ông Trần Phú không gặp thời, nếu không thì Việt Nam ta đã có một Tần Thủy Hoàng, một ông vua từng ra lệnh chôn sống 2000 nho sĩ và đốt hết sách của Khổng Tử – Mạnh Tử, hay một Staline, một Mao Trạch Đông, một Polpot 100% không hơn không kém. Ông Trần Phú đang được Đảng và Nhà nước tôn vinh như một hảo hán anh hùng dân tộc – được đặt tên đường, tên phố, bệnh viện, trường học, dựng tượng, xây lăng tẩm đồ sộ. Thầy trò Trường Trần Phú (Hà Nội) đang lo lắng học tập và ra trường theo gương ông Trần Phú như thế nào???”
Thật miễn bàn!
Thôi thì cứ cho là tác giả chẳng tin vào những lý luận của CN Mác, của lý tưởng Đảng CSVN (do sự hiểu biết hạn hẹp) thì câu hỏi đặt ra là: tại sao tác giả vẫn “nhún mình” đứng chung hàng ngũ với các Đảng viên khác, dưới lá cờ của Đảng suốt hơn nửa thế kỷ qua, thậm chí khi viết bản góp ý này vẫn vỗ ngực tự hào về thâm niên 65 năm tuổi Đảng? Theo tôi được biết, vào Đảng thì không dễ nhưng ra khỏi Đảng thì chẳng có khó khăn gì. Vậy há cớ chi tác giả cứ “chịu đấm ăn xôi” ở trong Đảng để rồi cất lời chê bai, vu khống này nọ? Đó là hành vi vừa không chính trực, vừa vi phạm chính những lời tác giả đã tuyên thệ khi vào Đảng!
5) Việc nên nêu khẩu hiệu
Cái luận điệu “trung với nước – hiếu với dân” hay “trung với đảng, hiếu với dân” của các vị hành nghề “dân chủ” đã trở nên quá nhàm chán. Tôi đã phân tích kỹ càng vấn đề này trong bài gửi cụ thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Cái thủ đoạn trích dẫn, cắt xén ấy là ngón nghề kiếm ăn độc quyền của các vị rận chủ rồi nên việc nó xuất hiện nhan nhản trong bản góp ý này càng chứng tỏ nó không thể được viết ra bởi một người “về tài đức là điều không cần phải bàn đến”.
Tác giả là một người “đánh hàng trăm trận (thắng 116/120)” hẳn phải biết rất rõ sự quan trọng của yếu tố chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam, vậy mà “lờ tịt” đi mối quan hệ giữa Đảng và quân đội trong thiết chế XHCN. Vâng, có thể “Đảng dù có tài giỏi đến mấy cũng chỉ có thời hạn” thì trong cái thời hạn ấy, quân đội vẫn là dưới sự lãnh đạo của Đảng vì đó là những thực thể có mối quan hệ gắn bó hữu cơ.
Một “tài năng quân sự” thì thật lạ khi đưa ra những nhận định thế này:
“Chế độ nào dù tài giỏi đến mấy cũng chỉ tồn tại một thời gian, chế độ nối tiếp sẽ thay thế – nếu nêu khẩu hiệu: “quân đội phải trung với Đảng sau mới hiếu với dân” thì một khi chế độ ấy đổ vỡ, quân đội sẽ đổ theo. Bao sĩ quan , tướng lĩnh phải giải ngũ, bao vũ khí, khí tài, bị xếp xó, trở thành sắt vụn, đưa ra bán đấu giá (kể cả bom nguyên tử, B52…). Như quân Phát xít: Đức, Ý, Nhật … Chế độ sau không thể một lúc xây dựng nên một quân đội hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc.”
Tác giả đã không phân biệt được sự sụp đổ của một chế độ (vấn đề nội tại) với sự bại trận của cả 1 quốc gia. Ví dụ rõ nét nhất cho “sụp đổ chế độ” là trường hợp Liên Xô và các nước Đông Âu. Rõ ràng, quân đội, khí tài,… của họ vẫn còn nguyên (chỉ thay thế các con người trong các chức vụ cao, thay thế phương thức quản lý vận hành,…) chứ làm gì có chuyện điên rồ là “bao vũ khí, khí tài, bị xếp xó, trở thành sắt vụn, đưa ra bán đấu giá”?! Trường hợp Đức, Ý, Nhật là các nước bại trận, họ phải giải tán quân đội, phải đền bù chiến phí, phải làm đủ trò theo yêu cầu của bên thắng trận.
Tác giả lại dẫn chứng tiếp:
“Trong thời gian chiến tranh Việt Nam (9 năm) Chính phủ Pháp bị đổ đến 8 lần – thế nhưng đạo quân xâm lược vẫn là một thứ quân, đó là quân đội Pháp (với Mỹ cũng vậy…)”.
Vâng, đúng là những đội quân ấy, không có trung với Đảng nào cả mà chỉ chiến đấu vì “lợi ích quốc gia” (câu cửa miệng của các bạn tư bản!), không có vị chính trị viên ủy lạo tinh thần mà chỉ có cha tuyên úy làm lễ cầu nguyện cho cái chết của mình và khuyến khích “làm thịt” kẻ thù. Bởi vậy những đạo quân ấy dễ dàng đầu hàng địch (Pháp đầu hàng Nhật), dễ dàng sa sút tinh thần, tìm quên trong ma túy và gái điếm (lính Mỹ).
Nói chuyện chiến tranh với “hùm xám” thì có vẻ là thừa, nhưng tôi xin kể ra đây câu chuyện của một cựu chiến binh chiến trường K để minh chứng cho vai trò của chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam:
“Đầu năm 1979, đại đội tôi trấn giữ cầu Salong, cây cầu chiến lược trên QL 13. Khi đó đại quân ta tiến quá nhanh nên nguồn hậu cần ko theo kịp, thương binh tử sỹ để sắp lớp ven đường, thuốc men cạn kiệt, đạn dược sắp hết, lương thực cạn khô đã hơn tuần.. Lòng sông Salong sâu thăm thẳm, đá lởm chởm.. Nếu địch phá hỏng cầu thì cả chục sư đoàn phía trước ko biết sẽ ra sao. Đại đội tôi lúc ấy còn 25 tay súng, chia làm 3 cụm chốt giữ cầu. Khi hầm hố chưa xong thì địch tập kích. Bọn chúng khoảng 400 tên như mọc ra từ lòng đất. Lính Polpot trung thành với học thuyết “Vũ khí chiến – vũ khí luận” của chủ nghĩa Mao, ai chưa có kinh nghiệm chạm trán với chúng sẽ bị choáng ngay từ phút đầu. Sau màn hỏa lực cấp tập sẽ là những mũi xung phong sắc lẹm. Với ưu thế áp đảo, chỉ vài phút bọn chúng tràn ngập trận địa từ mọi hướng. Trong giây phút ngỡ như tuyệt vọng ấy thì tiếng anh Lê Đình Cầu, chính trị viên đại đội vang lên: “Hãy chiến đấu & hy sinh như những người cộng sản!” Tôi nhìn qua, cánh tay phải của anh gãy lìa, xương trắng hếu chìa ra lủng lẳng đung đưa, máu phun xối xả. Tay trái anh Cầu ghì chặt khẩu trung liên RPD đĩnh đạc nhả đạn vào đám lính Polpot nhung nhúc xung quanh. Ko ai có thể ngờ, ko 1 ai có thể hình dung nổi.. trong tình thế ấy mà chúng tôi phản kích. 17 con người thương tật đầy mình xung phong như mãnh hổ, hất bọn địch văng xuống sông, dạt vào rừng. 120 xác lính Polpot được đếm xung quanh trận địa. Đại đội tôi còn sống sót 6 người. Khi đó tôi vẫn chưa là 1 đảng viên. Tuổi 20 của tôi đau đáu 1 câu hỏi: “Động lực nào để khiến những con người bình thường trở nên phi thường?”
6) Vấn đề tam quyền phân lập
Mang theo cái chán nản khi phải đọc những lý lẽ ấu trĩ của tác giả trong những phần trên, tôi hy vọng sẽ gặp sự “khởi sắc” trong vấn đề này. Vậy mà những gì tác giả viết như gáo nước làm dập tắt chút le lói hy vọng cuối cùng trong tôi:
“Mỗi chế độ khi quản lý đất nước đều phải thông qua pháp luật, việc quản lý pháp luật phải qua ba tổ chức:
– Bộ phận Lập pháp (Quốc hội)
– Bộ phận Hành pháp (Tòa án)
– Bộ phận Tư pháp (Viện kiểm sát – Luật sư)”
Ngay từ những dòng đầu tiên tác giả đã cho thấy sự mất căn bản trong kiến thức của mình. “Tam quyền” tức là những quyền lực được thực hiện bởi các cơ quan sau:
– Cơ quan lập pháp (tức Quốc hội)
– Cơ quan Hành pháp (tức Chính phủ)
– Cơ quan Tư pháp (tức hệ thống Tòa án)
Bởi chẳng biết gì về tổ chức nhà nước nên tác giả lại vô tư phán rằng:
“Đảng CSVN muốn mình là thống soái, đã dùng biện pháp tự ghi điều 4 vào Hiến pháp, đặt Đảng CS đứng trên cả Chính phủ, cả Quốc hội, cả nhân dân”.
Trong khi đó, cũng chính tại điều 4 ghi rõ: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Không những chẳng biết gì về tổ chức nhà nước, tác giả còn tỏ ra không biết gì về trách nhiệm một người Đảng viên: không những phải tuân thủ luật pháp như mọi công dân bình thường mà còn phải nghiêm ngặt tuân theo những gì được quy định trong điều lệ Đảng (tức là bị 2 “vòng kim cô” đó!).
