Đức Thọ là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống nổi tiếng của Hoan Châu. Đặc biệt là ở xã Tùng Ảnh, nơi “hứng trọn” hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu – Ngàn Phố, nên đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho đất nước mà tiêu biểu là các anh hùng chống ngoại xâm như Phan Đình Phùng, Trần Phú,..

Do đó, việc vùng đất này tiếp tục sản sinh ra các nhân tài cho đất nước là một điều hiển nhiên đáng trân trọng và tự hào./p>

Theo thống kê của địa phương thì từ năm 2014 đến nay, sau 8 năm, số cán bộ sĩ quan cấp tướng là con em, dâu rể quê hương Đức Thọ đang công tác và nghỉ hưu đã tăng từ 34 người (2014) lên 56 người (44 tướng quân đội, 12 tướng công an – năm 2022). Vị chi là mức tăng tương đương 2,75 tướng / năm! Đây là một con số phải nói là “khổng lồ” đối với một đơn vị hành chính cấp huyện khi so sánh với con số tầm 50 “tướng quân” mà cả nước ta có trong suốt 30 năm Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ! Đặc biệt, theo báo chí địa phương thì trong số 8 tướng lĩnh là con rể của quê hương Đức Thọ thì có đến 2 vị là Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng! Đó là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (chắc tính mối quan hệ theo quê ngoại của bà Nguyễn Thị Quang Thái) và Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Như vậy có đến 2 trên tổng số 8 vị Bộ trưởng Quốc phòng của nước CHXHCN VN từ trước cho đến nay, là rể “quê choa” (25%). Thật đáng ngưỡng
mộ! [Các thí chủ theo binh nghiệp nên biết kiếm vợ ở đâu rồi đấy! Hehe…]

Chính vì quá nhiều “nhân kiệt” như vậy, việc các vị tướng (nhất là khi đã hưu trí) có nhu cầu gặp gỡ, giao lưu, cùng mưu tính giúp đỡ quê hương phát triển là điều rất bình thường và hợp đạo lý. Có điều bần đạo thấy cái tên gọi “Hội tướng lĩnh” nó sao ấy! Nghe nó rất “quan cách”, “quân phiệt”, vô hồn và bất hợp lý. “Hội” thường để chỉ một nhóm người có chung một mối quan tâm, sở thích, mục đích và cái tên của hội sẽ nhằm chỉ sự quan tâm, mục đích, sở thích đó. Ví dụ như Hội nhà văn thì người ta biết là trong hội này gồm những người hoạt động sáng tác,dịch thuật và phê bình văn học.. Còn “tướng lĩnh” thì sao? Đó là một cấp bậc trong lực lượng vũ trang mà người quan nhân được Tổ chức ghi nhận chứ nó không phải là một nghề nghiệp, một sở thích,… như những gì mà người ta thường dùng để lập Hội. Cũng kiểu như chả ai lại đi lập cái gọi là “Hội giám đốc”, “Hội chủ tịch” cả! Đó là chưa kể nếu “nâng quan điểm” thì danh xưng “Hội tướng lĩnh” còn gợi người ta nhớ về thời quân phiệt của chế độ Sài Gòn khi những “Hội đồng tướng lãnh”, “Hội đồng quân lực”, “Hội đồng quân nhân” đảo chính Nguyễn Đình Diệm.

<

Lãnh đạo huyện Đức Thọ tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ 2022-2027
Lãnh đạo huyện Đức Thọ tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ 2022-2027

Cho nên, theo quan điểm của bần đạo, để cái tên khỏi “phản tác dụng” thì “Hội Tướng lĩnh” nên đổi thành “Câu lạc bộ Người làm tướng” chẳng hạn. Cùng là “tướng” nhưng “Người làm tướng” nó khác hẳn cái cụm từ “tướng lĩnh” bởi có chữ “Người” – “Nhân”. Người là chủ thể, tướng chỉ là một chức vị. Bản thân người trong hội sẽ nhìn vào đó mà không ngừng trau dồi thêm “Đạo làm tướng”, thế hệ trẻ quê hương còn nhìn vào đó mà tìm đến để học hỏi sao để trở thành “Người làm tướng” và người ngoài nhìn vào thì cũng cảm thấy sự gần gũi, tin tưởng. Niềm tự hào, niềm vinh dự mà không khéo thể hiện thì cũng dễ trở thành “lố”. Cũng như nước bến Tam Soa hai dòng, uống phải dòng trong thì thành “nhân kiệt” còn lỡ nhầm dòng đục thì lại hóa “nhân tai” (như Hoàng Cao Khải, Cù Huy Hà Vũ, Osin San Hô… chẳng hạn… He..he…).

ĐẠO SĨ CHĂN GÀ

© Đạo Sĩ Chăn Gà

😍😍Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời bần đạo một ly cà phê nhé!😍😍