Đảng CSVN là một tổ chức chính trị chứ không phải là một con người cụ thể nào cả. Trong một tổ chức thì có người này người kia, nhưng với sự ngờ nghệch của mình, tác giả tiếp tục quy chụp:
“Về hành pháp, Đảng cũng tự cho mình đứng trên cả Bộ Tư pháp, trên cả Tòa án tối cao – mọi xét xử lớn đều phải thông qua Bộ Chính trị – có những vụ trọng tội phải xử nặng, nhưng Bộ chính trị bảo là “Người của Đảng, phải buông tha – “Tòa án phải tuân theo – Tòa án bị vô hiệu hóa – công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng”.
Phải chăng chính tác giả ngộ nhận rằng “Đảng đứng trên luật pháp” nên là một Đảng viên “65 năm công lực”, tác giả cũng tự cho phép mình đứng trên luật pháp khi lớn tiếng cáo buộc một cách vô căn cứ Bộ Chính trị, bất chấp tội vu khống đã được quy định tại điều 122 Bộ luật hình sự?
Thực sự cả bài góp ý dài của tác giả chẳng đáng giá 1 xu về lý luận (lý sự cùn thì đúng hơn). Tuy nhiên, nó lại được “gửi trực tiếp cho BVN” với tên tuổi của một vị lão thành cách mạng nên khiến không ít bạn đọc ái ngại. Do đó, tôi phân tích bài viết này để các bạn thấy rằng, “một mẫu hình của người Việt Nam tiến bộ của Thế kỷ thứ 21 này” đã được biến đổi thế nào qua “định hướng” của các vị “trí thức yêu nước đầu đàn”. Dưới sự đạo diễn của các vị hành nghề “dân chủ”, các lão thành cách mạng thiếu thông tin, thừa nhiệt huyết đang bị biến thành các “ông phỗng” cho kẻ khác thao túng vì những ý đồ chính trị của họ.
Nực cười ở chỗ, cả bài góp ý chăm chăm tìm cách “hạ bệ” chủ nghĩa Mác bằng những lý sự ngây ngô. Không lẽ các vị “trí thức đầu đàn” hết phép rồi à? Chủ nghĩa Mác mà dễ dàng bị “lật tẩy” vậy thì các học giả thế giới đâu cần mất hơn trăm năm đau đầu nghiên cứu để rồi công nhận “Mác là nhà tư tưởng số một của cả ngàn năm qua” (Cambridge là danh tiếng nhất nước Anh (cái nôi của CNTB) và luôn được xếp hạng là ĐH có chất lượng tốt nhất / nhì thế giới bởi tổ chức QS World University Rankings, chứ không phải là ĐH của “cái bánh vẽ để lừa quần chúng – nhân dân – lừa cả thế giới” đâu nhé!? ).
Đại học Cambridge |
Nhà tư tưởng thứ 2 trong cuộc bình chọn ấy, bác học thiên tài Albert Enstein cũng công khai ủng hộ CNXH và phê phán CNTB:
Tôi tin rằng chỉ có một cách để loại bỏ các tệ nạn nghiêm trọng (của chủ nghĩa tư bản), đó là thông qua việc thiết lập một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đi kèm với một hệ thống giáo dục hướng tới mục tiêu xã hội. Trong một nền kinh tế như vậy, các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu của chính xã hội và được sử dụng một cách có kế hoạch. Một nền kinh tế kế hoạch, điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu của cộng đồng, sẽ phân phối công việc cần thực hiện cho tất cả những người có thể làm việc và sẽ đảm bảo một cuộc sống cho mọi người, phụ nữ, và trẻ em. Giáo dục đối với mỗi cá nhân, ngoài việc thúc đẩy khả năng bẩm sinh, sẽ cố gắng để phát triển trong họ một ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng thay vì ngợi ca quyền lực và thành công như trong xã hội hiện tại của chúng ta.
[I am convinced there is only one way to eliminate (the) grave evils (of capitalism), namely through the establishment of a socialist economy, accompanied by an educational system which would be oriented toward social goals. In such an economy, the means of production are owned by society itself and are utilized in a planned fashion. A planned economy, which adjusts production to the needs of the community, would distribute the work to be done among all those able to work and would guarantee a livelihood to every man, woman, and child. The education of the individual, in addition to promoting his own innate abilities, would attempt to develop in him a sense of responsibility for his fellow-men in place of the glorification of power and success in our present society. – trích Why Socilalism? của Albert Einstein, Monthly Review, tháng 5 1949]
Vậy thì, nếu các vị tin rằng mình đủ khả năng để chứng minh CN Mác và Enstein là sai thì còn chần chừ gì mà không liên hệ với ĐH Cambridge để thay thế vị trí của 2 thiên tài ấy?!
Trong lúc chờ các vị “trí thức đầu đàn” hành nghề “dân chủ” soạn thư cho Cambridge, tôi mượn lời của blogger Lê Vũ nói về chủ nghĩa cộng sản thay cho lời kết:
Các cậu bảo tớ ‘yêu Đảng’? Nhầm! Vì yêu CNCS nên tớ vào Đảng để góp 1 phần nhỏ bé biến giấc mơ thần tiên sớm trở thành hiện thực chứ chả vì si Đảng mà tớ kết hôn với nó. Các cậu cứ việc yêu hoặc ghét (ĐCSVN) tùy ý. Tớ chả bận tâm. Trong mớ hỗn mang của xã hội này, ĐCSVN được dân chúng đặt nhiều niềm tin hơn tất thảy. Lý do: Vì nó mang hơi hướng CS. Chắc chắn các cậu sẽ vặn vẹo: “Nếu CS tốt thì tại sao bị xách mé, rủa sả, chửi bới? Lẽ ra cái tốt phải khiến bá tánh quy phục chứ?!”
Tớ nói luôn cho các cậu đỡ sốt ruột nhé. Cao xanh vốn dĩ thích chơi trò thử thách nhân tâm nên khéo sắp đặt vô số chuyện trớ trêu cay nghiệt. Tỉ như: Người đẹp luôn ít hơn (thậm chí, rất hiếm) so với người xấu. Kẻ thông minh chỉ là thiểu số giữa đám đông. Hiền nhân rất lẻ loi giữa đồng loại hung hãn.. Vì thế, người đẹp thường bị (mấy ả xí gái) dèm pha chê bôi, đặt điều nói xấu. Người quá thông minh thì bị quy là kiêu hoặc hâm. Bậc quân tử thì bị đám ngu muội tru tréo nguyền rủa. Chuyện này xưa như trái đất vậy! Nhưng nó vẫn luôn tươi mới nồng nàn vì quy luật xấu (xí) áp đảo đẹp (xinh) – Thông minh hiếm hoi so với dốt nát & lũ vai u thịt bắp mồ hôi dầu đầu đất nung (là các cậu đấy) luôn hừng hực thú tính trước hiền nhân quân tử. Các cậu càng chửi CS thì dân chúng càng vỡ ra: CS là gì & các cậu là ai. Bởi, chả bao giờ có chuyện hoa hậu đi mắng mỏ Thị Nở, Anhxtanh chê gã xà ích ngu lâu hoặc Khổng tử dè bỉu mấy gã lái buôn lửa đảo. Đúng không nào?!
Oái oăm là, cái gì tốt/đẹp/hay.. thì hiếm. Nếu kim cương mà nhiều như cát chắc chả ai ham. Vàng đầy rừng như lá thu rơi thì còn gì là vàng nữa? Ấy vậy mà không ít kẻ (có cả các cậu đấy) cứ leo lẻo tính đếm số lượng: Nào là “Trên thế giới này chỉ còn 1, 2, 3.. nước theo CS” – Ô hay, thế thì linh cẩu ngon lành hơn sư tử ư? Kền kền danh giá hơn đại bàng à?
Cái đẹp, điều tốt thường cô đơn. Lẽ đời vốn thế. Nhưng nó không hề buồn tủi vì sự cô đơn ấy mà trái lại – vì tự hiểu mình là ai nên nó rất đỗi kiêu hãnh. Như ngọn hải đăng hiên ngang dãi dầu gió dông tố lốc, chịu đựng nắng rát – rét buốt để soi đường chỉ lối cho những con tàu xuôi ngược đi về, người cộng sản chả nề hà chi cái việc cỏn con là mình cô đơn hay đông đúc bầy đàn. Thậm chí, nó chấp nhận hiểm nguy khi biết mình có thể là mục tiêu tấn công của lũ hải tặc để chúng tiện cướp những con tàu mắc cạn hoặc kẹt đá ngầm.
😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍
Làm đến đâu hưởng tới đó bạn ạ :p
Theo mình hiểu xây dựng CNXH là để 500 năm sau (hoặc hơn) con cháu chúng ta hưởng,chứ chúng ta không có cái diễm phúc thế đâu.
Tôi đè nghị chi bộ của hai cụ đang sinh hoạt đảng hãy cho hai cụ làm bản kiểm điểm những viweecj làm sai trái của minh đối với đảng và nhà nước ta đối chiếu với 19 điều đảng viên không đươc làm ,tùy theo mức độ vi phạm của từng nguwoi mà có hình thức sử lý kỷ luật thích đáng.
Viết rất tốt, bậc thầy
Tôi Mít Đặc này,sao anh lại thấy mâu thuẫn nhỉ? Vậy là anh còn khó tính hơn cả ptm63 cơ đấy. Nhưng không sao,một phần là tại tôi, tôi không nói được hết ý.Còn phần lớn là tại cái CNXH , nó to thế mà tôi nói trong có vài ba cái còm, “cưỡng ép” nó quá,cũng tội.
Bắt đầu từ” kinh tế thị trường mãi thôi “nhé.Ý tôi “mãi”nghỉa là còn lâu,lâu lắm,không xác định được,không có nghỉa là vỉnh viễn,vô thời hạn.Tôi có một câu đại ý là “ 20 năm nhằm nhò gì,trăm năm ấy chứ”,đó là “mãi “ đấy.Tôi có nói”mãi mãi” đâu nào.Cưỡng ép tôi nhé.
Rồi nói “KTTT của ta phát triễn đến mức nào đó sẽ chuyển sang XHCN” và “chờ xem Mỷ ,Bắc Âu giải quyết mâu thuẫn nội tại của họ như thế nào” nghỉa là Mỷ ,Bắc Âu ,ở cấp độ khác nhau,là những mô hình CNTB tột bực,tiên tiến.Theo trào lưu,và theo Marx-Engels,họ sẽ chuyển hóa/chuyển biến lên CNXH nhanh hơn vì tích lũy nhiều hơn những điều kiện để trở thành XHCN.Họ có thể là mô hình cho ta học hỏi ,rút kinh nghiệm và hình dung ra cách tiến tới CNXH như thế nào.Rồi sau đó ,qua KTTT ,ta dần cũng đến mức đó thôi.Đấy , ý tôi thế.
Dù sao,nói không đủ ý cũng là lỗi của lão già này.Xin góp ý thêm nhé.
Mà này,đổi nick đi,thành Mít Tố Nử cho thơm tí. Chứ Tôi Mắc…, ủa quên ,Tôi Mít Đặc mùi quá.
@Trần Nhung: Đến cái việc gửi phản hồi cho tác giả mà ông cũng không tự làm được sao? Các ông ỷ lại từ những việc nhỏ như vậy mà lại cứ thích "bàn chuyện nhớn" [-(
Tôi lại thấy bác Chè chuối còn tiền hậu bất nhất, lúc thì bác chiêm nghiệm KTTT của ta phát triển đến mức nào đó sẽ dần tự chuyển sang XHCN, lúc thì hãy chờ xem Mỹ, Bắc Âu nó giải quyết mâu thuẩn nội tại ra sao cái đã, lúc thì bảo KTTT là mãi mãi…Còn ông Người Hà nội thì bảo "DCXH chỉ là mô hình giống CNXH", tôi lại thấy ngược lại, DCXH kiểu Bắc Âu cái đã được định hình, ta đang học theo, phải nói KTTT định hướng XHCN là giống DCXH kiểu Bắc Âu mới phải chứ
Dư luận viên Thanh Tùng gửi giùm vài nhận xét đối với đỉnh cao trí tuệ Đông La nhe:
I. Về bài viết: Đông La – Dương Trung Quốc và “ý kiến nhân dân”? (http://donglasg.blogspot.com/2013/06/duong-trung-quoc-va-y-kien-nhan-dan.html)
1. Theo cách nghĩ của Đông La, “tập hợp hết ý kiến” là “tập hợp hết ý của 100 triệu người dân Việt Nam”. Đông La chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩa của từ ngữ, tách từ ngữ ra khỏi văn cảnh, bối cảnh, mục đích của lời phát ngôn của ông Dương Trung Quốc.
Về văn cảnh, ông Dương Trung Quốc nói:
“Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay. Dù có rất nhiều thiện ý trong quá trình lấy ý kiến nhân dân nhưng theo tôi, chúng ta vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định ta đã tập hợp hết ý kiến.”
Theo câu văn trên thì việc “tập hợp hết ý kiến” được đặt cùng với các cuộc bàn thảo về Hiến pháp và “quá trình lấy ý kiến của nhân dân”. Căn cứ vào văn cảnh này, “tập hợp hết ý kiến” theo người nói có thể chỉ giới hạn trong “tập hợp hết ý kiến” thu được từ các cuộc bàn thảo hoặc quá trình lấy ý kiến trên, không phải là tập hợp hết toàn bộ ý kiến của toàn bộ trên 90 triệu dân Việt Nam, không kể già trẻ, lớn bé.
Về bối cảnh và mục đích phát ngôn thì còn đa dạng và tùy vào cá nhân của ông Dương Trung Quốc nên xin không bình luận. Nhưng theo tôi nghĩ, trong bối cảnh hiện nay, nó có thể có nhiều liên quan đến việc có nhiều ý kiến được đóng góp, thiết thực mà vẫn không được tập hợp trong bản dự thảo.
Từ đây, hiểu “tập hợp hết ý kiến” là tập hợp hết các ý kiến đã đóng góp thuyết phục hơn là tập họp ý kiến của 100% người dân Việt Nam, một điều mà nghe qua thì biết chắc là không ai nghĩ tới.
2. Về vấn đề thế nào là “tất cả ý kiến của nhân dân”, cũng phải hiểu trong văn cảnh, bối cảnh và mục đích người nói. Và tác giả đã quên điều cơ bản (đặc biệt đối với dân dùng ngôn ngữ) này.
II. Về bài viết: Đông La – Dương Trung Quốc và việc đổi tên nước” (http://donglasg.blogspot.com/2013/06/duong-trung-quoc-va-viec-oi-ten-nuoc.html)
Tôi không đề cập đến việc Đông La hiểu sai về “tất cả ý kiến của nhân dân” như trên nữa.
Mà chỉ đề cập đến việc Đông La khẳng định: “Ban Biên tập lấy kết quả [về tên nước] theo đa số đúng theo nguyên lý của xã hội dân chủ”.
Được biết chưa có cuộc lấy ý nào về việc đổi tên nước mà chỉ có cuộc lấy ý kiến xem người dân “đồng ý” hay “cơ bản đồng ý” về bản Dự thảo Hiến pháp trong đó có tên nước CHXHCNVN. Người dân không được cho quyền phản đối Dự thảo và tên nước ấy.
Nên việc đặc câu hỏi “Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?” trong trường hợp này là phù hợp.
Do Đông La hiểu sai vấn đề từ cơ bản nên toàn bộ hai bài viết xem như lạc đề.
bác chè chuối giỏi thật! mình phục quá!
DCXH chỉ là mô hình giống CNXH thôi.Nó chưa phải CNXH.Dùng nó có thể làm ví dụ cho cậu dễ hình dung.Trong trang này có bài"Khảo sát CNXH kiểu Thuỵ Điển",cậu đọc đi.
Dân chủ xã hội thì cứ nói dân chủ xã hội đi,ai bảo khoác cái áo định hướng XHCN làm gì cho rách việc,lại sinh ra cãi vả lằng nhằng mất lòng nhau.Cuối cùng thì KTTT …. muôn năm.
Chán cậu chửa! Cậu nói tôi "đức tin và mộng mơ",nhưng trong tay cậu có căn cứ cậu lại không tin.Cảm ơn cậu cho biết về cái TB 3.0 .Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong sách của cậu có những yếu tố "Kế hoạch hoá".:))
Vấn đề 1 đảng hay đa đảng lại còn tuỳ vào điều kiện.Đa đảng như Phil cậu có thích không?
Đấy , ở trên tôi đã nói là phải chờ xem Mỷ, Bắc Âu giải quyết mâu thuẫn nội tại của họ ra sao đã,rồi mới đến phiên ta.Mà nói như ông ptmh63, nick khó nhớ quá,thì ta đi sau là đúng rồi,ta có đi trước bao giờ đâu.Còn sao chép thì không thể,vì ta có đặc thù riêng chứ.Chỉ tham khảo rút kinh nghiệm rồi áp dụng những gì thích hợp ,có lợi thôi.Ta có quá nhiều " thú đau thương" với cái việc sao chép ấy rồi kia mà.Có nhiều người từng buộc ta phải " sao chép" họ đấy.Mà khi ta không chịu thì họ mang quân tới đánh ta đấy.
Còn chuyện đa đảng thì như tôi đã nói ở trên,tôi không đồng ý.Vì dù gì cái CSVN ấy vẫn đáng tin hơn tất cả các cái đảng nào khác.Nhất là trên phương diện chủ quyền , độc lập dân tộc.Nó như là cái nhản hiệu đã được cầu chứng ấy,có thể chất lượng đã thay đổi ,nhưng dù gì cũng yên tâm hơn để bỏ tiền ra mua.
Hơn là đi mua những thứ mà mình chả biết chất lượng ra sao ,hoặc tệ hơn,mua lại cái thứ mà mình đã xài rồi,dở quá,hoặc tệ hơn nửa cái thứ ấy lại là đồ nhái hoặc đã ôi, thiu rồi.
Dù thì ta cũng có một sự nhất trí nhỏ.Nhỏ còn hơn không.Cảm ơn ptmm 63.
Tôi đồng ý với ông Chè chuối với câu "Cứ yên tâm đi,KTTT mãi thôi.", dù không hẳn đồng ý với toàn bộ ý kiến của ông. Đương nhiên đã qua rồi cái thời nhà nước dùng quyền lực cực đoan để cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản, vì cơ bản như ông nói KTTT bây giờ đã đi vào máu thịt xã hội rồi. Hơn nữa một bộ phận tư bản (chủ yếu các tập đoàn, công ty là người nhà sân sau của các quan chức lãnh đạo) giàu lên nhờ sự lũng đoạn chi phối các chính sách và dự án, đương nhiên họ không ngu gì tự chặt chân mình đâu.Nhưng về vấn đề cổ phần hóa cho người lao động, với bản chất tư hữu, các ông chủ tư bản có tốt bụng cỡ nào thì cũng giữ lại cổ phần áp đảo để nắm quyền điều hành, chỉ đủ tạo nên sự gắn kết tương đối cùng phát triển trong phạm vi hẹp của từng cá thể nhà tư bản. Vì vậy sự chiêm nghiệm của ông cho toàn xã hội mãi mãi vẫn chỉ là mơ ước mà thôi.
Về ý KTTT theo định hướng XNCH của Thanh Tùng, trước hết tôi mạn phép mọi người nói đôi điều về một cuốn sách, cuốn ”Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0” của Peter Barner (NXB Trẻ phát hành lần đầu tháng 01.2007)-được giới thiệu là “ Một hệ điều hành mới để kềm chế chủ nghĩa tư bản và bảo vệ công sản của chúng ta”. Công sản ở đây được hiểu không chỉ là tài nguyên khoáng sản, tài sản vật chất hữu hình …mà còn gồm cả tài sản thiên nhiên (không khí, nước, môi trường…), các dạng văn hóa phi vật thể, các loại tài sản vô hình có được do khoa học kỷ thuật tiến bộ như địa chỉ IP internet, tần số vô tuyến và di động, số điện thoại, biển số xe… Tác giả đã phân tích về những “sai lầm chết người” của CNTB đời cũ (phiên bản 1.0 và 2.0) về vấn đề chiếm hữu công sản ; đề xuất xử lý mối quan hệ giữa nhà nước, giai cấp tư bản và “CHÚNG TA” – những công dân của xã hội- nhấn mạnh đến vai trò nhà nước trong điều hành nền kinh tế tư bản theo định hướng phân phối công sản một cách công bằng, công khai minh bạch, có tính tái tạo bền vững; vai trò và quyền lực của “CHÚNG TA” trong việc hình thành và giám sát nhà nước trong quá trình thực hiện các định hướng đó.
Mô hình CNTB phiên bản 3.0 này đã được một số nước tư bản (như các nước Bắc Âu) áp dụng và đạt được những thành tựu nhất định. Nhóm nước Bắc Âu này hiện nằm ở top trên trong bảng xếp hạng về mọi tiêu chí từ khả năng cạnh tranh kinh tế, y tế xã hội đến chỉ số hạnh phúc, né tránh được cả khủng hoảng kinh tế xảy ra tại châu Âu và giảm thiểu được tình trạng bất bình đẳng trầm trọng như ở Mỹ. Cái khác cơ bản của họ là cơ chế đa đảng chứ không phải một đảng như ta, và nếu không nói tới khác biệt này, thì cái gọi là định hướng XHCN mà Thanh Tùng và ông Chè Chuối đề cập chẳng qua là một sự đi sau sao chép lại mô hình “dân chủ xã hội kiểu Bắc Âu”, một cụ thể hóa của CNTB phiên bản 3.0 mà thôi.
Cám ơn bác Chè chuối trả lời rất là thuyết phục. Tôi tán đồng sự chiêm nghiệm của bác, và thâm tâm tôi cũng mong mỏi nhà nước điều hành KTTT sao cho phát triển và từng bước tạo nên dân chủ công bằng xã hội, "cho đến khi các công ty sẽ bán cỗ phần cho công nhân của mình, công nhân cũng là triệu phú ,cũng là tư sản;- nhà chủ, công nhân , nhà nước có chung quyền lợi,gắn kết quyền lợi thì đó là nơi bắt đầu của CNXH" Phần bổ sung của bạn Thanh Tùng đã giúp sáng tỏ thêm vấn đề, chứ nếu để sinh ra mâu thuẫn nội tại gay gắt thì còn gì là định hướng XHCN ?
Vấn đề còn lại là Đảng và Nhà nước phải có những quyết sách mạnh mẽ để làm trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức điều hành và tập hợp toàn dân thành một khối thống nhất cùng nhau thực hiện các mục tiêu KTXH đề ra. Vấn đề này khó nhưng không có nghĩa là không thể làm được.
@ptmh63
Nói về chuyện lên CNXH kiểu nào thì thế này này:
1. Đầu tiên là bạn hãy bỏ hết tất cả những gì mà bọn tâm lý chiến phương Tây (kiểu AAC, CNN, VOA, RFA, RFI,…) nói về CNXH ra khỏi đầu óc bạn trước tiên.
Không bỏ những thứ cứt đái đó ra khỏi đầu thí ko hiểu được gì đâu, nói gì cũng vô ích.
Nếu làm xong bước 1 thì bạn xem bước 2 sau đây, nếu chưa xong thì quay lại bước 1
2.
XHCN (không phải là những thứ mà thực dân đế quốc gán cho nó) bao gồm những tiêu chí tốt đẹp (làm theo năng lực hưởng theo lao động,…) cho nên ta phấn đấu xây dựng CNXH trên đất nước ta, còn khi nào xây dựng xong thì đó là chuyện khác, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (ví dụ như sự chống phá của đế quốc thực dân và tay sai, hoàn cảnh đất nước VN, trình độ dân VN,…). Không ai biết khi nào thì CNXH được xây dựng thành công trên đất nước VN, nhưng không vì thế mà ta từ bỏ tiến tới những điều tốt đẹp.
Tương như chuyện chống kẻ cắp chẳng hạn, 1 xã hội không có kẻ cắp là tốt, ta sẽ tiến tới XH như thế, còn chuyện khi nào hết kẻ cắp là chuyện khác, không ai biết khi nào hết kẻ cắp, nhưng không thể vì thế mà ta kệ mẹ nó, thằng nào ăn cắp được thì cứ ăn cắp.
3. Bạn không thích CNXH là quyền của bạn, bạn có quyền không thích, nhưng ở đây tôi nói về luật pháp, chứ không nói về ý thích của bạn, luật pháp CHXHCNVN quy định rằng VN xây dựng CNXH, nhà nước thì phải làm theo luật pháp thôi, bạn có quyền không thích, nhưng chống lại luật pháp là không được.
4. Luật pháp VN quy định VN xây dựng CNXH ở nước VN, chứ không quy định XD CNXH ở ANh Pháp Mỹ Nhật, cho nên bạn đừng lôi những nước đó vào câu chuyện này.
Khi nào VN quyết định xây dựng CNXH ở Mỹ thì Mỹ có quyền chống lại.
Bác Ý tham khảo comments của bác Che Chuoi dưới kia nhé. Về câu bác gọi đích danh tên em ra thì em xin phép trả lời thế này:
Ai nói "KTTT dưới sự lãnh đạo của Đảng CS theo định hướng XHCN, không có chuyện mâu thuẫn nội tại gay gắt"?
Mâu thuẫn luôn tồn tại trong mọi sự vật, hình thái xã hội,… Đến thời đại này người ta ko còn phân biệt rạch ròi CNTB và CNXH nữa (trừ những người chưa tìm hiểu về nó). Hình thái phát triển tiếp theo của CNTB là CNXH → giữa chúng là những mối quan hệ chằng chịt, như chuyện 1 bào thai khi hội đủ yếu tố cần thiết thì thành hình người vậy. KTTT là nền kinh tế của CNTB, do đó ko thể ko có mâu thuẫn gay gắt. Định hướng XHCN, tức là bằng biện pháp hành chính, hạn chế những yếu tố của "tư bản hoang dã" như: lớn ăn thịt bé, bóc lột công nhân thậm tệ, thâu tóm tư liệu sản xuất của nông dân (đất đai), bảo vệ các hình thái kinh tế công, tàn phá tài nguyên thiên nhiên môi trường,… Tất nhiên, chính sách là như vậy, thành công được bao nhiêu phần còn phụ thuộc vào những người thực hiện. Lấy ví dụ các nước Mỹ la tinh, Mexico (sân sau của Mẽo), châu Phi,… họ theo con đường TBCN bao nhiêu năm nay sao mãi vẫn đì đẹt như vậy, đến cái ăn còn ko lo được? Vì họ thiếu sự kiểm soát của định chế "XHCN", tức là "vì cộng đồng, vì đại đa số",… nên mạnh ai người đó kiếm ăn. Trong nước kiếm ăn 1 thì tư bản nước ngoài, với ưu thế tuyệt đối về kinh nghiệm, tài chính, uy tín trên thương trường, sức mạnh quân sự,.. kiếm hàng trăm, hàng ngàn.
"Định hướng XHCN" là chống những điều đó xảy ra.
Nhà bác Như ý này, tôi thấy cái âu lo của bác cũng có cơ sở.Này nhé,chả ai quên mấy cái đợt cải tạo tư sản vừa qua,rồi thêm mấy cái " định hướng XHCN", " công hửu tư liệu sản xuất chủ yếu", " sở hửu toàn dân " … cứ nghe mà phát rét lên ấy. Tôi là lúc đầu cũng nghe ngóng xem sao.Nhưng cũng vài chục năm rồi chả thấy động tĩnh gì.Đến giờ thì chả lo gì nửa.Tại sao thế?Thì bác cứ ngẩm lại xem.Cái thời xưa cải tạo tư sản đấy, chỉ thấy cở tư sản cở vài trăm ngàn đô la thôi, cá biệt lẻ tẻ có chục tay " tư sản mại bản" khoảng chục – vài chục triệu.Như tay La Nghỉa tiếng là " vua lúa gạo", chỉ có đâu hơn chục triệu chứ mấy.Còn bây giờ , cở vài chục triệu ta có hàng trăm,vài triệu ta có hàng ngàn,còn vài trăm ngàn đô la thì cứ đông như quân Nguyên.Cứ có một cái nhà coi được là bỏ túi vài trăm ngàn như không.Ra đường thì nào là mô tô khủng,ô tô khủng, biệt thự khủng,khiếp, đủ thứ khủng.Thế đánh tư sản sao được nửa.Chả lẻ đánh hết nước VN à?
Đó là nói về " kích cở" cá nhân.Còn về " kích cở " xả hội,cơ chế … thì lại càng khó.Thời bây giờ,nước ngoài người ta vào làm ăn.thế nếu không có đối tác tư bản trong nước thì làm thế nào?Còn các định chế tài chính,ngân hàng,quỷ đầu tư quốc tế đủ cả… nếu " cải tạo " thì chỉ có loạn.Chưa kể liên doanh ,hợp doanh nước ngoài ,nước trong này nọ , dòng tiền chảy ra, chảy vào cứ ùn ùn thế.Đánh bằng cách gì?Chưa kể ,tư sản thời này ,họ đầu tư ra nước ngoài làm ăn, như các cái ông bầu này kia ấy." Đánh " bằng cách gi?
Thêm nửa ,giờ lấy lý do gì để đánh tư sản ?Ngày xưa ,ừ bảo " đấu tranh giai cấp" vì tư bản bóc lột,cũng có thế thật.Còn bây giờ ,đâu phải cứ giàu là bóc lột,có anh chơi chứng khoán ,trúng mấy phát đậm , bốc lên. Chả làm chủ ,chả bao giờ thuê mướn ai.Làm cách gì mà có thể bảo hắn là thuộc " giai cấp bóc lột " được?Sau này,tiến lên một bước,rồi cũng sẽ tiến lên thôi, các công ty sẽ chơi như Microsoft, bán cỗ phần cho công nhân của mình, và thế là công nhân cũng là triệu phú ,cũng là tư sản,thì coi như cái chuyện " đánh" ấy tịt luôn.Và cứ thế tiến lên nửa , lên nửa … cho đến khi nhà chủ, công nhân , nhà nước có chung quyền lợi,gắn kết quyền lợi thì đó là nơi bắt đầu của CNXH. Và " công hửu hoá tư liệu sản xuất" cũng từ đây chớ còn đâu nửa.Chả cần phải đánh nhau ,tố cáo nhau chi cho mệt. Tôi chiêm nghiệm thế.
Còn một lý do nửa là ,ngày xưa,nói nhỏ nhé,đánh tư sản không chỉ vì đấu tranh giai cấp như mọi người bên ngoài nhìn vào mà còn vì lý do an ninh ,hình sự,dân tộc nửa.Ít nhất là trong cải tạo tư sản lần một.Hai lần sau thì quá đà.Điều này ai thắc mắc cứ tự mà tìm hiểu lấy nhé.
Đấy cũng là lý do tôi nghiêng về dạng ý kiến thứ hai của các ông bạn nhà bác (có điều là tôi không quan tâm việc mấy " ổng " giàu ra sao).Cứ yên tâm đi,KTTT mãi thôi.
Lời chót cho bác Ý nhé.Đừng khiêm tốn quá thế.Nghe bác nói là đại gia mà.Đại gia sao ngu được.Ngu sao thành đại gia.Thành đại gia đâu phải dễ.Đúng không?
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Nghe mấy còm lý luận hoài cũng mở mang đầu óc một tý. Nhưng tôi là một người kinh doanh, tôi muốn hỏi một điều hết sức thực tế. Nhà nước mở ra KTTT.Tôi chấp hành tốt pháp luật và nộp thuế cho nhà nước. Tôi tích lũy cho riêng tôi cũng kha khá. KTTT VN phát triển, bạn bè tôi, và rất nhiều người khác cũng trở nên những nhà tư sản giàu có. Rồi sao nữa? Chúng tôi, và con cháu tôi có được kinh doanh lâu dài không? Tài sản chúng tôi tích lũy có thuộc về chúng tôi không? Sở dĩ tôi phải hỏi vậy vì có nhiều người khuyên làm thì làm, nhưng phải biết "thủ", phải biết chuyển ra nước ngoài để phòng xa, "đừng có ngu" để hết trong nước, có ngày "mấy ổng"- ý nói là nhà nước- cảm thấy KTTT định hướng XHCN đã đủ rồi, "mấy ổng" chuyển sang XHCN thì bỏ mẹ. Người khác thì bảo : không sao đâu, mấy ổng và con cháu bây giờ cũng giàu to gấp vạn lần, không lẽ mấy ổng tự chặt chân mình? . Nói KTTT định hướng XHCN cho nó khác người ta thôi, chứ KTTT mãi mãi đấy, lo gì. Có lo thì lo thằng Tàu nó đánh mình thôi. Nghe cũng không phải vô lý.
Thế nào các bác?
Tái bút: Bạn Thanh Tùng viết: "CNXH sinh ra từ trong lòng CNTB, là sản phẩm kết tinh từ sự tranh đấu của các mâu thuẫn trong lòng nó. Tức là yếu tố nội tại là chính yếu chứ ko phải yếu tố ngoại lai", nhưng VN ta phát triển KTTT dưới sự lãnh đạo của Đảng CS theo định hướng XHCN, không có chuyện mâu thuẫn nội tại gay gắt như trong lòng các nước tư bản, vậy chuyển hóa sang XHCN như thế nào? Ấy xin lỗi, tôi lại hỏi ngu ngu như mấy vị trên đây rồi. Thanh Tùng thông cảm nhé.
Ôi dào,có nói mãi cũng vậy thôi.Họ sẽ không bao giờ hiểu .Cho đến khi ta nói đúng cái điều mà họ muốn nghe.Cái họ muốn nghe là:” Cái bọn Cộng Sản ấy có làm cái gì ra hồn đâu.Cho nên chúng mới bày ra cái trò kinh tế thị trường.Mà kinh tế thị trường là Tư Bản ,Cộng Sản làm thế đếch nào được.Cho nên phải hạ bệ bọn Cộng Sản thôi.Để chúng tớ làm cho.Chúng tớ là tay sai của Tư Bản đây.Chúng tớ biết cách làm kinh tế tư bản hơn là bọn CS.Chúng tớ sẽ thay đổi hết.Thay cờ này ,thay người này,nghỉa là sẽ triệt tận gốc bọn CS again.Nếu chúng tớ làm không xong , thì OK, nhượng quyền cho anh nước ngoài nào đó là xong ngay.Gì chứ bán nước thì chúng tớ là chuyên gia đấy.Bán nước dễ như bán rau ấy mà”
Đấy ,nói thế là các ông ấy hiểu ngay lập tức,không thắc mắc théc méc chi nửa.Đúng ý các anh chưa nào.Tôi là tôi biết tỏng các anh muốn gì.Muốn thì cứ tự mơ lấy ,ai cấm các anh mơ nào.Cũng giống như science fiction – khoa học giả tưởng ấy.Nhưng chúng tớ thì có quyền không mơ thế.Như tớ đã nói ở trên,người ta dành chính quyền bằng máu,thì nếu có mất chính quyền cũng bằng máu.Đừng hy vọng lập lại kịch bản Gorbachev-Yeltsin . Chúng tớ có thừa kinh nghiệm việc đó rồi.Đừng mơ dùng nước bọt lật đổ chính quyền.Đừng mơ cái hoa ,hoa gi đó hoặc màu cam màu vàng gì đó nhé.
Đấy tính tôi thế.Có gì cứ thẳng toẹt ra,ỡm ờ ỏng ẹo mãi mất thì giờ.Thì giờ với tớ tính bằng đô la đấy.Tư bản mà.
Cám ơn bác Cu Nỡm. Hy vọng các bạn kia chịu hiểu lờ bác nói (dù nó hoàn toàn dễ hiểu) 😀
Chen vào chuyện của bác Che Chuoi với 2 bạn ptmh63 & Đức Tân GL tí:
Các bác có thấy cái nền bầu trời đầy sao của blog tôi ko? Nếu công trình của Karl Marx – Engels – Lenin chi chít những vấn đề đòi hỏi tri thức như những ngôi sao kia thì cái sở hiểu của tôi về nó may ra thì bằng 1 chấm sao nhỏ. Nhưng tôi cũng xin phép trình bày chút hiểu biết nhỏ nhoi đó thế này:
CNXH ko phải là trào lưu, là "mốt" mà nó là 1 giai đoạn của sự tiến hóa của XH loài người. Các ông mà tôi kể trên đã tìm ra quy luật về sự phát triển của XH loài người và chỉ ra rằng giai đoạn "tiến hóa" tiếp theo của nó là CNXH (hoặc gọi nó bằng cái tên gì cũng được nhưng bản chất của nó là tương tự như Marx đã mô tả CNXH). Sẽ là nhầm lẫn khi cho rằng việc chuyển từ CNTB sang CNXH là 1 cuộc chiến giữa 2 phe (như thời chiến tranh lạnh). CNXH sinh ra từ trong lòng CNTB, là sản phẩm kết tinh từ sự tranh đấu của các mâu thuẫn trong lòng nó. Tức là yếu tố nội tại là chính yếu chứ ko phải yếu tố ngoại lai.
Theo logic như vậy, chính những nước TB phát triển mới là nơi bị chuyển hóa sang CNXH trước những nước lạc hậu. Tuy nhiên, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đó nhưng tổng thể là chỉ có thể làm chậm nó lại chứ ko ngăn nó được. Cũng giống như tuổi già vẫn đến với con người, dù bạn có giàu có đến mức nào, dùng mỹ phẩm, thuốc men hiện đại đến cỡ nào.
Còn vấn đề kinh tế Việt Nam có chuyển qua cnxh được không thì đó không phải là vấn đề của ý chí. Nó phụ thuộc thứ nhất là vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, thứ hai là tình hình thế giới.
Nhưng người Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn giữa hai con đường: để cho hiện thực mù quáng cuốn trôi hoặc là định ra cho mình một đích đến và chờ đợi cơ hội để lái sự phát triển của mình theo đó.
Cách đây hơn 600 năm châu Âu còn chìm trong tăm tối man rợ trong khi châu Á phát triển rực rỡ, một ông vua châu Á cũng có thể làm cỏ cả châu Âu. Lúc ấy người châu Âu hẳn ai cũng hỏi tại sao mình không theo gương người châu Á để trở nên hùng mạnh. Song rõ ràng là nếu họ đi theo con đường ấy thì đã không có châu Âu ngày nay.
Chủ nghĩa tư bản lúc mới ra đời ở châu Âu thì cũng bị truy sát,bị khủng bố tàn bạo, nông dân và quý tộc đều cười nhạo các nhà tư bản. Chắc họ cũng phải hỏi tại sao mình không theo chế độ phong kiến cho an thân, không đầu hàng các nước phong kiến để được an toàn. Song họ đã không làm vậy cho dù bị đi đày sang tận châu Mỹ. Khi cơ hội lịch sử xuất hiện thì chính họ đã xây dựng lên các nước tư bản hùng mạnh ngày nay.
Chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn của lịch sử, song không phải là giai đoạn cuối cùng của lịch sử. Khi con đường đã mới đã xuất hiện mà vẫn cố bám lấy con đường cũ thì chỉ là sự tuyệt vọng. Một dân tộc, một quốc gia mà đánh mất sự sáng suốt, đánh mất hy vọng của mình thì làm gì còn chỗ đứng trong lịch sử?
F. Engels đã viết trong thư gửi Karl Heinzen thế này: Chủ nghĩa cộng sản không phải là một lý thuyết, đó là một phong trào thực tiễn.
Tất cả các mưu đồ chống chủ nghĩa cộng sản đều chơi cái trò ma thuật là biến nó thành lý thuyết để sau đó tuyên bố rằng lý thuyết ấy phản ánh hiện thực đã qua nên đã lỗi thời.
Thôi thì đành chịu là ngu thôi, chứ phán như ông Chè chuối:"tiến lên XHCN kiểu gì thì tôi trả lời ngay:kiểu Marx". Kiểu Marx là kiểu gì nhỉ? lại công hữu hóa toàn bộ tư liệu SX ấy hả? Eo ơi kinh quá.
Nói vui thôi, có mười ông Marx sống lại cũng không trả lời được đâu. Marx làm gì có khái niệm KTTT định hướng XHCN? Đã nói KTTT thì bản chất của nó là tư hữu, lại đi tròng vào cổ cái định hướng vô sản với công hữu làm gì? Nên chỉ nói bừa với nhau kiểu cả vú lấp miêng em, chứ trả lời đàng hoàng sao được???
Chỉ ĐCSVN mới đủ tư cách lãnh đạo đất nước, đó là 1 quá trình thử lửa lâu dài qua các thời kỳ thăng trầm của VN từ cận đại đến nay. Người VN sẽ không bao giờ mạo hiểm để hy sinh nền hoà bình vốn dành được bằng sự hy sinh của hàng triệu đồng bào và mấy chục năm trường kỳ kháng chiến để đổi lấy 1 cái "nếu" viển vông.
ptmmmm ạ! ông sao thế ? Đã trả lời thế mà vẫn không hiểu? Ôi, " Biết nói sao cho em hiểu" , " Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu" . Chịu ! Tìm sách đọc thêm nhé.Đọc lại còm của tớ lần nửa xem sao.Có thể vấn đề này hơi cao nên ông không hiểu chăng. " Thôi thôi về đi cày".
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
@Người Hà nội: Bố không trả lời được thì thôi đi, có ai bắt bẻ "bao nhiêu jăm nữa…" đâu nào?
Cám ơn ông Chè chuối rất chịu khó trả lời, nhưng cuối cùng thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Đừng có so sánh Mỹ, Anh, Tàu, Somali, VN v…v…để làm gì, và tôi cũng không có ý so sánh ở đây đâu. Tôi hỏi lại một lần nữa rất rỏ ràng, ai có hứng thú trao đổi, chỉ giáo giúp thì tập trung vào câu hỏi: cho rằng 10 năm, 20 năm, hay 100 năm nữa …KTTT VN phát triển vượt bậc đi, rồi sao nữa ?Chuyển sang XHCN kiểu gì???
Đơn giản vậy thôi.
Tôi cứ nghe hô hào mãi chuyện kiên định đưa đất nước theo con đường XHCN, trước mắt là phát triển KTTT theo định hướng XHCN, ừ thì phát triển KTTT, tốt thôi, nhưng nói như ông, cuối cùng thì đành phải " chờ mà xem MỶ ,Bắc Âu ra sao" , xây dưng XHCN nó là như thế sao???
Bác chuối kiên nhẫn thật.Em thì đéo có hơi đâu giải thích dài thế.Một phần vì lười,một phần vì người ta có nghe mình đâu.Những đứa bắt bẻ "bao nhiêu jăm nữa…" "thế Mĩ Nhật nóbcungx tiến lên CNXH à…" rõ ràng đéo biết gì về CNXH.Giải thích với nó khác gì dậy thằng mù vật lý thuyết tương đối
(h) Hoan hô bác Che Chuoi!
Thật vinh dự khi blog có thành viên tích cực như bác!!! x-)
Còn như lời của quí ngài ptmmm gì đó nói rằng cần một chính sách xả hội cho mọi người.Nói nghe kêu đấy,nhưng làm thử đi.Những thứ xa xỉ đó chỉ có ở cái chế độ tư bản mà ông đề cập tới ,chỉ tồn tại ở một số nước trên hành tinh này.Đó là cái lổ hổng của các ngài.Khi nói tới Chủ Nghỉa Tư bản là quí vị nghỉ ngay Mỷ.Anh .Pháp ,Đức v..v..Xin nhớ là hiện nay chỉ có 5 nước XHCN trên thế giới còn ngoài ra là các nước tư bản hết.Các vị chỉ săm soi thiên đường tư bản,điều này không xấu,nhưng các vị cố tình bỏ rơi địa ngục tư bản.Ấn Độ này,Philippines này,Pakistan này,Nam Phi này v.v… Các người cố tình tảng lờ đi địa ngục của Chủ Nghỉa Tư bản nơi mà hiện nay trẻ em làm việc cả ngày chỉ có nửa đô la như Ấn Độ.nơi mà một người thợ cơ khí làm cả ngày có ba đô như Srilanka,nơi mà cả nước đi làm ô sin quốc tế như Philippines v.v… Mà họ chưa bao giờ là XHCN đó nhé.Họ là 100% nước tư bản đấy,mà lại có hòa bình nửa.Chưa kể nào là Somalia này,El Salvador này,Liberia nàyTrung Phi này,danh sách cứ dài dằng dặc ấy chứ .Xin nhắc lại là tất cả họ đều nằm trong hệ Tư Bản Chủ Nghỉa chỉ có điều là bên nhánh địa ngục.Các nước ấy là còn lâu mới lên đến CNXH đấy,ắt phải mấy trăm năm ấy chứ.Thế mà cái ông Đầu Gổ kia lại đòi ta nhảy một phát lên CNXH trong có 20 năm là thế nào.Không nhanh thế đâu.Đường trần ai còn lắm gian truân đấy.Chưa kể là trong lý thuyết Marx ,cụ ta không hề tính đến cái bọn cờ ba que ngày đêm chống phá,rồi còn giặc Tầu nửa.Cách nhanh nhất để nhảy lên XHCN là qua Mỷ ở.Nhưng cách này cũng không dễ ,và không rẻ.Nghe nói cái ông Mỷ ấy lấy 50-70 ngàn một visa.Còn đi Canada ,OK,kí quỉ triệu tư.Mà có từng ấy tiền thì ở đâu chả là thiên đàng.
Còn bảo theo kịp các các nước tư bản (nhánh thiên đường,phải nói cho rỏ ) thì các ông mơ ngủ à.Các ông không biết tại sao bọn ấy giàu à.Đừng nói là chúng tự giàu nhé.Chừng nào nước Việt ta thành đế quốc,đem quân đi cướp của các nước khác đem về thì tự khắc đuổi kịp ngay ấy mà.Còn hỏi tiến lên XHCN kiểu gì thì tôi trả lời ngay:kiểu Marx ,các ông ạ.Có kiểu nào khác các ông bảo giúp cho nhé.Các cụ ta bảo:’Khi thương trái ấu cũng tròn,khi ghét bồ hòn cũng méo”.Các ông dùng dằng thế với cái ĐCSVN vì các ông đã lở ghét rồi,vì chúng làm các ông mất quyền lợi gì đó.Có nói nhiều cũng thế thôi.Chỉ cần nhận ra rằng ĐCSVN vẫn đang là một thực thể rất mạnh.Cứ dùng dằng kiểu các ông thì suốt năm cũng chả được gì.Mà người ta dành chính quyền bằng xương bằng máu của hàng triệu triệu người mà nay các ông tưởng chỉ nói suông vài lời,gièm siểm vài câu là lấy lại được chính quyền sao.Tỉnh dậy nhé
A ,cho tớ tham gia với.Tớ cũng đang xem xem VN ta sẽ phát triển theo kiểu gì đây.Nhớ hồi những năm 80’s,mình còn trẻ dại lắm,cứ hóng chuyện các lão già gân thời đó.Nghe bảo rằng”giờ ta quyết tâm lùi một bước ,trở về kinh tế tư bản”.Mình nghỉ các bố nói gì lạ thế.Lùi về tư bản nghỉa là sao?Thế mới đi tìm hiểu và hỏi.Hóa ra là như thế này,Marx nói rằng xả hội loài người được phát triển theo các giai đoạn như:Cộng sản nguyên thủy ,rồi đến … rồi đến…rồi đến Tư bản rồi đến Xả hội chủ nghỉa rồi đến… rồi đến v.v… Nghỉa là nhất thiết phải qua Tư Bản Chủ Nghỉa để tập dượt ,chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như con người để tiến lên Chủ Nghỉa Xả Hội.Nói một cách khác,Chủ Nghỉa Xả Hội là hình thái/trạng thái phát triển tột bực ,kế thừa của Chủ Nghỉa Tư Bản.Chủ Nghỉa Xả Hội là kết quả của một Chủ Nghỉa Tư Bản sau khi đã giải quyết tất cả những mâu thuẫn nội tại mà thành.Đó cũng là nghỉa chính của câu “ Chủ Nghỉa Tư Bản tự đào hố chôn mình”.Còn ở VN ta lúc đó,thì lại không theo “kịch bản” của Marx mà lại cho rằng “ Tiến thẳng lên Chủ Nghỉa Xả Hội, KHÔNG THÔNG QUA Tư Bản Chủ Nghỉa”.Điều này rỏ là sai lầm,rỏ là ngây thơ ,rỏ là ấu trĩ,rỏ là lạc quan tếu,cần phải công nhận thế.Cái sự KHÔNG THÔNG QUA Tư Bản Chủ Nghỉa ấy là đi ngược lại qui luật phát triển xả hội loài người.Rồi cộng thêm chiến tranh với Pôn Pốt,với Tàu,cộng thêm cấm vận Mỹ làm cho kinh tế đất nước xuống gần bằng không.
Trong lúc nguy ngập thế ,các cụ mới lập tức thẩm định lại đường hướng và quyết định “lùi một bước”,trở lại kinh tế tư bản,dùng kinh tế thị trường kích thích sản xuất,tích lũy tư bản,bắt đầu xây dựng lại từ nền tảng .Đó là chính sách mở cửa,mời gọi đầu tư nước ngoài,khuyến khich tư sản nội địa bung ra làm ăn.Cái quyết định đúng đắn ấy nó vẫn còn phát huy đến tận giờ.Có thể sẽ phát huy mãi mãi (nếu giặc Tàu ,giặc phản động để yên cho ta xây dựng đất nước).Điều này cũng góp phần xác định rằng Marx đúng.Không thề nông nỗi hấp tấp được.Phải theo từng bước.Như anh akak47 ,gớm, tên gì mà nghe đánh nhau thế,nói KTTT rồi tiến lên XHCN là đúng đấy chứ.Tại sao cái ông Đức Tân không hiểu nhỉ? KTTT chỉ là một cách nói tránh của kinh tế tư bản đấy mà.Nội cái việc ông xưng Đồ Gổ Đức Tân ở đây cũng là biểu hiện của KTTB đấy thôi.Ông đang quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp của ông đấy mà.Đấy KTTB nó ma mảnh thế.
Rồi ông lại hỏi :phát triển KTTT xong rồi sang kiểu gì thành XHCN ,sau 20-30 năm nửa? Xin thưa ngay rằng 20-30 năm thì nhằm nhò gì.Trăm năm ấy chứ.Ngay cả Mỷ Anh v.v… vẫn còn đang là tư bản đấy thôi.Vẫn chưa giải quyết được những mâu thuẫn nội tại đấy,Vẫn chưa có những chính sách xả hội đồng bộ.Như Mỷ ,giờ này đã có y tế miễn phí đâu.Rồi những cái xả hội ấy sẽ vận động theo hướng phục vụ chung cho mọi người như ta đang thấy ở Bắc Âu,Canada,chẳng hạn.Như chương trình Medicare của Canada là copy từ hệ thống y tế cộng đồng của Liên Xô ngày xưa thêm thắt tí đỉnh thành một mô hình hết sức thành công và hửu dụng.Nói dài dòng thế để cho thấy rằng không chỉ VN mới tiến lên CNXH mà chính các nướctư bản phát triển hiện nay mới tiến nhanh hơn (tất nhiên là theo lý thuyết của Marx).Cho nên lời của ông Tân hỏi rằng sau KTTT vượt bậc thì là gì nửa thì hãy chờ mà xem MỶ ,Bắc Âu ra sao cái đả,xem họ giải quyết mâu thuẫn nội tại của họ ra sao.Còn không sao có thể nói trước được vì nó chưa bao giờ xảy ra mà ,đúng không.(còn tiếp)
@Người Hà nội: Ông có đủ đức tin và mộng mơ thì thôi tùy ông vậy. Còn tôi thì nói thẳng, những câu hỏi của Đưc Tan GL: Chuyển sang XHCN kiểu gì???cho rằng 10 năm, 20 năm nữa…KTTT VN phát triển vượt bậc đi, rồi sao nữa ?Ta tự làm cách mạng lấy ta, hay ta tự giãy chết để chuyển sang CNXH?….thì chấp cả bộ máy lý luận tuyên truyền của đảng cũng không trả lời nổi đâu. Mà người dân VN cũng có đâu quyền lựa chọn ? nên chấp nhứt ông làm gì nhỉ?
Mở mát to ra,căng cả 2 tai ra và lăn lóc ở vỉa hè,đi về Văn Giang….sẽ thấy xã hội hiện nay ra sao,Dân Nga,Đông âu nó ngu nên bỏ XHCN à? Cả Châu Âu lại ngu nốt nên EU có nghị quyết lên án CS.CS giỏi,đẹp,đem hạnh phúc cho dân thế tại sao không du nhập vào được nước Anh? Ở hội nghị Yan ta Thư tướng Anh thách Xit ta lin CNcs vào được ,thực tế ra sao Thanh Tùng?Tại sao sau 75 VN cứ XIN hoài các nước nào là WTO và nay là PTT của bọn "giãy chết",Thôi, còn chạy cuốc xe lấy tiền nuôi con,chứ có lương cao như TT đâu mà viết dài.Chúc TT sẽ là tổng biên tập báo "nhăn răng" và đời chút chít sẽ sống trong chế độ cs.
Ngày xưa con người ko tin rằng một vật nặng hơn không khí có thể bay được.Bây giờ cậu bỏ ra tí tiền là bay cao hơn mây,nhanh hơn chim.Ai cũng như cậu,dùng hiểu biết có hạn để thoả mãn cái đang có lấy đâu ra máy bay.
Trước khi cái máy bay đầu tiên cất cánh,nhiều người "lập dị", "ngu ngốc" đã cố thử.Họ làm những việc ngớ ngẩn lắm,như có ông đeo cánh gỗ lên lưng rồi nhảy từ nóc nhà thờ xuống-tèo.
Xây dựng xh mới cugx thế thôi.Phải có mày mò và sai lầm.Chúng ta thuận lợi hơn vì có anh L/Sô đeo cánh gỗ trước rồi.
@tan123(tên lằng nhằng quá).Tôi trả lời rồi đấy chứ,ấy là đéo trả lời
@ Người Hà nội: Ông vẫn chưa trả lời câu hỏi của Đức Tân GL đấy nhé!
Xây dưng một xã hội mà chỉ bằng niềm tin nó sẽ đẹp hơn, sướng hơn + một mớ lý luận mà thực tiễn cả trăm năm qua bây giờ quay lại con số 0 ??? Giờ thì tôi hiểu vì sao mấy sếp lãnh đạo toàn cho con đi du học các nước tư bản rồi, ít ra cũng còn có cái để học, để sáng mắt ra đó mà
Ví dụ của cậu mới khiên cưỡng.Ko phải lỡ,mà là sự chọn lựa từ đầu,là bà mẹ vất vả đang mang thai mong đứa con sinh ra đẹp hơn,sướng hơn mình.Nhưng ccos những thằng ngu nói với bà rằng: Đẻ làm gì? Đẻ con trai như thằng Luyện,con gái như Phương Uyên thì sao? Phá đi. Nếu cậu là bà ấy cậu trả lời sao.Rằng : Bà úp lồn vào mặt thằng ngu.Bà chọn đẻ nó ra vì nó sẽ sướng hơn,tốt đẹp hơn.
Các cậu luôn mờ mịt.Luôn mồm khen TB và chê CS,nhưng khen TB về An Sinh XH của nó.Ông trẻ ạ,ASXHlaf cái tất yếu phải có trong XHCN,còn với TBCNngwowif ta phải dí dao vào cổ nó mới nhè ra.Khen Tb nhưng toàn đưa giá trị XHCNra để dẫn chứng ư
@Người Hà Nội: Ví dụ như ông thì khiên cưỡng quá, xây dựng CNXH chẳng lẽ giống như gái đĩ lỡ chửa hoang, phải đẻ rồi nuôi, không hình dung nó giống thằng bố nào, cứ nuôi tới đâu thì tới sao?
Với tôi thì tất cả chỉ là lý luận suông và bốc phét. Tôi ủng hộ kinh tế thị trường và một chế độ lãnh đạo tự do, dân chủ,trong sạch cùng với chính sách đảm bảo công bằng xã hội cho mọi người. Là thằng công nhân, tôi chỉ biết cùng làm 16h/ ngày, điều kiện làm việc như nhau… ông chủ nào trả lương cao hơn, chế độ xã hội nào phúc lợi, bảo hiểm tốt hơn… thì tôi ủng hộ nó. Cóc cần biết nó buộc hay không buộc phải xoa dịu gì gì cả. Thằng nào ngon cứ xoa dịu cả đời đi, tôi theo trung thành luôn
Nếu ai hỏi bố mẹ cậu trước khi cậu sinh ra rằng hình dáng tính cách sau này của cậu thế nào?Trả lời:"Tao đéo biết",chắc chắn ko ai mắng bố kẹ cậu là ngu.(Xin lỗi cả nhà,víduj hơi nhạy cảm :p)
Câu hỏi "rồi sao nữa" của cậu tớ đéo trả lời được.Vì trả lời chắc mất mấy ngày gõ-hơi đéo đâu.
Cậu nói "CNTB phát triển về lý luận…" nhưng nó "tự thân" hay bởi áp lực từ CS?Những chính sách cậu quảng cáo chỉ là cái xích với VS mà thôi: Xưa làm 16h/ngày ko đủ ăn,bị VS đập suýt chết mới nhè ra 1 ít để xoa dịu.Bản chất ko thay đổi.
Mình cũng buồn cười cái vụ giảm 1/2 thời gian và tối đa thương vong ấy. Không biết cụ thể cụ Giáp nói câu đó thế nào nhưng mình chỉ thắc mắc là: Ko lẽ cụ Hồ, cụ Giáp nhìn xa trông rộng, biết tài năng của ông Việt lớn đến vậy sao ko gọi ông í (lúc đó đang bên TQ) về? Nói thế hóa ra 1/2 xương máu, tổn thất của chiến dịch ĐBP là do lỗi "nhìn người" của cụ Hồ, cụ Giáp? (lol)
Lỡ chém rồi thì chém luôn: nếu có ông Việt thì bộ đội ta đã không phải kéo pháo và rồi lại kéo pháo ra!!! =))
@akak47: KTTT kiểu VN là giai đoạn tích lũy để lên CNXH à? Chuyện mơ ngủ gì vậy?. Tích lũy vật chất luôn thuộc về các nhà tư sản, quá trình này tích tụ mâu thuẫn đối kháng giai cấp đến một lúc nào đó sẽ dẫn tới cách mạng vô sản để giành chính quyền về tay giai cấp vô sản, sau đó tiến hành công hữu hóa TLSX để chuyển sang phương thức SX XHCN. Ấy mà Mac nói đấy nhé. Nhưng bây giờ đã là sau trăm năm từ khi Mac rời trần thế rồi, CNTB đã tự thân phát triển về cả lý luận và thực tiễn, quan trọng nhất là vấn đề tái phân phối sản phẩm xã hội thông qua các chính sách bảo hiểm, phúc lợi xã hội công bằng…để nâng cao đời sống người lao động, giảm thiểu mâu thuẫn xã hội … Còn VN thì buộc phải phát triển kinh tế thị trường kiểu tư bản sơ khai + độc đảng lãnh đạo( phát triển nóng kiểu vơ vét tài nguyên, thao túng cả chính trị , kinh tế, xã hội,… gây bất công xã hội và tham nhũng nghiêm trọng ), còn khuya mới theo kịp các nước tư bản phát triển, nói gì đến tích lũy? Mà có dư tích lũy thì chuyển sang XHCN kiểu gì? hay cứ định hướng mãi kiểu KTTT + độc đảng lãnh đạo rồi gọi là XHCN à? Ta tự làm cách mạng lấy ta, hay ta tự giãy chết để chuyển sang CNXH? Đúng là chuyện tiếu lâm!
@Người Hà Nội:ông nói những thằng nói KTTT là ko tiến lên CNXH nữa là những thằng ngu. Tôi cũng ngu nên mạo muội hỏi lại ông: VN phát triển theo KTTT, cho rằng 10 năm, 20 năm nữa…phát triển vượt bậc đi, rồi sao nữa hả ông?. Chuyển sang XHCN kiểu gì??? Hy vọng là ông trả lời được, nếu không thì ông mắng ptmh63, nhưng chính ông mới đầu toàn c…. Xin lỗi mọi người nhé.
À quên,tôi quên hỏi anh,chứ anh nói cái thằng "tai sai" nào là nghỉa làm sao? Đấy,bảo người ta là sai chính tả,vui thật.Nhà chính tả học Tư Số Đề cũng đang chứng tỏ khả năng đấy.Cái này người ta bảo rằng là"Chỉ thấy cọng rơm trong mắt người khác mà đếch thèm đếm xỉa đến cái cột nhà trong mắt mình".Thế dưng mà ,tôi chẳng giận anh đâu.Chuyện vặt ấy mà
À quên,tôi quên hỏi anh,chứ anh nói cái thằng "tai sai" nào là nghỉa làm sao? Đấy,bảo người ta là sai chính tả,vui thật.Nhà chính tả học Tư Số Đề cũng đang chứng tỏ khả năng đấy.Cái này người ta bảo rằng là"Chỉ thấy cọng rơm trong mắt người khác mà đếch thèm đếm xỉa đến cái cột nhà trong mắt mình".Thế dưng mà ,tôi chẳng giận anh đâu.Chuyện vặt ấy mà.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Tư số đề này,anh bảo an ninh giỏi vậy làm gì có thằng tay sai nào sống sót à?Có đấy chứ.Đấy là anh đấy thôi.Anh chẳng đang ngồi gỏ bàn phím chiến đấu cho cái bọn tay sai đấy à?.Như anh bảo ,ừ ta cần thay đổi,mà thay đổi ra sao thì anh chả biết quái gì.Ngay cả thay đổi bằng cái gì anh cũng chả biết nốt.Cứ ỡm ờ thế có khác chi gà què ăn quẩn cối xay không nào?Rỏ ràng là anh không muốn xây dựng,chỉ muốn nói lấy được để góp tiếng nói cùng bọn phá hoại.Tôi thừa biết cái "thay đổi"của anh ngụ ý gì.Ngay từ đầu tôi đã biết anh thuộc loại nào qua cái giọng điệu ấy.Tôi biết anh cũng cùng nhóm với bọn chống cộng đấy ,đừng giả vờ.Nếu chống cộng thì cứ nói thẳng ra,ta dễ bề làm việc với nhau.Chứ còn giả vờ "em chả,em chả"thế thì xấu lắm,không phải là người quân tử.Mà không phải người quân tử thì ta đây không thèm nói chuyện.Hơn nửa không chỉ là quân tử ,mà còn là quân tử có hiểu biết kia,thì mới dễ dàng trao đổi về chuyện trọng đại như "thay đổi",như đảng này ,đảng nọ,như kinh tế thị trường,như XHCN ..v.v.. và ..v.v…Chuyện đại sự mà ,đâu thể nói vài câu giống như đang ngồi vỉa hè hay cạnh phông tên nước được.Còn nói về thay đổi,như tôi đã nói khi trước ,Dr. Tư Số Đề nên đi khám mắt coi chừng bị mắt lé,chỉ có mắt lé mới không nhìn thẳng được vào vấn đề là̀̀ ĐCSVN đã thay đổi rất nhiều rồi đấy.Nhất là về truyền thông,tự do ngôn luận.Thử tưởng tượng xem,cở năm 1980"s chẳng hạn,cở như Tư Số Đề làm sao mà lên đây đòi "thay đổi"này nọ được phải không?Rồi nào là Đầu Gỗ Đít Teo,ptmh63 v.v…lên blog phán bất kể quân thần,không cần lo rằng thiên hạ đang nhận ra rằng ta đây hơi bị "không biết gì hết".Và cũng chỉ vì thay đổi quá mức nên tôi ,lão già này,phải lên Đôi Mắt mà trình bày quan điểm của mình vì các trang của nhà nước như Thanh Niên ,Người Lao Động,Tuổi Trẻ,Đất Việt v.v…Ôi chao,đếm không xuể,không thèm đăng ý kiến "trái chiều"của lão già khốn khổ,"cực đoan" này.Họ chỉ dành đăng ý kiến "thuận chiều "của BBC,SBTN,RFA và các còm sỉ "rân chủ"."Giả sử" họ đăng ý kiến tôi thì đừng hòng mà chú Tư gặp tôi trên blog nhá.Tôi là chỉ chơi với dòng chính thống thôi đấy. Thế đấy,anh bảo không thay đổi là thế nào?Dù gì đi nửa tôi cũng biết tỏng cái "thay đổi"của anh là gì rồi.Anh muốn đem "đảng" cờ ba que về đây chứ gì?Ỡm ờ mãi,thôi mà, đừng dảy nảy như ta đây còn "gin",nghe hơi là biết nạ dòng rồi,chú Tư ạ.
Các cụ cũ kỹ già lão này đúng là thừa nhiệt huyết, thiếu thông tin. Các cụ Bôxít cũng vậy, các cụ ấy dốt nát, lạc hậu và chậm tiêu đến nỗi không hiểu các cụ nói bậy điều gì thì với thời buổI Google ngày nay chỉ cần vài phút bấm bấm gõ gõ là các mấy lời chụp mũ và xuyên tạc và lý sự cùn của các cụ bị vạch trần ra hết.
Hóa ra các cụ vô tình cho người dân và giới trẻ thấy cái ngu dốt lỗi thời của lũ phản động và góp phần nâng cao nhận thức chính trị của người dân, hay. Hay là các cụ là CS nằm vùng chưa biết chừng. 😀 Tôi nghĩ cụ tác giả bài "góp ý" này đúng là thừa nhiệt huyết – thiếu thông tin. Nhắm mắt nhắm mũi nói bậy phán bạ làm cho bọn trẻ cười cho.
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen tôi vững vàng chính trị" là do họ tự nhận tự phong chứ có bằng chứng nào vụ này không? Thí dụ các bài viết hay bài nói chuyện nào đó còn được ghi lại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ai đó là "vững vàng chính trị" không? Tôi cũng hóng hớt nội bộ nhiều nhưng chưa bao giờ nghe vụ này. Đúng là "cáo già mượn oai hùm lão"!
Ở bên Mỹ mới có chuyện tranh giành đảng này với đảng kia, tức là chọn lấy 1 trong 2 đảng do bọn tư bản tài phiệt da trắng lập ra
Ở VN bầu cử không phải là chọn lấy đảng này hay đảng kia mà là chọn người có tài có đức (trong 88 triệu dân) làm đại diện cho mình (không liên quan gì đến chuyện đảng hay không đảng).
Hơn nữa, cái quan trọng nhất là luật pháp VN quy định thế nào. Dân chủ không có nghĩa là phải làm đúng như bọn Mỹ nó phán, dân chủ là phải làm đúng theo luật pháp VN.
Quyền dân chủ của nhân dân VN là ở chỗ: Nhân dân VN bầu ra Quốc Hội, QH lập ra hiến pháp và pháp luật, bất cứ ai trên lãnh thổ VN đều phải tuân theo, kể cả thượng đế, nếu ông ta đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam.